No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Đặc trưng và dư địa tăng trưởng kinh tế của Sơn La
Lượt xem: 1082








Đặc trưng và dư địa tăng trưởng kinh tế của Sơn La



Phan Đức Ngữ

Chuyên viên cao cấp


1. Các giai đoạn phát triển kinh tế của Sơn La


Kinh tế Sơn La đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khá đặc biệt. Từ năm 1990 mới bắt đầu tính GDP và tăng trưởng GDP (bây giờ gọi là GRDP). Trên cơ sở số liệu của năm 1990 trở về sau, có thể tính cho cả giai đoạn trước. Đại thể, khái lược như sau.

Giai đoạn quản lý tập trung quan liêu hành chính bao cấp (1960-1980). Đầu tư thấp (khoảng 10% so với GRDP), tăng trưởng thấp (khoảng trên dưới 3%/năm), phụ thuộc 85% vào nông nghiệp. Cơ chế quản lý TTQLHCBC, đơn thành phần XHCN gồm quốc doanh và tập thể, sức sản xuất xã hội bị kìm hãm.

Giai đoạn đổi mới đến trước khi chuẩn bị xây dựng thủy điện Sơn La (1981-2000). Năm 1981 được coi là bắt đầu của sự đổi mới, đầu tiên là khoán sản phẩm trong các HTX nông nghiệp, rồi chuyển sang kinh tế hộ tự chủ. Sau đó, từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, phát triển các hộ kinh doanh công thương nghiệp và doanh nghiệp tư nhân.Đầu tưcó tăng, nhưng so với GRDP vẫn chiếm tỷ lệ thấp, đến năm 2000 mới có 14,5%, trong khi cả nước trên 30%. Tăng trưởng kinh tế khá, bình quân gần 8,5%, cao hơn cả nước. Chủ yếu là do sức sản xuất xã hội được giải phóng và một phần do tăng trưởng đầu tư.Nhưng kinh tế Sơn La tăng trưởng không ổn định, lúc thấp 6%, lúc cao 12%, vì vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, năm 2000 vẫn trên 60%, trong khi cả nước là 24,5%.

Giai đoạn chuẩn bị và tiến hành xây dựng thủy điện Sơn La (2001-2012), kinh tế Sơn La có sự đột biến về đầu tư và tăng trưởng. Năm 2001, bắt đầu xây dựng một số công trình giao thông và triển khai dự án tái định cư Thủy điện. Ngay từ năm 2001, tỷ lệ vốn đầu tư đã tăng vọt, chiếm 51% GRDP, lúc cao tới 90%, bình quân cả giai đoạn 70%, trong khi cả nước là 35%. Không chỉ do nguồn vốn xây dựng thủy điện Sơn La, tái định cư lớn, mà lúc này nguồn vốn kinh tế tư nhân cũng tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng kinh tế của Sơn La bình quân đạt 13,5%, năm cao hơn 27%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đột biến, tỷ trọng nông nghiệp giảm nhanh, năm 2012, còn 35,6%, công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế (gần 65%), tăng trưởng kinh tế chuyển sang phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư và phụ thuộc vào hai lĩnh vực phi nông nghiệp.

Giai đoạn hậu thủy điện Sơn La (từ năm 2013 đến nay). Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, nhưng với mức thấp hơn, bình quân gần 5%, chủ yếu là tăng trưởng nguồn của doanh nghiệp tư nhân. Nhưnghậu thủy điện, GRDP tăng cao, nên tỷ lệ vốn đầu tư/GRDP đã giảm sâu, bình quân còn 45%, năm 2017 xuống 34,6% và năm 2018 xuống thấp 32,45%, thấp hơn cả nước (33,50%). Kinh tế tăng trưởng bình quân 8,71%, giảm sâu so với giai đoạn xây dựng thủy điện Sơn La. Riêng năm 2018, theo số liệu của Tổng cụ thống kê công bố chung cho các tỉnh, Sơn La đạt 5,59%, năm 2019 giảm 1,02% (Tăng trưởng âm), thuộc tốp tỉnh thấp nhất, thấp hơn tăng trưởng cả nước (7,08% và 6,78%).


