GDP/GRDP và thu nhập
CVCC Phan Đức Ngữ
Ở nước ta, GDP (Tổng sản phẩm trong nước), GRDP (Tổng sản phẩm trong tỉnh), được biết đến khá phổ biến. GDP và GRDP bình quân đầu người cũng vậy, nhưng hay bị hiểu nhầm là thu nhập. Thực tế thì nước ta còn có chỉ tiêu GNI (Tổng thu nhập quốc gia), Chỉ tiêu thu nhập dân cư, nhưng ít được biết đến hơn. Quốc tế thì có cả ba chỉ tiêu GDP, GNI và GNP (Tổng sản phẩm quốc gia). Ký hiệu viết tắt từ tiếng Anh. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu ở tầm quốc của các chỉ tiêu đều gia và tầm địa phương rất khác nhau.
Bài viết này nghiên cứu, khái quát ở tầm kiến thức phổ thông, có liên hệ thực tế vận dụng ở địa phương, có đưa ra một số bàn luận.
1. GDP/GRDP và các chỉ tiêu liên quan
Tổng sản phẩm trong nước GDP còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.Đây là giá trị tăng thêm của sản xuất và dịch vụ do người trong nước và người nước ngoài làm ra trong phạm vi một nước trong thời gian 01 năm. (Người ở đây là gọi chung cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân). Còn GNP thì ngược lại, là giá trị tăng thêm của sản xuất và dịch vụ do người cùng một nước (Cùng quốc tịch) làm ra trong nước và ở nước ngoài. GNI cũng giống như GNP, nhưng phải trừ đi khấu hao và các loại thuế gián thu (Thuế đưa vào giá hàng hóa, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...), nên được gọi là tổng thu nhập quốc gia (Hay tổng thu nhập quốc dân). Có thể hiểu, GDP thiên về đánh giá sản xuất trong nước, GNP đánh giá thiên về sỡ hữu quốc gia, còn GNI thiên về đánh giá thu nhập quốc gia (Khác với thu nhập dân cư). Hiện nay, hệ thống tài khoản quốc gia sử dụng GDP và GNI, còn GNP là để nghiên cứu. Các nước chủ yếu là tính GDP và GNI, còn quốc tế tính cả ba chỉ tiêu (Thêm chỉ tiêu GNP). Quốc tế tính GDP và GNI vừa theo quy mô vừa theo bình quân đầu người và cũng chỉ xếp hạng các quốc gia hai chỉ tiêu này. Còn GNP chỉ tính quy mô và không được xếp hạng các quốc gia. Riêng Việt Nam trên tài khoản quốc gia của ngành thống kê, GDP được thể hiện cả quy mô và bình quân đầu người, còn GNI thì chỉ được thể hiện quy mô, không thể hiện bình quân đầu người.
GNP, GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP ở mức độ nào là tùy chênh lệch thu nhập của người trong nước kiếm được ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài kiếm được ở trong nước. GNI là tổng thu nhập quốc gia, dành để liên hệ ở phần thu nhập tiếp theo. Ở đây liên hệ so sánh tổng sản phẩm quốc gia GNP với tổng sản phẩm quốc nội GDP. Ví dụ, năm 2018 (Khi chưa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch covid-19). Tính toán theo số liệu quốc tế thì Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc... GNP và GDP cơ bản tương đương. Việt Nam thì GNP thấp hơn GDP trên 6%, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Singapor GDP thấp hơn hơn 5-7%. Ngược lại, Nhật bản thì GNP cao hơn tới 13%.
