MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỈ TIÊU KINH TẾ -XÃ HỘI CẤP TỈNH
CVCC Phan Đức Ngữ
Biểu đồ minh họa: congnghiepmoitruong.vn
Hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh ở đây được hiểu là: (1) hệ thống các chỉ tiêu thuộc danh mục thống kê được Nhà nước quy định; (2) hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm được ghi trong nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, nghị quyết cấp ủy và (3) hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm được ghi trong nghị quyết HĐND cấp tỉnh.
Năm 2015, Ban Kinh tế Trung ương cùng tổ chức Ngân hàng thế giới tổ chức hội thảo khoa học, có nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cùng dự, đã nhận xét, đại ý: Bên cạnh tiến bộ, kết quả đạt được, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, trong đó đáng kể nhất là thiếu các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng; chưa phân định rõ ràng giữa chỉ tiêu định hướng chung và chỉ tiêu nhiệm vụ, chỉ tiêu tổng hợp với chỉ tiêu phát triển ngành, chỉ tiêukết quả với chỉ tiêu phân tích, đánh giá...Một số chỉ tiêu phương pháp tính giữa Trung ương và địa phương chưa thống nhất dẫn đến sự không nhất quán về số liệu.Bên cạnh đó, phương pháp tính một số chỉ tiêu chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, làm hạn chế khả năng so sánh chỉ tiêu của quốc gia với các quốc gia khác. Một số chỉ tiêu khó có thể thu thập số liệu, việc tính toán thiếu khả thi hoặc còn mang tính hình thức. Hầu hết các chỉ tiêu do cơ quan thống kê công bố sau thời gian báo cáo của cơ quan kế hoạch. Số liệu ước tính, số liệu sơ bộ và số liệu chính thức một số chỉ tiêu có lúc còn chênh lệch lớn. (VnEconomy, 24/6/2015).
Liên hệ với cấp tỉnh, tình hình còn đáng quan tâm hơn.
1. Khái quát chung
Qua khảo sát các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, nhiệm kỳ 2020-2025 và trong nghị quyết HĐND các tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2015-2020, 2021-2025 và một số năm cụ thể, đối chiếu với danh mục chỉ tiêuthống kê cấp tỉnh, thấy nổi lên một số vấn đề như sau:
Hệ thống đảng, tỉnh ít nhất 11-15 chỉ tiêu, tỉnh trung bình 16-19 chỉ tiêu, tỉnh cao 20-24 chỉ tiêu; cơ cấu giữa các nhóm cũng khác nhau, tỉnh nhiều chỉ tiêu kinh tế hơn, tỉnh nhiều chỉ tiêu xã hội hơn. Hệ thống nhà nước cơ bản cũng như hệ thống đảng, số lượng chỉ tiêu nhiều hay ít hơn chủ yếu là do tách hoặc nhóm chỉ tiêu vào với nhau.
Về giá trị chỉ tiêu giữa hai hệ thống, đa số các tỉnhhoàn toàn thống nhất. Nhưng có tỉnh thì có một số chỉ tiêu bên nhà nước cao hơn bên Đảng (ví dụ tỉnh Lào Cai). Ngược lạicó tỉnh có một số chỉ tiêu bên Nhà nước thấp hơn bên Đảng (như tỉnh Bắc Kạn). Cá biệt, trong cùng một vùng, có tỉnh bên đảng có chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng, nhưng bên Nhà nước không có (như Phú Thọ). Ngược lại, có tỉnh bên Đảng không có, bên Nhà nước lại có chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng (như Bắc Giang)
Hệ thống chỉ tiêu giữa hai nhiệm kỳ 2016-2020 và 2021-2025 của các tỉnh cơ bản không thay đổi nhiều. Nhưng có một số tỉnh (một trong hai hệ thống Đảng, Nhà nước hoặc cả hai) có bổ sung một số chỉ tiêu quan trọng (chỉ tiêu về giáo dục, lệ che phủ rừng, năng suất lao động xã hội, tuổi thọ...). Hệ thống thống kê cấp tỉnh và hệ thống Đảng, Nhà nước cấp tỉnh cơ bản giống nhau về các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu, nhưng vẫn có sự khác biệt về khá nhiều chỉ tiêu quan trọng. Về một số chỉ tiêu cụ thể, hệ thống thống kê có số liệu hàng năm về Doanh nghiệp, HTX, vốn đầu tư/GRDP, năng suất lao động xã hội, Doanh thu CNTT, Thu nhập dân cư, Nhà ở, Tỷ lệ học sinh đi học các cấp, Số năm đi học bình quân, Tuổi