TỔNG QUAN CÁC XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ NĂM 2023 (PHẦN 5)
Báo cáo của McKinsey đưa ra 15 xu hướng công nghệ. Những xu hướng này được nhóm thành năm loại xu hướng rộng gồm: Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo, xây dựng tương lai kỹ thuật số, kỹ thuật tân tiến nhất, các biên giới tính toán và kết nối; và một thế giới bền vững. Trong này, chúng tôi sẽ giới thiệu về xu hướng rộng tiếp theo là: Các biên giới tính toán và kết nối.
Các biên giới tính toán và kết nối
Xu hướng 1. Kết nối tiên tiến
Xu hướng - và tại sao nó quan trọng
Những cải tiến về kết nối tiên tiến sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng cho người tiêu dùng trên toàn thế giới và tăng năng suất sắc trong các ngành công nghiệp như di động, chăm sóc sức khỏe và sản xuất. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng áp dụng công nghệ kết nối tiên tiến được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn kết nối hiện có, nhưng một số công nghệ mới hơn sắp ra mắt, chẳng hạn như kết nối quỹ đạo Trái đất thấp (LEO) và mạng 5G riêng gặp những trở ngại cần được giải quyết để tăng mức độ ứng dụng.
Những tiến bộ mới nhất
Sau đây là một số tiến bộ mới liên quan đến kết nối tiên tiến:
- Tích hợp nhiều công nghệ kết nối khác nhau đang nổi lên. Với nhiều giải pháp kết nối đa dạng (ví dụ: Wi-Fi, di động và vệ tinh) có sẵn cho các trường hợp sử dụng khác nhau, sự chú ý đang hướng tới tích hợp chúng vào trải nghiệm khách hàng liền mạch. Các công ty lớn như Apple và T-Mobile đang đầu tư tích hợp kết nối vệ tinh vào các sản phẩm hiện có (ví dụ: SOS khẩn cấp vào iPhone 14).
- Các công ty viễn thông đang vật lộn để lợi nhuận hóa 5G cho người tiêu dùng, còn các ứng dụng công nghiệp phát triển chậm hơn dự kiến. Trong khi các API cho 5G hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho các công ty viễn thông từ việc cung cấp 5G cho người tiêu dùng, thì việc áp dụng diễn ra chậm chạp vì các trường hợp sử dụng của người tiêu dùng dựa vào kết nối tiên tiến vẫn chưa đạt quy mô. Nhiều công ty công nghiệp đã chọn chờ đợi việc áp dụng các mạng 5G riêng do sự phức tạp, thiếu hiểu biết về lợi ích và quản lý công nghệ di động, chi phí triển khai và trạng thái non trẻ của các ứng dụng đầu - cuối (end-to-end). Thị trường mạng 5G riêng đang phát triển và có những triển khai thí điểm trên nhiều ngành công nghiệp như sản xuất, logistic, dịch vụ tiện ích và một vài ngành khác.
- Thị trường cáp sợi phát triển và bắt đầu trở nên hợp nhất. Sau thành công ban đầu của mạng cáp sợi vào những năm 2010, hoạt động giao dịch và định giá công ty đã tăng lên trong vài năm qua. Một số công ty cáp sợi nhỏ hơn ra mắt trong những năm gần đây, những thị trường hiện đang chuyển động theo hướng hợp nhất, với hoạt động sáp nhập và mua lại tăng đáng kể, đặc biệt là ở châu Âu.

Thị trường nhân lực giỏi
Để phát huy giá trị của kết nối tiên tiến, các công ty cần có nhân lực kỹ thuật giỏi, chẳng hạn như các kỹ sư chuyên môn trong nhiều lĩnh vực, để triển khai các công nghệ trên quy mô lớn. Phần lớn các tin tuyển dụng mới về kết nối tiên tiến đều ở lĩnh vực phần mềm, kỹ thuật mạng và điện tử. Các vị trí phi kỹ thuật như quản lý dự án và chuyên gia bán hàng cũng có nhu cầu cao hơn so với các xu hướng công nghệ khác.
Kỹ năng khả dụng
Các kỹ năng viễn thông điển hình - chẳng hạn như thiết kế mạng và phổ tần, kỹ thuật và bảo trì mạng - có sẵn (mặc dù trong một thị trường eo hẹp) hơn các kỹ năng đổi mới mạng (ví dụ: phát triển các mạng truy cập vô tuyến mở, ảo hóa chức năng mạng và Kubernetes) và Internet vạn vật (IoT) (ví dụ: phát triển ứng dụng, nền tảng và API).