Quốc tế và phần lớn các nước chỉ tính GDP ở tầm quốc gia. Nhưng một số nước như Trung quốc, Thái Lan, Việt Nam... tính cả cấp cấp tỉnh, gọi là GRDP. Ở Việt Nam, trước năm 2011, cấp tỉnh cũng gọi là GDP, sau đó chuyển sang gọi theo quốc tế là GRDP. Trước năm 2017, các tỉnh, thành phố tự tính toán và công bố GRDP, do tính toán có mặt hạn chế kèm theo bệnh thành tích và áp lực từ phía địa phương, nên số liệu thống kê GRDP của 63 tỉnh, thành phố cao gấp 1,8-2 lần GDP cả nước; Trong khi kinh tế cả nước tăng trưởng 5-7% thì các tỉnh tăng 9-20%. Từ năm 2017 đến nay, Tổng cục Thống kê thống nhất thẩm định, chỉnh lý và công bố GRDP cấp tỉnh, sự chênh lệch giảm xuống còn trên 10%. Cấp huyện trước năm 1993 cũng tính GDP, sau đó chuyển sang tính giá trị sản xuất. Tính giá trị sản xuất đơn giản (Lấy sản lượng nhân với đơn giá theo từng sản phẩm). Nhưng nhược điểm là trùng lặp, gối lên nhau giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa thương mại dịch vụ vụ với công nghiệp và nông nghiệp. Dẫn đến phản ánh cơ cấu kinh tế không chuẩn xác và rất khó đánh giá hiệu quả kinh tế. Ví dụ, ở Sơn La năm 2020, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 39% GRDP của tỉnh thì ở thành phố và nhiều huyện, ngành thương mại và dịch vụ chiếm trên 40%, cá biệt gần 50% tổng giá trị sản xuất, trong khi nguồn hàng bán trên địa bàn chủ yếu là từ nơi khác đến.
Quy mô GDP thì theo cả giá thực tế (giá hiện hành) và giá so sánh (giá của năm gốc được ngầm định, ví dụ, hiện đang lấy năm 2010). Tốc độ tăng trưởng thì theo giá so sánh. Cơ cấu (Theo khu vực ngành và thành phần kinh tế) và bình quân theo đầu người theo giá hiện hành. Cấp huyện tính giá trị sản xuất cũng phải theo nguyên tắc này. Nhưng trong thực tế (qua số liệu báo cáo đại hội đảng bộ cấp huyện vừa qua, một số nơi thực hiện không thống nhất, nên rất khó so sánh).
GDP/GRDP tính theo đồng nội tệ và USD (đồng đô la Mỹ). USD thì lại tính theo danh nghĩa (DN) theo tỷ giá hối đoái và theo sức mua tương đương (PPP, viết tắt của purchasing power parity). Theo số liệu của quốc tế thì GDP (PPP) của Việt Nam cao hơn 3 lần GDP (DN). GDP (DN) năm 2020 do nước ta công bố là 271,2 tỷ USD,bình quân/người là 2.779 USD. Quốc tế ước tính cho Việt Nam thì còn cao hơn đáng kể, GDP (DN)đạt 340,6 tỷUSD,GDP (PPP) đạt 1.047 tỷ USD; GDP (DN) bình quân đầu ngườilà 3.498 USD; còn theosức mualà 10.755 USD. Lâu nay giữa số liệu nước ta và số liệu quốc tế tính cho Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn, chủ yếu là do phương pháp. Quốc tế tính GDP hay GNI bao gồm cả kinh tế phi chính thức và kinh tế ngầm, trong khi Việt Nam không tính. Còn bình quân đầu người thì quốc tế theo dân cư thường trú, Việt Nam lại theo dân cư có hộ khẩu. Gần đây Việt Nam mới tính bổ sung loại kinh tế phi chính thức và kinh tế ngầm, chiếm tới 20-25% GDP. Chỉ có số liệu thống kê điện tử (Tại gso.gov.vn) có ghi chú điều chỉnh cho cấp quốc gia giai đoạn 2010-2019, còn năm 2020 do có độ trễ nên vẫn chưa được bổ sung. Còn cấp địa phương không thấy tính điều chỉnh. Cứ theo số liệu của Việt Nam công bố (chưa điều chỉnh) để suy ra, GDP (PPP) cũng đã gần tương đương sức mua 800 tỷ USD, bình quân đầu người tương đương sức mua trên 8.500 USD. Cấp tỉnh cũng vậy, có thể tính được. Ví dụ, GRDP của Sơn La năm 2020 là trên 56 ngàn tỷ đồng, bình quân đầu người là 44,1 triệu động. Quy ra, GRDP danh nghĩa là 2,4 tỷ USD, bình quân/người trên 1.800 USD. Theo PPP, thì quy mô GRDP gần 7,5 tỷ USD, bình quân/người trên 5.5000 USD
Tầm quốc gia vừa sử dụng các chỉ tiêu cơ bản là quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu và GDP bình quân đầu người. Đồng thời sử dụngcác chỉ tiêuliên quan đến GDP là vốn đầu tư/GDP,ICOR (Hiệu quả sử dụng vốn so với GDP), độ mở nền kinh tế (Giá trị xuất nhập khẩu/GDP), dư nợ tín dụng/GDP, giá trị tích lũy tài sản/GDP, giá trị tiêu dùng/GDP, thu ngân sách/GDP, bội chi ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nợ nước ngoài/GDP và nhiều chỉ tiêu khác.