thọ dân số... Nhưng hệ thống đảng, chính quyền ở cấp địa phương rất ít dùng... Ngược lại, có một số chỉ tiêu không có trong danh mục thống thống kê, nhưng trong hệ thống đảng, chính quyền lại có, như: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ xã đạt chuẩn về y tế; Tỷ lệ gia đình và đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa... Hệ thống thống kê xếp chỉ tiêu tỷ lệ hộ nông thôn dùng nước hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ đô thị dùng nước sạch vào nhóm mức sống, trong khi đó, hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội xếp vào nhóm chỉ tiêu môi trường...; hệ thống thống kê thống kê tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, còn hệ thống kinh tế -xã hội tính tỷ lệ đào tạo chung có bằng cấp và không có bằng cấp, chênh nhau giữa hai hệ thống đến 3-4 lần, nhưng có tỉnh tách tỷ lệ có bằng cấp, và có tỉnh không tách, hoặc lúc tách, lúc không... Hệ thống thống kê quy định GRDP/người tính theo VNĐ và USD, nhưng rất ít tỉnh tính theo USD. Hay hệ thống thống kê tính toán tỷ lệ hộ nghèo theo từng năm, còn hệ thống đảng, chính quyền lại tính theo mức giảm bình quân/năm. Đáng chú ý là tỷ lệ hộ nghèo giữahệ thống chính quyền (cấp tỉnh và Bộ LĐTB&XH) và Tổng cục Thống kê có sự chênh lệch, nhất là đối với các tỉnh miền núi. Ví dụ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của một số tỉnh do Bộ LĐTB&XH thẩm định, công bố thấp hơn công bố của Tổng cục Thống kê như sau: Lai Châu 14,47%, Sơn La12,12%,Yên Bái 7,96%, Lào Cai 7,20%, Kon Tum 11,71%, Gia Lai 11, 02%... Chênh lệch như vậy là rất lớn, tính ra năm là 5-10 năm.
Vệ độ tin cậy của giá trị các chỉ tiêu, bài này không đi sâu. Trước đây, số liệu GRDP các tỉnh tính toán và GDP toàn quốc có sự chênh lệch lớn 1,8-2 lần, từ năm 2017 đến nay, Tổng cục Thống kê tính toán và công bố cho từng tỉnh nên đã giảm thấp sự chênh lệch, còn trên dưới 10%.Hiện nay, vẫn có sự mâu thuẫn đáng kể giữa hệ thống thống kê cấp quốc gia hay số liệu điều tra chuyên đề và số liệu kinh tế xã hội của địa phương. Như số liệu về số doanh nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp chứng chỉ, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp... Có tỉnh tỷ lệ lao động có bằng cấp theo Tổng cục Thống kê là dưới 15% (2019) nhưng số liệu của tỉnh là trên 25% (mỗi năm tăng bình quân 0,4%, thì chênh lệch 25 năm). Có tỉnh tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp theo số liều điều tra của Uỷ ban Dân tộc là trên 85% (2019), thì số liệu của tỉnh là 60% (mỗi năm giảm bình quân 1% thì chênh nhau tới 25 năm). Đơn vị đo lường có một số trường hợp các tỉnh dùng khác nhau nên không thể so sánh được, như kim ngạch xuất khẩu và giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu; doanh thu và thu nhập trên 1 đơn vị canh tác đất nông nghiệp; Doanh nghiệp đăng ký lũy kế và doanh nghiệp thực tế hoạt động; tỷ lệ che phủ rừng có tính và không tính cây công nghiệp và cây ăn quả... Có chỉ tiêu chưa phản ánh đầy đủ bản chất vấn đề. Ví dụ, về chỉ tiêu thu ngân sách, tất cả các tỉnh đều chỉ sử dụng chỉ tiêu giá trị tuyệt đối. Vấn đề là,có khi tỉnh A có giá trị tuyệt đối thu ngân sách trên địa bàn lớn hơn tỉnh B, nhưng tỷ lệ tự cân đối lại thấp hơn đáng kể. Thế nhưng chỉ tiêu tỷ lệ tự cân dối ngân sách lại không có trong danh mục thống kê và các tỉnh cũng né tránh, khôngsử dụng. Hay tỷ chỉ tiêu lệ tốt nghiệp THPT ngành thống kê và các tỉnh dùng là tỷ lệ tốt nghiệp do kết quả thi và điểm học bạ, đương đối đồng đều, tới 95-99%. Trong khi tỷ lệ tốt nghiệp tính theo điểm thi lại thấp và có sự phân hóa rất sâu giữa các tỉnh, 20-70%, lại chưa được khai thác sử dụng để đánh giá thực chất chất lượng dạy và học của các tỉnh.