Trên thực tế
Các ví dụ thực tế liên quan đến kết nối tiên tiến bao gồm:
- Tại Nhà máy thông minh 5G ở Mỹ của Ericsson, công ty đã sử dụng các thiết bị kết nối thế hệ tiếp theo để giám sát đầu vào năng lượng của tòa nhà nhà máy và giảm sử dụng năng lượng. Ngoài ra, các thiết bị được kết nối không dây với mạng của Ericsson, khiến cho dễ dàng tăng và giảm công suất tương ứng với thay đổi nhu cầu.
- Nokia hợp tác với Viện Môi trường Phần Lan (SYKE) giám sát tảo lam ở Biển Baltic. Một máy bay không người lái được sử dụng để thu thập video quay bề mặt để tìm kiếm tảo và truyền dữ liệu trở lại bằng 5G cho phép phân tích theo thời gian thực và thị giác máy tính.
- Khoản đầu tư hơn 450 triệu USD của Apple vào Globalstar và các nhà cung cấp vệ tinh khác cho phép công ty này cung cấp dịch vụ phủ sóng vệ tinh khẩn cấp cho iPhone14. Khách hàng mua iPhone14 có thể sử dụng tính năng này để liên hệ trợ giúp từ những khu vực hẻo lánh. Công ty đã đưa tin về việc cứu người trong những tình huống nguy hiểm.
- Hợp tác giữa Centrica Storage và Vodafone nhằm mục đích xây dựng một nhà máy khí đốt tương lai được trang bị cơ sở hạ tầng 5G cho phép tự động hóa và giám sát các hoạt động bảo trì và kỹ thuật quan trọng để giảm thiểu chi phí và tăng hiệu suất của nhà máy.
- Samsung hợp tác với công ty viễn thông O2 và Dịch vụ Y tế quốc gia ở nước Anh kiểm tra xe cứu thương thông minh được trang bị công nghệ 5G để nhân viên y tế có thể cung cấp dịch vụ tốt và nhanh hơn cho bệnh nhân bằng cách sử dụng các tính năng mới như công nghệ video thời gian thực.
Các công nghệ cơ bản
Những công nghệ đáng chú ý trong kết nối tiên tiến bao gồm:
- Cáp quang. Sợi thủy tinh vật chất mang lại kết nối thông lượng cao, độ trễ thấp đáng tin cậy nhất.
- Mạng diện rộng, công suất thấp. Những mạng không dây (ví dụ: IoT băng thông hẹp, LTE-M, LoRa, Sigfox) có thể hỗ trợ nhiều thiết bị được kết nối.
- Wi-Fi 6 và 7. Wi-Fi thế hệ tiếp theo (còn gọi là Wi-Fi công nghiệp) cung cấp thông lượng cao hơn, chất lượng dịch vụ được kiểm soát tốt hơn và mức độ an ninh như điện thoại di động.
- Di động 5G/6G. Những công nghệ di động thế hệ tiếp theo này cung cấp dịch vụ kết nối băng thông cao, độ trễ thấp có quyền truy cập vào các dải tần số phổ cao hơn có khả năng xử lý số lượng lớn của các điểm cuối được kết nối.
- Hệ thống trạm gốc di động bay trên tầng bình lưu khí quyển (HAPS). Đây là những trạm radio đặt tại một điểm cố định bên trên Trái đất 20 đến 50 km. HAPS có thể được triển khai trên máy bay nhẹ để cung cấp công suất linh hoạt và khả năng tiếp cận địa điểm từ xa.
- Chòm sao vệ tinh LEO. Những vệ tinh này cung cấp phạm vi phủ sóng diện tích rộng với độ trễ giảm đáng kể so với với các dịch vụ vệ tinh hiện có. Đồng thời, chúng được sử dụng để phủ sóng ở vùng sâu vùng xa, cũng như phục vụ với vai trò dự phòng cho các ứng dụng quan trọng (ví dụ, mạng lưới điện cao thế).
- Kết nối vệ tinh trực tiếp tới thiết bị cầm tay. Hợp tác giữa các công ty viễn thông và những thành phần tham gia vào lĩnh vực vệ tinh cho phép truy cập trực tiếp từ điện thoại tới vệ tinh, mở rộng phạm vi phủ sóng mạng lưới vượt khỏi tầm với của các cột di động truyền thống.