Cấp tỉnh chủ yếu mới sử dụng các chỉ tiêu cơ bản là quy mô GRDP, Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu và GRDP bình quân đầu người. Các chỉ tiêu liên quan khác đến GRDP mới có Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng một số, còn các tỉnh khác chưa nghiên cứu lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu phù hợp điều kiện của địa phương.
2. Thunhập
Như phần mở đầu đã nói, GDP/GRDP bình quân đầu người hay bị nhầm lẫn với thu nhập. GNI cũng vậy, thực ra, GDP hay GRDP = Khấu hao + Thuế + Lợi nhuận + Lương/tiền công + Thu nhập hỗn hợp. Thu nhập hỗn hợp là thu nhậptừ nguồn gốc SXKDcủa các hộ dân cư (Làmnông nghiệp, dịch vụ, ngành nghề không thuộc diện đăng ký như doanh nghiệp hay HTX). GDP/GRDP bình quân đầu người mới là tổng sản phẩm nội địa chia cho toàn bộ dân số. Một phần rất lớn (Thuế nộp cho nhà nước, khấu hao và lợi nhuận của đơn vị kinh tế) không thuộcthu nhập của dân cư.
Tổng thu nhập quốc gia (GNI). Như trên đã nói,quốc tế tính GNI và xếp hạng các quốc gia cả về quy mô và bình quân đầu người, còn Việt Nam chỉ tính quy mô, mà không tính bình quân đầu người. Nhưng nếu tính thì GNI bình quân đầu người, dù là tổng thu nhập chia cho dân số, cũng chưa phải là thu nhập dân cư. VìGNI = GDP + (Chênh lệch thu nhập ròng của người trong nước đi làm ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc trong nước). Tức là trong GNI vẫn còn nhiều khoản thuộc doanh nghiệp và thuộc nhà nước.
Trong hệ thống tài khoản quốc gia của Việt Nam có chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (TTNQG), nhưng ít được khai thác sử dụng. Thực tế GNI của nước ta thấp hơn GDP trên dưới 5%. Vì thế có đại biểu Quốc hội từng chất vấn và kiến nghị về việc sử dụng GNP và GNI cùng với GDP để đánh giá nền kinh tế. Vấn đề rất đáng quan tâm là, theo xếp hạng của quốc tế, năm 2017-2019, GDP Việt Nam đứng thứ 37-46 về quy mô và thứ 117-130 về bình quân đầu người. Nhưng theo GNI thì Việt Nam thứ 60-65 về quy mô và thứ 123-135 về bình quân đầu người (Trên tổng số hơn 200 nước xếp hạng.). Có nghĩa theo quy mô thì thứ hạng GNI thấp hơn đáng kể so với GDP, nhưng cả hai vẫn ở tốp khá cao, còn bình quân đầu người cơ bản tương đương và đều đứng ở tốp trung bình thấp.
