Công nghệ mô phỏng số DKS - Giải pháp trong giáo dục nghề nghiệp và là tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục
CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG SỐ DKS - GlẢl PHÁP CHO ÐÀO TẠO NGHỀ
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học và tạo đột phá về chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ðể chung tay cùng các trường dạy nghề giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng giảng dạy bằng phương thức số hóa, mô hình học liệu, trong nhiều năm qua CEO Phan Thành Dũng, Công ty đầu tư phát triển công nghệ số DKS - một kỹ sư ngành cơ tin học đã say mê nghiên cứu và đưa ra các mô hình được đánh giá là khá hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại nhiều trường dạy nghề trong vùng.
Chàng trai đam mê với công nghệ mô phỏng
Với nhiều trường dạy nghề, các giáo viên và học viên không còn lạ lẫm với anh Phan Thành Dũng. Ðã từ rất nhiều năm nay anh thường xuyên gắn bó, tìm hiểu và cùng tháo gỡ khó khăn trong công tác dạy và học tập, nhằm hỗ trợ xây dựng phương pháp học tập mới theo hướng gắn đào tạo lý thuyết với việc thực hành thông qua các hệ thống mô phỏng với các công nghệ, mô hình hóa, các bài toán mang tính hệ thống nhu hệ thống điện, điện tử, khí nén... Ðể có thể xử lý được tất cả các dạng bài tập, sơ đồ, mô hình, thiết bị trên thực tế một cách tự động hóa mà không giới hạn về độ lớn và số lượng phần tử, các mô-đun do anh thiết kế có các chức năng xử lý, giúp học viên có thể thiết kế, tính toán, thử nghiệm, giải các bài tập bất kỳ không giới hạn, không sợ sai trước khi đưa vào thực hành hoặc ứng dụng thực tế. Từ một người yêu thích các mô hình trực quan, tới nay, Phan Thành Dũng đã có cho mình khá nhiều mô-đun hỗ trợ công tác dạy nghề.
Anh Phan Thành Dũng - CEO Công ty đầu tư phát triển công nghệ số DKS.
Khi được hỏi về quá trình khởi nghiệp, anh Dũng chia sẻ: “Ngành mô phỏng ảo mình tiếp cận đầu tiên là năm 2003. Ðó là thời điểm mình làm các đề tài về robot, trong đó cần sử dụng các ứng dụng mô phỏng. Quá trình thực hiện, mình thấy rằng có những công nghệ rất hay mà tại sao lại không ra mở rộng cho những người khác có thể cùng thực hiện. Cơ duyên đến vào năm 2006, khi mình bắt đầu khởi nghiệp về thiết bị giáo dục (Các thiết bị trong lĩnh vực dạy nghề). Trong quá trình tiếp xúc học viên, mình thấy rằng học mà chỉ nói miệng hoặc sử dụng thao tác thủ công thì học sinh không thể ghi nhớ được hoặc cực kỳ khó khăn..”.
Ðể xây dựng và số hóa các mô hình theo từng mô đun đào tạo các ngành nghề, Phan Thành Dũng đã cùng các cộng sự đi sâu nghiên cứu các mô hình tiên tiến trên thế giới, đồng thời bắt tay cùng với các cơ sở đào tạo, tìm hiểu thực tế để cho ra đời những mô hình phù hợp, không chỉ đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo mà còn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực sau khi ra trường. Ðiều này đã “thuyết phục” được nhiều trường dạy nghề.
Thầy Nguyễn Công Thông - Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghệ Việt-Hàn (Bắc Giang) cho biết: “Các hệ thống mô phỏng hiện có của trường đều là hệ thống sản xuất linh hoạt, do các công ty Việt Nam thiết kế xây dựng, trong đó có rất nhiều hệ thống của DKS. Mỗi hệ thống đều có sự tham khảo và tương tác một cách hiệu quả giữa đội ngũ cán bộ, nhà giáo của nhà trường với đội ngũ kỹ thuật viên xây dựng. Vì thế, các hệ thống đều mang tính thực tiễn”.