Những điểm không chắc chắn chính
Những điểm không chắc chắn chính ảnh hưởng đến kết nối tiên tiến gồm:
- Khả năng tồn tại của doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề do cuộc chiến giá cả, thương mại hóa kết nối, cuộc đấu tranh của các công ty viễn thông trong việc kiếm tiền từ chất lượng mạng tốt hơn, còn lưu lượng ngày càng tăng và chi phí triển khai đã dẫn đến liên tục giảm lợi tức đầu tư của các công ty viễn thông trên toàn cầu.
- Độ khả dụng phụ thuộc vào mức độ thành thục của các trường hợp sử dụng, chẳng hạn như robot và gaming được 5G hỗ trợ đang hoạt động tích cực, đối với ngành dọc công nghiệp và người tiêu dùng yêu cầu các thỏa thuận cấp độ dịch vụ cao hơn như thông lượng cao hoặc độ trễ thấp.
- Những điểm không chắc chắn chính của việc áp dụng kết nối tiên tiến khác nhau tùy theo công nghệ. Ví dụ, sự trưởng thành của hệ sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng IoT, lĩnh vực mà mức độ tiếp nhận chậm hơn dự kiến do thị trường phân mảnh, những quan ngại về an ninh, khả năng tương tác, triển khai phức tạp liên quan đến nhiều thành phần tham gia khác nhau và thiếu tiêu chuẩn hóa. Đối với 5G và 6G, cuộc đấu tranh kiếm lợi nhuận của các nhà mạng viễn thông có thể ảnh hưởng đến khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai quy mô lớn trên toàn cầu.
- Sự tham gia của nhà nước vẫn đang diễn ra và sẽ đóng vai trò vai trò về mặt quy định và tài trợ cho 5G và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thế hệ tiếp theo.

Những câu hỏi lớn về tương lai
Các công ty và các nhà lãnh đạo có thể xem xét một số câu hỏi khi hướng tới tương lai với kết nối tiên tiến:
- Thị trường cáp sợi sẽ thay đổi như thế nào (ví dụ, huy động tài chính và mua lại) ảnh hưởng đến các lựa chọn mạng lưới của khách hàng? Liệu 5G có đủ khả năng tạo lợi nhuận không?
- Các công ty sẽ phản ứng thế nào trước chiến lược “đuôi dài” của các nhà khai thác cáp sợi nhỏ hơn trên thị trường - ví dụ: mua lại, hợp tác, tránh hoặc xây dựng các mạng lưới có khả năng dư thừa bên cạnh những cái hiện có?
- Kỳ vọng của các bên liên quan khác nhau đố i với công nghệ không dây thế hệ tiếp theo là gì?
- 6G sẽ như thế nào? Điều gì cần phải xảy ra để khiến 6G thành công?
- Việc áp dụng mạng riêng cuối cùng có thành công không? Các ngành dọc công nghiệp cần biết gì về nó để tránh bỏ lỡ những lợi ích của nó?
- Các đòn bẩy chính để tăng tốc độ áp dụng IoT là gì?
Xu hướng 2. Công nghệ thực tế nhập vai
Xu hướng - và tại sao nó quan trọng
Công nghệ thực tế nhập vai sử dụng tính toán không gian để giải thích không gian vật lý; mô phỏng việc bổ sung dữ liệu, đồ vật và con người cho đến bối cảnh thế giới thực; và cho phép tương tác trong thế giới ảo với nhiều mức độ nhập vai khác nhau được hỗ trợ bởi thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và thực tế hỗn hợp (MR). Các nhà đầu tư mạo hiểm cấp khoảng 4 tỷ USD tài trợ cho các công ty khởi nghiệp AR và VR năm 2021, năm tài trợ thành công thứ hai sau năm 2018. Mặc dù tổng đầu tư vào AR và VR sau đó đã giảm trong năm 2022, nhưng các nhà đầu tư tiếp tục tỏ ra quan tâm đến xu hướng này: ít nhất bảy vòng đầu tư từ 100 triệu USD trở lên đã hoàn thành vào năm ngoái.Nghiên cứu của McKinsay cho thấy lĩnh vực metaverse mới nổi có thể tạo từ 4 đến 5 nghìn tỷ USD giá trị ở các trường hợp sử dụng của người tiêu dùng và doanh nghiệp tới năm 2030.