Hệ thống các chỉ số phát triển của từng giai đoạn (Biểu 1)














































































TT



Chỉ số


Các giai đoạn phát triển


1960-1980


1981-2000


2001-2012


2013-2018


2018


2019


2020



1.



Đặc trưng của giai đoạn


Quản lý tập trung quan liêu bao cấp hành chính


Bắt đầu đổi mới cho đến trước khi xây dựng TĐSL


Xây dựng thủy điện Sơn La


Hậu thủy điện





2.


Vốn đầu tư xã hội/GRDP (%)


10-12


14-17


50-70


33-35


32,45


33,2


35-36


3.


Cơ cấu GRDP


3.1.


NL nghiệp (%)


80-85


75-80


35-40


25-30


22,20


24,0


25


3.2.


CN và DV (%)


15-20


20-25


60-65


70-75


77,80


76,0


75


4.


Tăng trưởng KT (%)


3,00


8,50


13,50


8,71


5,59


-1,02


3-5 %


Ghi chú: Tính toán trên cơ sở nguồn thống kê và báo cáo của tỉnh.Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩmtính cho khối CN và DV.



2. Đặc trưngtăng trưởng kinh tếhiện nay của Sơn La


Hiện nay,Kinh tế Sơn La cũng đã vào tốp Dịch vụ-Công nghiệp- Nông nghiệp: dịch vụ dẫn đầu, hai khối DV và CN (Bao gồm thế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trên 77%nông nghiệp trên dưới dưới 23%. Năm 2019-2020, tỷ trọng nông nghiệp tái nhích lên 24- 25%, DV Và CN giảm xuống 75%. Một mặt do bị dịch bệnh Covid-19, nhưng chủ yếu là do thủy điện giảm sâu vì nắng hạn, thiếu nguồn nước. Đây là hiện tượng đặc biệt, nhưng chỉ là nhất thời, không phải xu hướng. Trình độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của Sơn La thấp hơn cả nước. Biểu hiện ở 6 chỉ số: (1) Lao động nông nghiệp cả nước dưới 35% thì Sơn La gần 80%. (2). Mức độ tự cung tự cấp của Sơn La cao hơn rất nhiều. Tổng mức bán lẻ, hàng hóa, dịch vụ/GDP cả nước là trên 80%, của Sơn La là 45%. (3) Độ mở của nền kinh tế cả nước (giá trị xuất nhập khẩu/GDP) là 210%, của Sơn La 2%, nếu tính tất cả hàng hóa tham gia xuất khẩu quy ra USD thì cũng chỉ khoảng 7%. (4) Tăng trưởng kinh tế của Sơn La, thấp nhât cả nước, năm2018 là 5,59%, năm 2019 là tỉnh duy nhất tăng trưởng âm(âm hơn 1%), trong khi mức bình quân cả nước là 7,02%.6 tháng đầu năm2020,do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19,kinh tế của tỉnh tăng trưởng 0,03%, trong khi cả nước là 1,81%. (5) GRDP bình quân đầu người năm 2019 đạt hơn 40,4 triệu đồng, bằng 69% cả nước, đứng thứ55/63. Nhưngthu nhập thực tế của dân cưdưới 20 triệu đồng, bằng 46% cả nước, đứng thứ62 (6). Thu ngân sách năm 2018 đạt 5.030 tỷ, tỷ lệ tự cân đối 32%, năm 2019 là 4.000 tỷ đồng, tỷ lệ tự cân đối 27%, thuộc tốp thấp trong cả nước, đứng thứ 47/63. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP của cả nước là 24%,của Sơn La La là 9%. Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế hầu như không tăng trưởng, vốn đầu tư xã hội và thu nhân sách đều đạt thấp. Triển vọng 6 tháng cuối nămsẽ khá hơn, nhưng cả nămkhả năng trưởng vẫn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung.