Thu nhập dân cư (TNDC). Nước ta không tính GNI bình quân đầu người, nhưng lại tính thu nhập dân cư bình quân đầu người. Số liệu thống kê không có danh mục Quỹ thu nhập dân cư (QTNDC), mà có danh mục TNDC bình quân đầu người/tháng, từ đó tính ra theo năm. Có thể hiểu, QTHDC = Tiền lương/tiền công (TL)+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH) + Thu nhập khác (TNK). TNHH đã được giải thích trên. Còn TNK của dân cư là thu nhập có nguồn gốc sở hữu, như chuyển nhượng tài sản, lợi tức, cổ tức, quyền sở hữu trí tuệ, lương hưu, trợ cấp xã hội, quà tặng...
Hình A tượng trưng cho GDP, GNI Hình B tượng trưng cho QTNDC | Như vậy giữa GDP hay GNI với QTNDC, có phần giống nhau là đều bao gồm 02 yếu tố TL và TNHH. Nhưng điểm khác biệt lớn là GDP/GNI bao gồm các yếu tố Khấu hao, Thuế, Lợi nhuận, còn QTNDC không có. Ngược lại, GNI có yếu tố TNK, lớn nhất là lương hưu, trợ cấp xã hội, mà GDP/GNP không có. QTNDC bao giờ cũng nhỏ hơn GDP và GNI. Ví dụ, năm 2018, 2019. Cả quy mô và bình quân đầu người của QTNDC đều thấp hơn đáng kể, nhưng không quá lớn, 15- 20%. |
|
Bảng 1. So sánh GDP, GNI và QTNDC cả nước
Năm |
GDP Tổng và BQ/người |
GNI Tổng và BQ/người |
TNDC Tổng và BQ/người |
Tỷ lệ% T/T và BQ/BQ |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(4)/(2) |
(4)/(3) |
|
Tổng. (Tr.tỷ đ) |
BQ/N (Tr. đ) |
Tổng (Tr.tỷ đ) |
BQ/N (Tr. đ) |
Tổng (Tr.tỷ đ) |
BQ/N (Tr. đ) |
|
|
2018 |
5,542 |
58,105 |
5,198 |
54,501 |
4,436 |
46,512 |
80,04 |
85,34 |
2019 |
6,037 |
62,754 |
5,686 |
59,112 |
4,964 |
51,450 |
81,98 |
87,03 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, gso.gov.vn.
Thu nhập dân cư bình quân đầu người cấp tỉnh. Cấp tỉnh chưa tính Tổng thu nhập cấp tỉnh tính như kiểu GNI hay như TTNQG ở cấp toàn quốc. Nhưng thu nhập dân cư bình quân đầu người từng tỉnh và từng vùng cũng được công bố tại gso.gv.vn. Từ đây có thể tính ngược lại Quỹ TNDC cấp tỉnh. GRDP và GRDP/người từng tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước và từng vùng rất khác với TNDC. Lấy tỉnh Sơn La làm ví dụ. Quy mô GRDP của Sơn La đứng thứ trên dưới 40 trong cả nước và thứ 4 vùng TD&MNPB, nhưng thứ hạng bình quân đầu người cả về GRDP và TNDC đều thấp hơn rất nhiều, nhất là về thu nhập dân cư. GRDP bình quân chỉ bằng 85% vùng và 60% cả nước, còn TNDC bình quân chỉ bằng 60% vùng và 38% cả nước. Dẫn chứng 02 năm gần đây nhất là 2018. 2019. (Năm 2020 chưa được cập nhật).