Tiến triển mới nhất
Đây là một số tiến bộ gần đây liên quan đến công nghệ thực tế nhập vai:
- Giảm đầu tư và chấp nhận của người tiêu dùng đối với các thiết bị VR và AR báo hiệu sự điều tiết, nhưng việc áp dụng AR trên thiết bị phẳng lại tăng lên. Đầu tư vào công nghệ thực tế ảo tăng vọt vào năm 2021, với 14 tỷ USD đầu tư vào năm 2018, 32 tỷ USD vào năm 2021 và 16 tỷ USD vào năm 2022. Đồng thời, sự chấp nhận của người tiêu dùng chậm lại, cùng với việc vận chuyển tai nghe VR và thiết bị AR trên toàn thế giới giảm hơn 12% vào năm 2022, sau năm 2021, doanh số bán thiết bị giải trí gia đình tăng trong thời gian lệnh phong tỏa vì đại dịch và lạm phát gia tăng áp lực vào năm 2022 sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Việc sử dụng AR trên các thiết bị phẳng (ví dụ như điện thoại) tiếp tục tăng: số lượng ứng dụng AR được cài đặt tăng lên từ 1,03 tỷ năm 2016 lên 6,06 tỷ vào năm 2022.
- Các thiết bị mới tiếp tục được tung ra th ị trường. Mặc dù đổi mới về phần cứng đã giảm sút, các bộ headset tai nghe VR mới đã được phát hành vào năm 2022. Các headset tai nghe VR mới cũng được mong đợi trong suốt năm 2023 và các thiết bị ngoại vi (ví dụ: xúc giác và hiển thị) tiếp tục phát triển với những đổi mới về trải nghiệm người dùng được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường tiêu dùng. Tính đến năm 2023, PlayStation đã đã phát hành bộ headset tai nghe VR2 - rất có tiềm năng áp dụng bằng cách khai thác cơ sở người dùng PlayStation lớn hiện có - và HTC đã phát hành bộ headset Vive XR Elite dành cho phân khúc người tiêu dùng cao cấp và chuyên nghiệp và được đánh giá tích cực.
- Các thông báo báo hiệu những bước nhảy vọt về mặt kỹ thuật ở các thiết bị trong tương lai. Apple công bố phát hành headset AR/VR Vision Pro vào năm 2024, bộ headset này sẽ có công nghệ như theo dõi mắt, nhận dạng cử chỉ tay và cuộn liền mạch. Apple đã hỗ trợ Vision Pro bằng cơ sở nhân lực và vật lực khổng lồ và củng cố nó với hơn 5.000 bằng sáng chế. Công ty này tin rằng bộ headset có thể mang lại những lợi thế đáng chú ý và mong muốn tạo nên những tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực thực tế hỗn hợp.
- Hợp tác doanh nghiệp tiếp tục thúc đẩy xu hướng này phát triển. Đầu tư vào phân khúc doanh nghiệp tăng mạnh thông qua quan hệ đối tác. Ví dụ, tháng 8/2022, Lenovo đã công bố hợp tác với CareAR để cung cấp các giải pháp có thể đeo AR thế hệ tiếp theo cho kỹ thuật viên hiện trường. Áp dụng trong doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa khi những trường hợp sử dụng kỹ thuật bản song sinh kỹ thuật số với tiềm năng cải thiện hiệu quả trên môi trường hoạt động (ví dụ, nhà kho, thử nghiệm lâm sàng và các cửa hàng bán lẻ) nổi lên.
Thị trường nhân lực giỏi
Các tin tuyển dụng trong lĩnh vực thực tế ảo đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020 và tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022. Lĩnh vực này quy tụ nhiều chuyên gia kỹ thuật, sáng tạo và quản lý, đòi hỏi trình độ cao về phần mềm, phần cứng, thiết kế, quản lý chương trình và dự án và cần nhiều nhà khoa học.
Kỹ năng khả dụng
Trong khi các kỹ năng như thiết kế đồ họa, thị giác máy tính và mô hình 3-D ngày càng phong phú trên thị trường, các chuyên gia thiết kế sản phẩm, kỹ thuật sản phẩm và phát triển trò chơi điện tử đang thiếu hụt nguồn cung.
Trên thực tế
Các ví dụ thực tế liên quan đến công nghệ thực tế nhập vai bao gồm:
- Nike hợp tác với Roblox để ra mắt Nikeland - một không gian metaverse tái tạo lại trụ sở chính của nó với hình đại diện có các sản phẩm của Nike. Thương hiệu cũng đã phát hành .SWOOSH để tổ chức trải nghiệm cộng đồng tại metaverse này và cho phép khách hàng mua tài sản kỹ thuật số.