Đồ thị tăng trưởng dạng hình sin của kinh tế tỉnh Sơn La


Tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của Sơn La đang phụ thuộc rất lớn vào ngành năng lượng (Thủy điện). Cả nước, ngành chế tạo, chế biến (bao gồm hàng trăm ngành hàng)giữ vai trò động lực, chiếm tỷ trọng cao nhất, năm cao cũng mới chiếm 16% GDP, còn Sơn La, riêng một ngành năng lượng, chủ yếu là thủy điện, năm cao đã chiếm gần 24% GRDP của tỉnh, cao hơn toàn bộ ngành nông nghiệp (23%, trong khi cả nước là gần 14%). Cả hai ngànhchiếm gần 50% GRDP của toàn tỉnh đều phụ thuộc vào thiên nhiên (Chưa nói nông nghiệp và các ngàng khác phụ thuộc vào thị trường). Dẫn đến kinh tế Sơn La tăng trưởng không ổn định. Năm 2017 là năm đầu tiên tính thu nhập của các nhà máy thủy điện lớn trên địa bàn vào GRDP của tỉnh, thì kinh tế của tỉnhtăngtrưởng 9,59%, mặc dù, năm đó thiệt hại do thiên tai trên 2,6 ngàn tỷ đồng (Nếu không bị thiên tai, tăng trưởng có thể đạt trên 13%). Sang năm 2018, GRDP của tỉnh tiếp tục tăng trưởng5,59%. Khi thủy điện đã đạt đến sản lượngcao do nguồn nước cung cấp tối đa, thì sẽ đến chu kỳ dừng lại đi ngang và đi xuống, thậm chí giảm xuống rất sâu, tới 40% như năm 2019. Nếu tăng trưởng của các ngành khác không bu đắp lại thì tăng trưởng GRDP toàn tỉnh cũng bị giảm sâu. Trường hợp mất mùa kép của cả thủy điện và một số ngành nông nghiệp như năm 2019 thì GRDP của tỉnh không tăng mà giảm. Giai đoạn 2010-2015, kinh tế Sơn La thuộc tốp tăng trưởng cao, trên dưới 10%/năm, tăng liên tục. Qua giai đoạn tăng trưởng cao thì tăng trưởng chậm lại là quy luật chung. Vấn đề của Sơn La là, giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng bình quân giảm còn trên dưới 6%, nhưng là tăng trưởng chu kỳ hình sin không đều, không liên tục, mà có thể năm sau tăng trưởng khá hoặc cao là do năm trước tăng trưởng giảm thấp hặc giảm sâu. Sơn La hiện đang thuộctốp tăng trưởng thấp nhấtvà không ổn định trong cả nước, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước. Chu kỳtăng trưởng hình sin đó của Sơn La sẽ lặp lại. Khi nào phần quy mô GRDP (chưa tính các công trình thủy điện lớn) tăng lên, tỷ trọng của các công trình thủy điện lớn giảmtừ 24% hiện nayxuống 15%, 10% thì mức phụ thuộc tăng trưởng vào các công trình thủy điện lớn sẽ giảm theo. Với tốc độ trong khoảng 5 năm, quy mô GRDP tăng 1,3-1,4 lần như hiện nay thì điều đó sẽ xảy ra sau 10, 15 năm nữa.



3. Dư địa đầu tư tư và tăng trưởng


- Làn sóng đầu tư mới. Giai đoạn 2005-2012, làn sóng đầu tư vàolĩnh vực thủy điện, công nghiệp xi măng, khai thác và chế biến khoáng sản đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gần đây, làn sóng đầu tưmới chuyển dịch sang nông nghiệp và chế biến nông sản ứng dụng công nghệ cao, du lịch, phát triển đô thị... với hàng loạt dự ánlớn. Nhờ vậy, hậu thủy điện,vốn đầu tư xã hội của Sơn La vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Tới đây sẽ có làn sóng đầu tư mới vàokhu du lịch quốc gia Mộc Châu. Khi đường cao tốc Hòa Bình- Môc Châu-Sơn La được xây dựng và Sân bay Nà Sản được tiếp tục đầu tưsẽ trở thành động lực thúc đẩy thu hút đầu tư mạnh hơn vào Mộc Châu và Sơn La.