Bảng 2. So sánh Sơn La trong cả nước và vùng TD&MNPB
Năm |
GDP bình quân đầu người (Tr.đ) |
TNDC bình quân đầu người |
Sơn La |
Vùng |
Cả nước |
Sơn La |
Vùng |
cả nước |
2018 |
38,000 |
43,720 |
58,105 |
17,800 |
29,460 |
46,512 |
2019 |
40,600 |
46.780 |
62.754 |
19,150 |
31,680 |
51.450 |
2020 |
44,100 |
- |
66,696 |
- |
- |
- |
Tỷ lệ của Sơn La (%) |
2018 2019 2020 |
87,90 86,78 - |
65,39 55,78 66,12 |
|
60,42 60,45 - |
38,26 37,22 - |
Thứ hạng Sơn La |
2018 2019 2020 |
7 7 - |
49 48 - |
|
13 12 - |
62 61 - |
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Năm 2020 chưa có số liệu cập nhật đầy đủ
QTNDC và TNDC bình quân/người trong thực tế được áp dụng rất đa dạng. TNDC/người là tiêu chí quan trọng hàng đầu để xem xét đánh giá rất nhiều đối tượng. Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh có chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người, nhưng không có chỉ tiêu thu nhập dân cư, ngược lại đại hội cấp huyện và cấp xã lại có chỉ tiêu thu nhập dân cư. Thu nhập dân cư cũng là chỉ tiêu để xem xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ SXKD giỏi các cấp (xã, huyện, tỉnh, toàn quốc); thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn; xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện nghèo và thoát nghèo, cấp đô thị (Cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV...). Ví dụ, xã đạt chuẩn nông thôn mới ở vùng Trung Du & miền núi phía Bắc, thu nhập bình quân nhân khẩu tối thiểu 36 triệu đồng. Hay hộ sản xuất KD giỏi cấp xã thu nhập bình quân người tối thiểu 77,4 triệu đồng. Cấp huyện 116,100 triệu đồng. Cấp tỉnh 232,200 triệu đồng, cấp toàn quốc 464,400 triệu đồng. Đô thị loại II như thành phố Sơn La cũng được quy định về tiêu chí thu nhập bình quân của dân cư gấp 1,4 lần thu nhập dân cư bình quân cả nước (Tương đương trên 83 triệu đồng thời điểm năm 2020).
3. Đôi điều bàn luận
Nguồn tài nguyên số liệu liên quan đến GDP/GRDP và thu nhập rất phong phú. Chỉ đánh giá xung quanh 4 chỉ tiêu cơ bản (Quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, bình quân đầu người) thì có thể chưa thấy hết các góc cạnh của nền kinh tế và đời sống, việc so sánh, xếp hạng các tỉnh cũng thiếu toàn diện. Các tỉnh rất cần được cấp Trung ương hướng dẫn và khuyến khích, hoặc chủ động khai thác, tính toán và sử dụng thêm một số chỉ tiêu liên quan để phân tích, đánh giá sâu hơn hiệu quả của hoạt động kinh tế, đời sống, chí ít cũng là mấy chỉ tiêu: Vốn đầu tư/GRDP, xuất nhập khẩu/GRDP, dư nợ tín dụng/GDP, thu ngân sách/GDP, quỹ thu nhập dân cư và thu nhập bình quân/người so với GRDP. Nguồn số liệu đã sẵn có, chỉ cần thao tác tính toán, so sánh.
Việc tính toán giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người cấp huyện, cấp xã cần được hướng dẫn thực hiện thống nhất theo đúng nguyên tắc như cấp tỉnh, nhất là loại chỉ tiêu điều tra theo mẫu đại diện. Chỉ tiêu thu nhập dân cư bình quân được áp dụng cho hàng chục đối tượng, có một số chỉ tiêu rất cao. Để tránh sai sót, nhầm lẫn hoặc bệnh thành tích, chỉ tiêu do xã và huyện tính toán cần được thẩm định chặt chẽ, nhất là chỉ tiêu hộ nghèo, chỉ tiêu xã nông thôn mới, chỉ tiêu hộ SXKD giỏi các cấp./.
Tài liệu tham khảo chính.
1. GDP, GNP, GNI; Danh sách các quốc gia theo GDP, GNP, GNI và bình quân đầu người. vi.wikipedia.org; https://solieukinhte.com; www.daibieunhandan.vn.
2. Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP và GRDP bình quân đầu người. vi.wikipedia.org
3. Số liệu điện tử Tài khoản quốc gia Việt Nam; số liệu thu nhập dân cư. Tổng cục Thống kê, gso.gov.vn
4. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
5. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La và một số đảng bộ huyện trong tỉnh.
6. Số liệu thống kê tỉnh Sơn La và các tỉnh vùng TD&MNPB.
7. Xếp hạng phát triển kinh tế của các vùng, các tỉnh, susta.vn.