- Tháng 9 năm 2022, Lowe's đã công bố bộ đôi kỹ thuật số tương tác của một cửa hàng, nhằm mục đích cho phép quản lý sàn và dịch vụ khách hàng tốt hơn bằng cách cho phép các cộng tác viên của cửa hàng nhìn và tương tác với dữ liệu bổ sung hoàn chỉnh của cửa hàng. Đây là bộ đôi kỹ thuật số tương tác đầu tiên của ngành bán lẻ đồ gia dụng.
- Khi trường Cao đẳ ng Morehouse muốn tương tác với sinh viên ở xa, giáo sư hóa học phân tử sinh học Muhsinah Morris đã giới thiệu một bản bộ đôi kỹ thuật số ảo của phòng thí nghiệm hóa học của trường để giúp học sinh tiến hành các thí nghiệm giống như cách họ thực hiện trực tiếp.
Công nghệ cơ bản
Các công nghệ thực tế nhập vai bao gồm:
- Thực tế tăng cường (AR). AR cho phép nhập vai một phần bằng cách thêm thông tin vào bối cảnh thế giới thực.
- Thực tế ảo (VR). VR đưa người dùng vào bối cảnh thế giới ảo hoàn toàn.
- Thực tế hỗn hợp (MR). MR cho phép mức độ nhập vai giữa AR và VR, thêm các yếu tố ảo vào thế giới thực để người dùng có thể tương tác với cả hai.
- Tính toán không gian. Loại tính toán này sử dụng không gian vật lý 3-D xung quanh người dùng như một giao diện người dùng.
- Cảm biến trên cơ thể và ngoài cơ thể. Các cảm biến này phát hiện các đối tượng và cơ thể để hiện diện trong môi trường ảo. Chúng có thể được nhúng vào các thiết bị cầm tay hoặc thiết bị đeo được hoặc gắn xung quanh người dùng.
- Xúc giác. Những thiết bị phản hồi này truyền tải cảm giác tới người dùng, thường là rung động.
- Phần mềm bản đồ vị trí. Phần mềm này tích hợp vị trí thực tế của người dùng theo thời gian thực và môi trường xung quanh vào AR để đưa ra mức độ bao phủ của môi trường vật lý xung quanh trong môi trường ảo.

Những điểm không chắc chắn chính
Những điểm không chắc chắn chính ảnh hưởng đến thực tế nhập vai công nghệ bao gồm:
- Cần cải tiến thiết bị về phần cứng và phần mềm, đặc biệt đối với các thiết bị AR, để có thể thu nhỏ và giảm trọng lượng, khiến các thiết bị bền hơn, cải thiện độ chính xác của cảm biến, tăng mức độ thoải mái khi sử dụng, giảm lượng nhiệt tỏa ra và kéo dài tuổi thọ pin.
- Tốc độ và mức độ cắt giảm chi phí vẫn chưa chắc chắn nhưng sẽ cần thiết để làm cho các ứng dụng trở nên thân thiện với người tiêu dùng hơn và có khả năng mở rộng hơn.
- Giảm lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư liên quan đến theo dõi hành vi của người dùng sẽ rất quan trọng để xây dựng niềm tin.
- Mối quan tâm về an toàn cũng là điểm quan trọng nhất khi xem xét việc sử dụng các nền tảng AR và VR hạn chế tầm nhìn ở ngoài môi trường được kiểm soát tốt.
- Thiết bị của người dùng cuối có nhiều dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng, từ các nền tảng AR và VR độc lập cho đến các phụ kiện AR ngoại vi dành cho điện thoại di động. Ngoài ra, các thiết bị khác, chẳng hạn như màn hình phẳng hiển thị những trải nghiệm nhập vai, hiện đang được áp dụng nhanh hơn AR/VR, cho thấy thiết bị có thể có giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy công nghệ phát triển.
Những câu hỏi lớn về tương lai
Các công ty và các nhà lãnh đạo có thể xem xét một một số câu hỏi khi hướng tới tương lai với công nghệ thực tế nhập vai:
- Liệu thực tế nhập vai có làm thay đổi xu hướng việc làm (làm việc từ xa)?
- Liệu những ý tưởng ban đầu có khả năng đột phá? Những ý tưởng nào sẽ là yếu tố kích hoạt thành công đột phá?
- Làm thế nào để doanh nghiệp quản lý hạ tầng công nghệ một cách hiệu quả?
Theo Bản tin Startup số 33/2023