Còn thầy Ðồng Văn Ngọc-Hiệu trưởng trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội (HCEM) chia sẻ: “Ðể định hướng nghề cho sinh viên, chúng tôi phân tích nhu cầu của doanh nghiệp. Với mỗi nhu cầu doanh nghiệp thì phần mềm phải đáp ứng được trước hết là chương trình đào tạo của nhà trường với mục tiêu đào tạo chính của trường là cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, phần mềm khi xây dựng thiết kế, chúng tôi cùng với đơn vị thực hiện phải trao đổi rất kỹ nhằm đưa ra phần mềm phù hợp, đủ điều kiện để sinh viên không bị bỡ ngỡ. Các hệ thống, phần mềm của DKS đã giúp chúng tôi hiện thực hóa điều này”. Và những mô hình được số hoá của Phan Thành Dũng đã giúp chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, học viên đã thoát khỏi tình trạng học chay hoặc học trên các thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi ra trường..
Sự ra đời của các mô đun số hóa mô hình bài giảng, từ lý thuyết cho đến thực hành, các mô đun của Phan Thành Dũng đã đến được với rất nhiều những cơ sở dạy nghề và tạo ra những cách tiếp cận mới, làm thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng số hóa hiện đại, giúp cho học viên được học và thực hành ngay tại trường, tiết kiệm nhiều chi phí mua sắm thiết bị giảng dạy và luôn được đảm bảo cập nhật kiến thức, phù hợp với sự thay đổi công nghệ trên thực tế. Các cơ sở đào tạo nghề ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng nguồn nhân lực.
Anh Phan Thành Dũng phân tích thêm: “Trong xã hội mà giáo dục nghề nghiệp hay bất cứ nền tảng giáo dục nào thì đều có hai phần không thể thiếu là kiến thức và kỹ năng. Trong kỹ năng lại có hai phần là kỹ năng về lao động và kỹ năng về tu duy. Công nghệ mô phỏng của DKS chính là tạo ra kỹ năng, đây là một hệ sinh thái với hai mục tiêu: mục tiêu định tính là giúp cho kiến thức được tiếp thu dễ dàng và mục tiêu định lượng là giúp cho con người có thể tạo ra kỹ năng tư duy để ứng dụng vào cuộc sống một cách là nhanh nhất. Hệ thống mô phỏng hóa, diễn tả các nguyên lý, cấu tạo của các thiết bị, máy móc, hoạt động của các sự vật, hiện tượng một cách trực quan và được mô tả cụ thể khiến việc học trở nên dễ dàng, dễ quan sát, dễ hiểu kể cả những kiến thức phức tạp và trừu tượng”.
Hiệu ứng của người trong cuộc
Với các sinh viên, cũng có những nhận định rất tích cực. Sinh viên Bùi Công Vinh (trường Cao đẳng nghề Việt-Hàn) cho biết: “Với những mô hình thực tế do DKS thiết kế, chúng em cảm thấy hứng thú, kích thích học tập hơn và giúp em có kỹ năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Sau khi được học thông qua mô hình của DKS, chúng em sẽ không bị bỡ ngỡ khi tiếp cận thực tiễn”. Còn sinh viên Lê Minh Khoa (trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội) nhận xét: “Khi được áp dụng các công nghệ như này, em cảm thấy hiểu hơn về kỹ thuật và công nghệ trong ngành học của mình. Em cũng hiểu chuyên sâu về nguyên lý và kết cấu qua những thiết bị điện tử”.