Số liệu kết quả thực hiện các chỉ tiêu của cấp tỉnh (cả hệ thống đảng và chính quyền) chủ yếu là của ngành thống kê, đồng thời có cả số liệu chuyên ngành. Có số liệu chính thức, có số liệu ước thực hiện, có số liệu sơ bộ. Nhưng văn bản của cấp tỉnh rất ít khi chú thích rõ nguồn. Khi đã có số liệu chính thức thì chỉ có ngành thống kê là điều chỉnh, còn văn bản của cấp tỉnh chưa có hình thức điều chỉnh. Các cơ quan truyền thông và cơ quan tuyên truyền ở địa phương thường không quan tâm phân biệtkết quả ước, sơ bộ hay chính thức. Trong các báo cáo sơ kết, tổng kết nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các tỉnh chỉ đánh giá mức độ thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, rất ít tỉnh sử dụng các chỉ tiêu phân tích, không so sánh với mặt bằng chung cả nước và trong vùng, nên không biết được độ doãng cách được thu hẹp hay tăng lên. Hay nguồn vốn đầu tư xã hội chỉ đánh giá tăng trưởng giá trị tuyệt đối và chỉ so với chỉ tiêu kế hoạch mà không so sánh với GRDP. Thu ngân sách cũng chỉ tính so với chi tiêu và tăng trưởng giá trị tuyệt đối mà khôngso với GRDP và tỷ lệ tự cân đối... Đánh giá như vậy là chưa sâu và chưa phản ánh được nhiều chất lượng tăng trưởng.
2. Các chỉ tiêu giống nhau và khác nhau giữa các tỉnh
Nhiệm kỳ 2016-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025, các tỉnh cơ bản giống nhau về các chỉ tiêu cơ bản, nhưng nhiều chỉ tiêu chuyên ngành sắc thái khác nhau.
Nhóm chỉ tiêu cơ bản giống nhau |
Nhóm chỉ tiêu khác nhau |
1. Kinh tế. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP; GDP/người; Cơ cấu kinh tế; Vốn đầu tư; Thu ngân sách. |
- Nhóm chỉ tiêu cây con chủ lực, sản lượng lương thực, thu nhập/ha canh tác, sản phẩm OCOP, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ: tỉnh có, tỉnh không - Nhóm Chỉ tiêu năng suất lao động xã hội, Chỉ tiêu thu ngân sách/GRD.Rất ít tỉnh có - Chỉ tiêu xuất nhập khẩu. Các tỉnh dùng giá trị kim ngạch xuất/nhập khẩu. Cá biệt có tỉnh dùng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu (quy ra USD) |
2. Xã hội. Tỷ lệ đô thị hóa; Tỷ lệ LĐNN; Tỷ lệ lao động qua đào tạo; Tỷ lệ hộ nghèo, Tỷ lệ bác sĩ; Giường bệnh/vạn dân; Số xã đạt chuẩn nông thôn mới. |
- Chỉ tiêu HDI. Hầu hết cáctỉnh không có. Rất ít tỉnh có. - Chỉ tiêu về giáo dục. Đa số tỉnh có, một số tỉnh tỉnh không có. - Chỉ tiêu tuổi thọ. Đa số không có, một số tỉnh có. - Chỉ tiêu gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa (thôn bản, tổ khu phố, cơ quan, trường học.... Nhiều tỉnhcó, nhiều tỉnh khác chỉ có chỉ tiêu đơn vị văn hóa hoặc gia đình văn hóa. - Chỉ tiêu giảm tệ nạn ma túy. Không có tỉnh nào có |
3. Môi trường. Các chỉ tiêu nước sạch, nước hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải; Tỷ lệ che phủ rừng.
