Phương án phân vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030
Hiện nay, nước ta được phân thành sáu vùng kinh tế - xã hội gồm: (1) Vùng trung du và miền núi phía bắc (14 tỉnh), bao gồm tiểu vùng Đông Bắc (10 tỉnh là Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang) và Tiểu vùng Tây Bắc (gồm 4 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điên Biên, Lai Châu). (2).Vùng đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố); (3) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (14 tỉnh, thành phố); (4)Vùng Tây Nguyên (05 tỉnh); (5) Vùng Đông Nam Bộ (06 tỉnh, thành phố) và (6) Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).
Triển khai Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất các phương án phân vùng giai đoạn 2021 – 2030. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ hai phương án phân vùng.
1. Phương án 1
* Giữ nguyên hai Vùng:
(1) Đồng bằng sông Hồng và (2) Đồng bằng sông Cửu Long;
* Tách Vùng trung du và miền núi phía bắc hiện tại thành 02 vùng: (3) Vùng Đông Bắc và (4)Tây Bắc;
* Tách Vùng duyên hải miền trung hiện tại thành 2 vùng: (5) Bắc Trung Bộ và (6)Nam Trung Bộ (tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào vùng Nam Trung Bộ), điều chỉnh một tỉnh (Bình Thuận) sang Vùng Đông Nam Bộ và gộp bốn tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) vào Vùng Nam Trung Bộ.
* (7) Vùng Đông Nam Bộ mới: được hình thành trên cơ sở vùng Đông Nam Bộ hiện nay và bổ sung thêm hai tỉnh là Lâm Đồng và Bình Thuận.
Minh hoạ phân vùng theo Phương án 1.
2. Phương án 2 được đa số các Bộ, ngành địa phương đồng thuận, đó là tách Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung thành hai vùng: Vùng Bắc Trung Bộ và Vùng Nam Trung Bộ (tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Vùng Bắc Trung Bộ); mở rộng Vùng đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Nếu phân vùng theo Phương án 2, Vùng miền núi phía bắc gồm 10 tỉnh; Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ gồm 15 tỉnh (Mở rộng thêm bốn tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang từ vùng TD&MNPB hiện nay); Vùng Bắc Trung Bộ gồm năm tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế; Vùng Nam Trung Bộ gồm tám tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận; các Vùng: Tây Nguyên (năm tỉnh), Đông Nam Bộ (sáu tỉnh, thành phố) và Vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) vẫn giữ nguyên như hiện nay.

Minh hoạ Phương án 2, được đa số Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia ủng hộ.
Hoàn thiện phương án trình Chính phủ quyết định
Theo chỉ đạo củaChính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các ý kiến của các bộ ngành, các địa phương để hoàn thiện Báo cáo trình Chính phủ quyết định về phương án phân vùng.
3. Lịch sử phân vùng miền núi phía Bắc
Lịch sử phân vùng của vùng miền núi phía Bắc biến động nhiều nhất.
- Giai đoạn Vùng Đông Bắc và vùng Đông Bắc riêng biệt. Năm 1986,nước ta được quy hoạch thành 8 vùng kinh tế: Đông bắc (11 tỉnh); Tây Bắc (3 tỉnh); Đồng bằng sông Hồng (11); Bắc trung bộ (6 tỉnh); Duyên hải Nam Trung bộ (6 tỉnh); Tây Nguyên (4 tỉnh); Đông Nam bộ (8 tỉnh, Thành phố); Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh).3 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc làLai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
Quyết định Số 712-TTg ngày30/8/1997của Thủ tướng chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996 – 2010, cũng tiếp tục xác định gồm 3 tỉnh(Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu), nay là 4 tỉnh do Lai Châu tách thành 02 tỉnh Lai Châu, Điện Biên.
- Giai đoạn vùng TD&MNPB
Năm 2001,Nhà nước điều chỉnh quy hoạch các vùng, chuyển từ 8 vùng kinh tế thành 6 vùng kinh tế xã hội là:vùngTrung du - Miền núi phía Bắc(TD - MNPB)(15 tỉnh); vùng đồng bằng sông Hồng (12 tỉnh, thành phố); vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (14 tỉnh, thành phố); vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); vùng Đông Nam Bộ (8 tỉnh, TP); vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).
Trong đó, vùngTD - MNPBgồm 02 tiểu vùng:Đông Bắc(11 tỉnh):Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, và Quảng Ninh).Tây Bắc(3 tỉnh:Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình;đến tháng 1/2004 tăng thêm 01 tỉnh, thành 4 tỉnh, do Lai châu tách thành 02 tỉnh Lai Châu và Điện Biên).
- Điều chỉnh vùng TD&MNPB
Nghị địnhsố 92/2006 ngày07/9/2006của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng đã khẳng định lại 6 vùng kinh tế xã hội. Có 01 chi tiết rất đáng chú ý là, Nghị định (Điều 15), đã điều chỉnh Tỉnh Quảng Ninh từ vùng TD&MN Bắc bộ về thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng. Cũng có nghĩa, Tiểu vùng Đông Bắc còn 10 tỉnh, không có tỉnh Quảng Ninh như trước.
Gần đây nhất, Quyết định Số 1064/QĐ-TTg ngày8/7/2013của Thủ tướng chính phủphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và miền núi phía bắc đến năm 2020,thì vùng Trung du vàmiềnnúi vẫn xác định có 02tiểuvùng:Tiểu vùng Tây Bắcgồm 4 tỉnh:Hòa bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.CònTiểu vùng Đông bắcgồm các tỉnh còn lại (Lào Cai, Yên bái, Cao bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang).
Quyết định số 1095/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/8/2016 của Bộ LĐTBXH công bố tỷ lệ hộ nghèo các vùng, các tỉnh năm 2016, thì vùng Tây Bắc cũng gồm 4 tỉnhHòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
- Dự kiến vùng miền núi phía Bắc giai đoạn 2021-2030
Hoặc chuyển hai tiểu vùngĐông Bắc và Tây Bắc thành hai vùng lớn (Mối vùng 7 tỉnh như phương án 1).
Hoặc chuyển vùng TD&MNPB thành vùng miền núi phía bắc (10 tỉnh), còn 4 tỉnh (Thái nguyên,Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang)đưa vào vùng mới gọi là vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ (phương án 2).
Theo tổng hợp ý kiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến nay, Phương án 1 được một Bộ và bốn địa phương ủng hộ; Phương án 2 được 10/14 Bộ, ngành và 49/59 địa phương ủng hộ.
Phan Đức (Sưu tầm, tổng hợp) Nguồn báo nhân dân điện tử nhandandientu; susta.vn