Công nghệ tương tác 3D cho phép giáo viên, học viên có thể quan sát theo dõi và thao tác lên các sự vật hiện tượng trong môi trường 3D ảo, giải quyết được các bài toán thực tế như bóc tách, đấu nối, lắp ráp, chẩn đoán, sửa chữa một cách trực quan, đa dạng các thiết bị, bài tập mà không cần đầu tư thiết bị thực tế với chi phí rất lớn. Các dữ liệu được nghiên cứu, mô tả một cách logic dễ hiểu, giải quyết từng vấn đề giúp cho học viên và giáo viên có nhiều cách nhìn và hiểu vấn đề đó.
Thầy Nguyễn Văn Giang (Phó Trưởng Khoa Ðiện-Ðiện tử, Cao đẳng nghề Việt-Hàn), có nhiều năm giảng dạy nghề đánh giá: “Việc thay đổi chương trình cũng như các trang thiết bị phục vụ đào tạo có ý nghĩa rất lớn cho công tác đào tạo, đặc biệt là trong dạy nghề. Thứ nhất, giúp cho người thầy cũng nhu Là các sinh viên, học sinh, người học tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt người thầy phải cập nhật để đào tạo cho sinh viên, nâng cao năng lực thực hành của sinh viên để sinh viên ra trường tiếp nhận được công việc một cách nhanh nhất. Thứ hai, các bạn sinh viên sau khi được học qua mô hình mô phỏng sẽ nắm bắt thực tế với dây chuyền sản xuất thật, đó đã được thực hành thực tập nên có thể làm được ngay”.
Việc thúc đẩy chuyển đổi số thông qua gắn lý thuyết với thực hành mô phỏng đã và đang góp phần thay đổi vị thế của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong xã hội cũng như nâng cao chất Lượng nguồn nhân lực. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường lao động. Cũng chính từ hoạt động chuyển đổi số trong các trường nghề mà chất Lượng đào tạo ngày càng được nâng cao vươn tầm quốc tế.
Về hiệu quả cụ thể, thầy Ðồng Văn Ngọc tự hào nói: “Tháng 4/2021, sinh viên của trường chúng tôi dự thi kỹ năng nghề châu Á-Thái Bình Dương. Tại kỳ thi kỹ năng này có rất nhiều nước có nền công nghiệp hiện đại tham gia nhu Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore...nhung sinh viên Việt Nam tự hào đã giành huy chương vàng tại kỳ thi quốc tế này. Ðây là một giải thưởng rất danh giá, do vậy việc đạt giải cao thông qua chuyển đổi số của đại diện một cơ sở giáo dục nghề nghiệp như nhà trường, với tư cách đại diện Việt Nam đã khẳng định sự bắt nhịp kịp với các nước, ít nhất là trong khu vực châu Á”.
Ông Dũng và các thành viên trong công ty chụp ảnh lưu niệm sau khi nhận Giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Ðất Việt.
Ðể tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia cho rằng, các cơ sở đào tạo kết nối với doanh nghiệp sẽ giúp người học được tiếp xúc với công việc thực tế ngay khi còn đang học, giúp người học hiểu biết rõ hơn về công việc thực tế. Ðiều này giúp người học tập trung vào các nội dung học quan trọng để nâng cao năng lực của chính mình, phục vụ tốt công việc trong tương lai.
Kết quả ứng dụng công nghệ số hóa mô hình đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã bước đầu áp dụng nhiều công nghệ học liệu số trong việc dạy và học. Việc ra đời của những công nghệ số hóa mô hình đào tạo của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và các mô đun đào tạo của CEO Phan Thành Dũng nói riêng đã và đang đem lại những hiệu quả kinh tế rất thiết thực.
Trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, sự đóng góp của các nhà khoa học và doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam sẽ và tiếp tục là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo và giảm chi phí trong đào tạo.