|
- Nước sạch/nước hợp vệ sinh; Đa số các tỉnh là chỉ tiêu hộ sử dụng nước sạch/nước hợp vệ sinh. Có một số tỉnh là tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước sạch/hợp vệ sinh. - Thu gom và xử lý chất thải. Các tỉnh cơ bản giống nhhu, nhưng có tỉnhtách, có tỉnh gộp các nhóm chất thải với nhau. Cá biệt có tỉnh có chỉ tiêu riêng về thu gom xử lý chất thải thông thường và chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải độc hại. -Tỷ lệ che phủ rừng. Các tỉnh cơ bản giống nhau. Cá biệt có tỉnh nhiệm kỳ trước không có, nhiệm kỳ này đã bổ sung. Sử dụng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả để tính vào tỷ lệ che phủ rừng một số tỉnh vận dụng khác nhau. |
4. Lĩnh vực nội chính và cải cải cách hành chính |
- Chỉ tiêu tuyển quân, chỉ tiêu điều tra, xét xử các vụ án hình sự, chỉ tiêu giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại, phát giác, trình báo, Chỉ số CCHC (Par index), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Một số tỉnh có,đa số không có. |
5. Thứ hạng phát triển. |
- Chỉ tiêu thứ hạng phát triển trong cả nước hoặc trong vùng (thuộc diện trung bình, khá, hay thuộc tốp dẫn đầu). Khá nhiều tỉnh có, nhiều tỉnh không có. Trong số tỉnh có, tiêu chí để xét và phương pháp đánh giá, xếp hạng chưa thật rõ và cũng khác nhau. |
IV. KHUYẾN NGHỊ
1. Cần quy định và hướng dẫn thực hiện thống nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội cấp tỉnh
Thực tế các tỉnh thực hiện còn khác nhau lớn về số lượng, cơ cấu, nội hàm các chỉ tiêu, nguyên tắc xác định và hệ quy chiếuđánh giá, quan hệ giữa hệ thống chỉ tiêu thống kê và chỉ tiêu kế hoạch, giữa chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn, giữa các chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu đặc thù... Dẫn đến mâu thuẫn giữa số liệu của ngành thống kê, số liệu chuyên ngành với số liệu địa phương, rất khó so sánh giữa các địa phương.
Để khắc phục tình trạng trên, hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương cần được Trung ương quy định và hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ, nênthống nhất các chỉ tiêu cơ bản, nội dung và đơn vị đo lường, còn các chỉ tiêu đặc thù thì do địa phương xác định. Khuyến khích, hướng dẫn các địa phương sử dụng các chỉ tiêu phân tích để đánh giá sâu hơn các kết quả phát triển kinh tế xã hội. Hội đồng nhân dân tỉnh và đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh cần xem xét để kiến nghị với cấp có thẩm quyền ở Trung ương tổ chức giám sát và tổ chức hội thảo khoa học. Tỉnh ủy các tỉnh cũng nên xem xét để kiến nghị với Ban Bí thư và Bộ Chính trị trong hệ thống Đảng.
2. Các tỉnh chủ động hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
2.1. Cần thống nhất hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội
Hệ thống chỉ tiêu nhà nước và hệ thống chỉ tiêu của cấp ủy đảng, nhất là về các chỉ tiêu cơ bản, chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu kết quả cuối cùng. Việc xác định lại hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nên theo các nguyên tắc.
(1). Chỉ tiêu định hướng vĩ mô, không can thiệp, áp đạt về sản xuất kinh doanh; (2) Chủ yếu là chỉ tiêu tổng hợp, giảm thiểu chỉ tiêu ngành; (2) Chủ yếu là chỉ tiêu kết quả, giảm thiểu chỉ tiêu phân tích; (3) Chỉ tiêu thuộc hệ thống thống kê cấp tỉnh, hoặc thuộc các cuộc điều tra định kỳ đến các tỉnh; (4).Hình thức thể hiện chỉ tiêu là kết hợp giữa giá trị tuyệt đối và tỷ lệ(%); chỉ tiêu nào bằng tiền, cơ cấu hoặc tốc độ tăng, giảm thì phải thực hiện theo giáhiện hành hay giá so sánh đã được nhà nước quy định.