- Sự chuyển dịch từ hướng nội ra hướng ngoại, tăng độ mở của nền kinh tế. Điểm nhấn là ngành hàng rau, củ quả và ngành hàng cây ăn quả với công nghiệp chế biến tinh, chất lượng cao, thị trường quốc gia và quốc tế. ... Sau khi xuất khẩu quặng đồng -niken bị dừng, thì nông sản đã lên ngôi để hội nhập với xu thế chung của cả nước. Ngoài các thị trường tuyền thống nhưTrung quốc, Nga, Ấn độ, Afganhistan, các dự án đầu tưlớn vào Sơn La gần đây phần lớn là hướng ra thị trường Mỹ, EU, Anh, Pháp, Nhật bản, Đài Loan, Hàn quốc, ÚcTrước đây, phải mất 30-40 năm Sơn La mới xuất khẩu một số mặt hàng trị giá chục triệu USD, thì giờ đây, trong vòng vài ba năm, giá trị hàng nông sản xuất khẩu của Sơn La đã lên tới 150 triệu USD. Khi công nghiệp chế biến nông sản được đầu tư thì tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ nhanh hơn nhiều.

- Nguồn lực đầu tưcũng đã chuyển dịch theo hướng năng động và hiệu quả hơn. Đồng thời với tổng vốn xã hội tiếp tục tăng, cơ cấu đã có sự thay đổi lớn, tích cực hơn. Tỷ lệ vốn khu vực nhà nước( ngân sách, tín dụng đầu tư, trái phiếu chính phủ, ODA…) từ chỗ chiếm tỷ lệ khống chế( 50-60%), thì năm 2017 còn 37%, 2018-2020 tiếp tục giảm còn 32-35%, ngoài nhà nước tăng lên 65-68%.


Cơ cấu vốn đầu tư giữa nguồn nhà nước và ngoài nhà nước (Biểu 2)





































TT



Chỉ số


Các giai đoạn


1960-1980


1981-2000


2001-2012


2013-2017


2018-2020


1


Tỷ lệ vốn Nhà nước(%)


80-85


75-80


70-75


38


34


2


Tỷ lệ vốn ngoài nhà nước(%)


15-20


20-25


25-30


62


66



Ghi chú:Vốnngoài nhà nước bao gồm cả vốn đầu tư của nước ngoài, nhưng không đáng kể, năm 2018 chỉ 0,39%

- Điểm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển hướng đầu tư và tăng trưởng của Sơn La là dựa vào các nhà đầu tư chiến lược. Ngoài tập đoàn Điện lực, Tập đoàn cao su, nhà đầu tư Nhật Bản, Úc, thì gần đây các tập đoàn Cá tầm, Vingoup, TH, Vinafoot,Mường Thanh, Công ty chế biến cà phê Phúc Sinh, nhà đầu tư Hàn quốcđang triển khai dự án, một số tập đoàn khác đang khảo sát là Becamex Bình Dương, Sun Group, FLC Thanh Hóa, Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng… Các nhà đầu tưchiến lược có thương hiệu, có tiềm lực vốn, thị trường, có năng lực ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế,hình thành các chuỗi giá trị khép kín.

Mô hình tổ chức là liên kết sản xuất lấy doanh nghiệp làm chỗ dựa đã thu hút hàng trăm HTX và hàng vạn hộ nông dân tham gia. Số doanh nghiệp tăng trưởng bình quân trên 5%/năm, thấp hơn cả nước, nhưng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm gần 3%, trong khi cả nước là 1%. Vai trò của HTX đang được phát huy trở lại. Tỉnh Sơn La thuộc tốp tỉnh tiên phong phát triển HTX kiểu mới, gắn với chuỗi sản xuất, lấy thị trường làm đối tượng phục vụ, trong vòng 5 năm trở lại đây đã thành lập mới trên 500 HTX cây ăn quả, rau, thủy sản...

- Việc xây dựng thương hiệu nông sản của Sơn La đã thuộc tốp tỉnh dẫn đầu cả nước, tạo thế đểhội nhập,cạnh tranh. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGap với diện tích 2300 ha, sản lượng gần 34.000 tấn (2020), riêng sản phẩm chanh leo đạt tiêu chuẩn GloubGap. Sơn La đã có 01 sản phẩm có thương hiệu quốc gia là Mocchaumilk; Với 03/ 74 chỉ dẫn địa lý (Chè San tuyết Mộc Châu, Xoài tròn Yên Châu, Cà phê Sơn La) và 3 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận, 01 nhãn hiệu được bảo hộ tại thị trường Thái Lan và nhiều nông sản khác đang tiếp tục được xây dựng, Sơn La đã thuộc tốp đầu cả nước trong việc phát triển thương hiệu nông sản...

-Chuyển dịch thị trường lao động. Chuyển dịch thị trường lao đông trong tỉnh rất chậm, nguồn lao động vẫn đang tập trung chủ yếu trong nông nghiệp và nông thôn. Nhiều năm qua, khu vực doanh nghiệp (gần 2 ngàn DN), chỉ thu hút, tạo công ăn việc làm cho 2,6 vạn lao động, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với trên 77 vạn lao động toàn tỉnh. Mấy năm gần đây, có sự đột biến trong chuyển dịch lao động ra ngoài tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 2,7 vạn lao động đi làm việc ngoài tỉnh, lớn hơn cả lao động của khu vực doanh nghiệp trong tỉnh.Một phân do các cơ quan chức năng của tỉnh kết nối, một phầndo cá nhân tựvận động.Xu hướng này đang được đẩy mạnh.Riêng xuất khẩu lao động đi nước ngoài của Sơn La rất ít, từ trước tới nay mới có trên dưới 100 người, rất cần được khuyến khích, tạo điều kiện. Nguồn lao động của Tỉnh khá dồi dào, hàng năm có 1 vạn học sinh tốt nghiệp PTTH. Nhưng tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ hiện nay mới chiếm 14,6%, thấp nhất cả nước. Trong lúc đó, công tác đào tạo nghề bất cập, không phát huy được tác dụng. Để đẩy mạnh chuyển dịch lao động ra ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài, thì công tác dạy nghề phải đổi mới một cách thiết thực, phải chắp nối, gắn với thị trường lao động, với từng dự án cụ thể.

Tóm lại, Thủy điện vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GRDP và là nguồn thu ngân sách lớn nhất, nhưng nói chung không còn dư địa để tăng trưởng và tăng thu ngân sách cho tỉnh. Dư địa đã và đang chuyển sang nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và du lịch, phát triển đô thị. Phát triển câyăn của Sơn La được coi là một hướng đột phá, nhưng công nghiệp chế biến và xuất khẩu trực tiếp mới có thể làm tăng trưởng kinh tế và tăng thu cho ngân sách. Nhưng công nghiệp và dịch vụ cũng không thể đủ sức giảm nhiều lao động nông nghiệp, nông thôn. Sơn La còn một hướng đi nữa là chủ động tham gia tích cực hơn vào thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

Điểm yếu của Sơn La là chỉ số năng lực cạnh tranh PCI còn rất thấp, chậm được cải thiện, năm 2019 vẫn đang đứng thứ 57/63 tỉnh, thành phố. Các chỉ số thành phần đang thấp là chi phí thời gian, chi phí không chính thức, thủ tục giải quyết đất đai, xây dựng. Tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào quy mô vốn mà còn phụ thuộc vòng quay của các nguồn lực. Ngay cả đầu tư công, hoàn toàn do nhà nước chủ động, nhưng hiện tại Sơn La thuộc tốp tỉnh rải ngân thấp, tác động tiêu cực đến tăng trưởng, việc làm và thu nhập... Giải quyết tốt hơn những nút thắt, điểm nghẽn sẽ tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, tăng vòng quay các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách./.




Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 12
    • Hôm nay: 717
    • Trong tuần: 10 414
    • Tất cả: 13412641
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này