Về hướng phát triển công nghệ mô phỏng trong thời gian tới, thầy Nguyễn Công Thông cho biết: “Chúng tôi tập trung vào lựa chọn một số công nghệ trọng điểm, lĩnh vực mũi nhọn để đầu tư các hệ thống phòng thực hành, mô phỏng, điều này giúp cho việc giảm chi phí đào tạo rất nhiều. Song song với đó, nhà trường tăng cường các hoạt động liên kết doanh nghiệp để sau khi các em đã thực tập trên hệ thống mô phỏng thì đến thực tập tại các doanh nghiệp với các hệ thống có cấu trúc tương tự để củng cố kỹ năng thực tế. Ðối với nhà trường, chúng tôi thấy rằng, chi phí để đào tạo một em sinh viên với mục tiêu đảm bảo yêu cầu chất lượng thị trường không tăng, đây là thành công lớn nhất”.
Trong khi đó, thầy Ðồng Văn Ngọc chia sẻ: “Chúng tôi đã đầu tư gần đầy đủ tất cả các nghề có hệ thống mô phỏng, trong đó có những nghề mua hệ thống mô phỏng của nước ngoài rất là đắt tiền. Tuy nhiên có 2 hệ thống mô phỏng hóa mà chúng tôi mua là phòng học nghề công nghệ ôtô và phòng học mô phỏng hóa nghề điện công nghiệp. Khi mua của doanh nghiệp trong nước, chúng tôi thấy có 4 ưu điểm chính: (1) Ngôn ngữ đã được Việt hóa; (2) Thân thiện với cách học tập của người Việt; (3) Giá thành cạnh tranh và cuối cùng là dịch vụ sau bán hàng phù hợp”. Thực tế cho thấy, nếu sử dụng các công nghệ mô phỏng được nghiên cứu và sản xuất trong nước thì việc dạy và học cũng sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp cận công nghệ, đồng thời giảm đáng kể chi phí khi không phải nhập khẩu công nghệ.
Với những kết quả đạt được trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng số hóa mô hình ứng dụng trong giảng dạy nghề nghiệp, trong tương lai Phan Thành Dũng mong muốn tiếp tục nghiên cứu xây dựng những mô đun mới hơn nữa, đáp ứng yêu cầu dạy và học của các cơ sở dạy nghề. Ðồng thời tiến tới xây dựng kho học số, đóng góp nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Anh cũng đang cố gắng để phát triển một kho học liệu số cho toàn xã hội để người dân có thể truy cập vào học bất cứ lúc nào.
Năm 2023, giải thưởng “Nhân tài Ðất Việt” lĩnh vực Công nghệ số đã vinh danh giải nhất và duy nhất cho Công ty TNHH Ðầu tu Phát triển công nghệ điện tử tự động hóa DKS của Phan Thành Dũng với sản phẩm “Phần mềm số hóa và mô phỏng DKS - SlNOVA”. Giải thưởng là sự ghi nhận và khẳng định hướng đi đúng của anh Dũng và các cộng sự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan và đại diện lãnh đạo VNPT
trao giải Nhất cho nhóm tác giả đến từ Công ty DKS.
Với nền tảng công nghệ mô hình số hóa do Phan Thành Dũng cùng các cộng sự xây dựng, gồm từ quản lý, đánh giá học tập đến mô phỏng nhiều ngành nghề. Tất cả dữ liệu được phát triển trên điện toán đám mây để lưu trữ, giúp người học có thể truy cập, tải xuống và tải lên các dữ liệu giảng dạy của nhà trường, cá nhân và cộng đồng có thể chia sẻ, không gian học tập không bị giới hạn, người học có thể học bất cứ đâu, đặc biệt phù hợp với điều kiện dịch bệnh phức tạp.
Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số, ngoài việc đảm bảo chất lượng đối với việc dạy học trực tuyến, kết hợp triển khai đánh giá kết quả học tập, đánh giá kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường số, hình thành nên một nền tảng số, giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho dữ liệu tài nguyên số dùng chung, phục vụ cho hoạt động dạy và học. Những thiết bị mô phòng của Phan Thành Dũng là một viên gạch quý để xây nền kho học liệu số này./.
Theo Bản tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 8/2024
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia