KỶ NIỆM 130 NĂM DANH NHÂN HỒ CHÍ MINH (19-5-1890 – 19-5-2020)
TƯ TƯỞNG KINH TẾ MỞ CỦA BÁC HỒ
Nguyễn Tấn Tuấn
Giành được chính quyền năm 1945, nhân dân ta mong muốn phần đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh. Nhưng các thế lực thực dân xâm lược không dễ dàng chấp nhận thất bại. Ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở làng Vạn Phúc (Hà Động quyết định cuộc kháng chiến trong cả nước. Bác Hồ kêu gọi đồng bào toàn quốc: “Chúng ta thề hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.
Mở đầu cuộc kháng chiến là các trận đánh trong các thành phố, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội. Lực lượng binh lính và vũ khí của địch hơn hẳn ta, nhưng chúng không khuất phục nổi những chiến sĩ tự vệ quả cảm. Những trận đánh ở Bắc Bộ phủ, Nhà Đấu Xảo, phố Hà Trung, Đồn Hàng Trống, chợ Đồng Xuân... là nổi bật tinh thần chiến đấu gan dạ của bộ đội và tự vệ thủ đô. Với tình cảm thương yêu, Bác Hồ gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô, khen ngợi, động viên: “Các em là đội cảm tử, các em cảm tử cho tổ quốc quyết sinh”. Để bảo toàn lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài, sau thời gian gần 2 tháng gian chân và tiêu hao một phần sinh lực địch, đêm 17 tháng 12 năm 1947, Trung Đoàn Thủ Đô bí mật rút khỏi thành phố an toàn.
Ngày 20/2/1947, Bác Hồ nói chuyện với cán bộ Thanh Hóa, tiếp đó gặp gỡ các đại biểu nhân sĩ trí thức, phú hào. Thực tế cho thấy rằng tính từ thời điểm ấy, dân tộc ta phải trải qua gần 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc đầy gian khổ hy sinh, hết chống thực dân Pháp lại chống Đế quốc Mỹ xâm lược mới hoàn thành cơ bản sự nghiệp này, thu giang sơn về một mối. Lại đi tiếp cuộc trường chinh chống đói nghèo lạc hậu để thực hiện ý chí Việt Nam vươn lên: “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Lại gần 30 năm nửa mới giành được những thành tựu quan trọng bước đầu. Vậy mà cái ngày 20/2/1947 ấy, mới sau “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” chỉ có 61 ngày, Bác Hồ đã nhìn thấy con đường phấn đấu cho nhân dân của một Đảng cầm quyền.
Ngày 20/2/1947, với cán bộ, nhân sĩ, trí thức và phú hào tỉnh Thanh Hóa, Bác nói về kháng chiến, kiến quốc, về làm người cán bộ của dân, của Đảng. Về vai trò của cán bộ, Bác nói: “Cán bộ là những người đem chính sách của Chính Phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Bác nhấn mạnh cán bộ đối với mình, đối với dân, đối với đoàn thể phải có đức tính gì, đối với đồng chí, đối với công việc phải thế nào. Về nhiệm vụ kháng chiến, vừa kiến quốc Bác chỉ ra công việc rất cụ thể: “Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải Chính Phủ bỏ 10-15 triệu để mở lò máy, làm cái này, cái khác. Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân”. Cũng trong dịp về thăm Thanh Hóa tháng 2/1947, Bác Hồ viết một tài liệu được công bố dưới tiêu đề “Thanh Hóa kiểu mẫu”:
1. Mục đích làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đòan kết, yêu nước.
2. Cách làm: đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân
Không phải chính phủ xuất tiền ra làm. Chính Phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động... kế hoạch địa phương có thể tự hành được, cứ giúp cho đồng bào làm giàu.
(Theo tư liệu Hồ Chí Minh)