Lợi ích kép từ việc trồng
xen cây mắc ca trong nương cà phê
Trồng Mắc ca xen cây cà phê đang mang lại lợi ích kép cho người dân, giảm
thiểu tác động của nắng nóng, hạn chế thiệt hại do sương muối, giá rét gây ra, giúp
cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt, sau một thời gian người trồng
cà phê có thêm nguồn thu không nhỏ từ khai thác cây trồng xen. Việc trồng cây
tạo bóng mát cho cà phê mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng hiện tại cũng
mới chỉ được trồng với diện tích nhỏ, còn lại phần lớn diện tích cà phê trong
dân vẫn chưa được thực hiện, nguyên nhân chủ yếu là do người dân sợ các loại
cây che bóng sẽ tranh chấp chất dinh dưỡng với cây cà phê. Hoặc một số hộ
dân lại trồng một số cây ăn quả (bưởi, cam, quýt, chanh, mận, mơ,...) làm bóng
mát cho cà phê bởi tán nhỏ, sâu, bệnh hại nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây cà phê.
Mô hình trồng mắc ca xen cà phê chăm sóc năm thứ 2 tại
xã Muổi Nọi,
huyện Thuận Châu sinh trưởng và phát triển tốt
Xuất phát từ thực trạng
trên, bằng nguồn ngân sách Khuyến nông Trung ương, mô hình “Xây dựng mô hình
trồng thâm canh cây mắc ca bằng giống tiến bộ kỹ thuật (A16, A38, QN1, OC, 246)
tại vùng Tây Bắc” giai đoạn 2021-2023” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
phối hợp với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương Mại và Đầu Tư Phú Thịnh thực
hiện, quy mô 56 havà được triển khai trong 3 năm (từ 2021- 2023). Mô
hình cây mắc ca được trồng xen trong diện tích nương cà phê tại
xã Bản Lầm và Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, quy mô năm 2021 là
14 ha, với 19 hộ tham gia. Năm 2022 là 21 ha,
với 38 hộ tham gia tại xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn và xã Phổng
Lăng, huyện Thuận Châu.
Sau hơn 2 năm triển
khai, thực hiện, hiện nay sinh trưởng và phát triển tốt, cụ thể: cây trồng năm
2021: Tỷ lệ sống đạt 96%. Chiều cao cây trung bình 1,7-1,9 m, đường kính gốc
trung bình 2,3-2,5cm, cây không bị sâu bệnh hại. Mô hình trồng mới năm 2022:
tỷ lệ sống đạt 98%, không xuất hiện sâu bệnh, đánh giá bước đầu phù hợp
với điều kiện khí hậu và sản xuất tại địa phương, đường kính
gốc trung bình từ 1,2-1,5cm, chiều cao trung bình 1,1-1,2 m. Đồng
thời Trung tâm Khuyến nông Đã tổ chức được 03 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng thâm canh cây mắc
ca cho 60 lượt nông dân tham gia mô hình, 02 lớp tập huấn ngoài mô hình cho 66
lượt nông dân tham dự. Hỗ trợ thành lập và ra mắt 03 tổ hợp tác sản xuất mắc ca
tại các bản: Có Tình, xã Chiềng Kheo, bản Sẳng Sang, xã Muổi Nọi và bản Lăng
Nọi, xã Phổng Lăng. Xây dựng và phổ biến quy chế hoạt động, ký hợp đồng liên
kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân, hỗ trợ thành lập 03 tổ hợp tác sản xuất mắc
ca tại các bản: Có Tình, xã Chiềng Kheo; bản Sẳng Sang, xã Muổi Nọi và bản Lăng
Nọi xã Phổng Lăng. Việc trồng xen mắc ca giúp vườn cà phê hạn
chế cỏ dại, tăng độ ẩm cho cà phê, góp phần giúp cà
phê tăng năng suất. Năm nay cà phê được giá bán cao nên các hộ tham gia mô
hình rất phấn khởi.

Cán
bộ kỹ thuật hướng dẫn hộ dân tham gia mô hình chăm sóc cây Mắc-ca
Theo các chuyên gia, cà phê là cây
ưa ánh sáng tán xạ, tuy nhiên việc sản xuất cà phê Sơn La phần lớn người dân
chưa áp dụng biện pháp trồng cây che bóng. Trong khi tác động của biến đổi khí
hậu, về mùa hè trên địa bàn tỉnh thường xuyên xuất hiện các đợt nắng nóng có
nhiệt độ từ 36-380C, hoặc có nơi lên đến 38-390C. Do đó,
trồng các loại cây bóng cho cây cà phê vừa tạo độ râm mát, đồng thời vẫn đảm
bảo ánh sáng cho cây sinh trưởng là giải pháp tối ưu. Hơn nữa qua triển khai
một số mô hình trồng xên cây mắc ca trong vườn cà phê của Trung tâm Khuyến nông
Sơn La triển khai thực hiện các năm qua cho thấy: Năng suất cà phê thường cao
hơn từ 15-25% so với những nương cà phê không có cây che bóng. Do vậy, ngành
nông nghiệp tỉnh Sơn La đã khuyến khích các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê
cần phổ biến và nhân rộng các mô hình trồng xen cây mắcca trong các vườn cà phê
để không những mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích mà còn
có tác dụng phòng hộ cho vườn cà phê; đồng thời giảm thiểu lượng nước tưới trong
mùa khô, tái cân bằng tự nhiên, điều tiết và ổn định năng suất cà phê.
Sơn La là một tỉnh
có nhiều tiềm năng để phát triển cây cà phê, trong những năm qua cây cà phê đã
đóng góp quan trọng trong chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân, chương trình phát
triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Sơn La được đẩy mạnh theo hướng mở rộng quy
mô diện tích hợp lý ở những vùng có điều kiện; tập trung cho đầu tư thâm canh
tăng năng suất, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, góp
phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giúp Sơn
La vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững./.
Minh Nguyệt#