2.2. Tham khảo Trung ương, các tỉnh xem xét bổ sung một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
- Kinh tế:Bổ sung các chỉ tiêu: (1) Phát triển doanh nghiệp;. (2) Năng suất lao động xã hội; (3). Tỷ lệ đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế; (4) Chỉ tiêu doanh thu hoặc GRDP của công nghệ nghệ thông tin, tới đây là chỉ tiêu kinh tế số. Riêng Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu (hoặc Xuất/nhập khẩu), các tỉnh có thể sử dụng thêm chỉ tiêu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, nhưng không bỏ và không thay thế chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu.
- Xã hội:Bổ sung các chỉ tiêu.(1) Giáo dục: Tỷ lệ học sinh đi học cấp phổ thông; Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH gồm tỷ lệ chung và tỷ lệ theo điểm thi. (2) Chỉ tiêu HDI (trước mắt, có thể tính theo định kỳ 5 năm, tiến tới tính theo hàng năm); (3) Thu nhập thực tế của dân cư; (4) Tuổi thọ dân cư; (5) Chỉ tiêu văn hóa: Gồm Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa và Tỷ lệ đơn vị (bản, tổ khu phố, cơ quan, trường học, bệnh viện...) đạt chuẩn văn hóa. (6) Chỉ tiêu giảm tệ nạn xã hội, nhất là giảm tỷ lệ người nghiện ma túy.
- Nội chính: Nên thống nhất sử dụng chỉ tiêu các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn an ninh trật tự, có thể có thêm chỉ tiêu tỷ lệ giải quyết đơn thư.
- Môi trường:(1) Nênchuyển chỉ tiêu sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh vào nhóm chỉ tiêu mức sống dân cư (để thống nhất với hệ thống chỉ tiêu ngành thống kê).(2). Bổ sung chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải độc hại, chất thải y tế theo quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường cấp tỉnh.
- Quản trị hành chính:Nên thống nhất bổ sungChỉ số cải cách hành chính CCHC hoặc CCHC và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (Papi)
2.3. Tham khảo, vận dụng chỉ tiêu toàn quốc và chỉ tiêu của ngành thống kê để bổ sung các chỉ tiêu phân tích trong báo cáo kinh tế -xã hội hàng năm và 5 năm
a) Cơ cấu GRDP:
(1) (Công nghiệp+ Dịchvụ)/GRDP.( Sử dụng cả 3 chỉ số công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp thì rất khó so sánh với cả nước và các tỉnh; (2) Công nghiệp chế biến, chế tạo/GRDP (Chỉ số phản ánh mức độ công nghiệp hóa ).
b) Vốn đầu tư. (1)Vốn nhà nước/ngoài nhà nước; (2) Vốn đầu tư/GRDP; (3) Hệ số Icor.
c) Độ mở của nền kinh tế: Hệ số XNK/GRDP.
d) Thu ngân sách trên địa bàn:(1) TNS/GRDP; (2) Tỷ lệ tự cân đối.
e) Dư nợ tín dụng/GRDP.
h) Mức sống dân cư: (1) Thu nhập dân cư; (2) Tỵ lệ hộ có nhà ở theo cấp nhà và diện tích.
3. Hệ quy chiếu phân tích đánh giá
Các tỉnh mới dùng một hệ quy chiếu nội bộ để đánh giá, so sánh kết quả thực hiện với chỉ tiêu đề ra. Có khi một chỉ tiêu đánh giá nội bộ thì tăng trưởng, nhưng so với mặt bằng chung của cả nước và vùng thì lại giảm sút. Tốt nhất là khi đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu cần so sánh với mặt bằng chung của cả nước và vùng. Thậm chí, khi xác định chỉ tiêu cũng cần có sự so sánh. Những chỉ tiêu nào đang thấp so với mặt bằng chung thì cần đặc biệt quan tâm.
4. Sử dụng số liệu. (1) Ngành Thống kê là cơ quan chịu trách nhiệm chính phát ngôn về các số liệu. Các tỉnh cần thống nhất sử dụng số liệu của ngành thống kê, tránh gây sức ép để ngành điều chỉnh, tăng, giảm số liệu. Trừ trường hợp hệ thống ngành thống kê không có số liệu mới lấy số liệu chuyên ngành. (2) Thống nhất nội hàm số liệu với cả nước. (Ví dụ, số liệu doanh nghiệp là doanh nghiệp đăng ký lũy kế hay doanh nghiệp đang hoạt động; Tỷ lệ che phủ rừng tính hay không tính cây công nghiệp, cây ăn quả...). (3) Báo cáo của cấp ủy hay chính quyền cần chú thích rõ nguồn và cần thiết thì có so sánh với một số nguồn khác (nguồn của Tổng cục Thống kê, các bộ chuyên ngành, Ủy ban Dân tộc...); (4) Sau khi có số liệu chính thức mà ngành thống kê đã điều chỉnh thì báo cáo của cấp ủy và chính quyền tỉnh: trường hợp số liệu cơ bản có sự chênh lệch đáng kể với số liệu ước tính hay sơ bộ đã sử dụng thì nên có thông báo công khai. Còn bản điện tử thì nên chú thích sự điều chỉnh chi tiết; (5) Nâng cao hơn sự chính xác của số liệu dự ước và số liệu sơ bộ, thu hẹp sự khác biệt với số liệu chínhthức cũng là vấn đề cần được quan tâm.
5. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung về số liệu kinh tế xã hội cấp tỉnh
Trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có nhiều chỉ tiêu cấp quốc gia và cấp tỉnh đều có, nhưng nhiều chỉ tiêu cấp quốc gia có mà cấp tỉnh không có. Các tỉnh thì tỉnh đưa lên mạng, tỉnh thì không. Những tỉnh đưa lên thì hệ thống chỉ tiêu không thống nhất nên khó so sánh. Nên xây dựng cơ sở dữ liệu chung (ở Tổng cục Thống kê) về số liệu kinh tế -xã hội cấp tỉnh, thống nhất hệ thống chỉ tiêu theo quy định của Nhà nước (cả về danh mục chỉ tiêu, nội hàm và đơn vị đo lường).
Tài liệu tham khảo chính:
1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII; Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố và nghị quyết HĐND các tỉnh, thành phố. Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội XIV, XV Đảng bộ tỉnh Sơn La, Nghị quyết HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, 2021-2025. Nghi quyết đại hội đảng bộ các huyện, thành phố trong tỉnh.(Tra cứu thuvienphapluat.vn và khai thác trực tiếp).
2. Nghị quyết Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, 2016-2020 và hàng năm 2017, 2018, 2019, 2020.
3. Chỉ thị số 16/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.Công văn 4538/2019/BKHĐT ngày 03/7/2019 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.
5. Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm và niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh (gso.gov.vn,sonla.gov.vn); Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam, sách trắng HTX Việt Nam (TTWTO VCCI); Báo cáo chỉ số CCHC (.moha.gov.vn); Báo cáo chỉ số PCI (picivietnam.vn), Chỉ số Papi.org.vn.
6. Ngô Trang. Chỉ tiêu kinh tế xã hội còn nhiều bất cập.VnEconomy, 24/6/2015. Bài viết về hội thảo khoa học "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội", do Ban Kinh tế TW tổ chức ngày 23/6/2015.
7. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia. Phụ lục, Luật thống kê 2015. Hệ thống thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Quyết định 54/2016/QĐ-TTg.
8. Hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm. Nguồn Bộ KH&ĐT. Chinhphu.vn
9. Một số vấn đề về hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội cấp tỉnh; Một số phân tích về phát triển kinh tế của Sơn La hiện nay.(Bản tin Trí thức với KH&CN, Susta.vn). Ý kiến tham gia về dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và Phản ánh tình hình chỉ tiêu và số liệu Kinh tế xã hội cấp huyện của tác giả với Thường trực Tỉnh ủy.
10. Một số chỉ tiêu KT11. Quyết định số 576/QĐ-LĐTBXH ngày18tháng5năm2021của Bộ trưởng BộLaođộng-Thươngbinhvà Xã hội) về việc công bố kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2020.
12. Báo cáo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2020 do Tổng cục thống kê,Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 29/4/2021.
13. XH tương lai của thành phố. hidshochiminhcity.gov.vn.