No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Một số tình hình thực hiện nhiệm vụ Khoa học công nghệ đặt hàng cấp tỉnh 2015 - 2018
Lượt xem: 2377

MỘT SỐ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHCN


ĐẶT HÀNG CẤP TỈNH 2015-2018


Phan Đức Ngữ

1.Mức độ đổi mới quản lý.

Quá trình quản lý nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh (đề tài, dự án, đề án..., sau đây gọi chung là đề tài) gồm bốn giai đoạn chủ yếu: (1)Xác định (tuyển chọn) đề tài; (2)Tuyển chọn đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài; (3) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện và nghiệm thu giai đoại; (4) Tổng kết, nghiệm thu, bàn giao kết quả đề tài. Trong đó, xác định đề tài là khâu quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh. Chủ trương đầu tư đúng sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả đề tài, dự án, ngược lại hiệu quả thấp, thậm chí không hiệu quả.

Năm nay là năm thứ 4 (2015-2018) các tỉnh, thành phố thực hiện quy định mới về việc xác định đề tài theo phương thức đặt hàng (Một số tỉnh bắt đầu từ năm 2016 mới chính thức thực hiên). Trước đây, các đơn vị, cá nhân trực tiếp gửi đề xuất về sở KH&CN tổng hợp, rồi tổ chức các hội đồng tư vấn để tuyển chọn. Còn hiện nay, các đơn vị, cá nhân gửi đề xuất về các ngành, các huyện sơ tuyển để đề xuất đặt hàng với tỉnh. Trên cơ sở đó, Hội đồng tư vấn cấp tỉnh sẽ tuyển chọn và trình tỉnh quyết định.

Thực ra, nhiều năm nay, những ngành có nhiều đề xuất như Nông nghiệp, Y tế (ở các tỉnh), hoặc ngành công nghiệp (ở thành phố trực thuộc TW) cũng đã đứng ra sơ tuyển. Bây giờ, áp dụng mở rộng, nhiều hay ít đều phải qua ngành, UBND huyên sơ tuyển. Còn các khâu công việc khác cơ bản vẫn như cũ. Quan trọng là nguồn đề xuất thì không khác mấy, vẫn chủ yếu từ các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ, các trường cao đẳng, đại học, còn các doanh nghiệp vẫn rất ít. Số lượng đề tài hầu hết đều được sơ tuyển gửi về tỉnh vẫn nhiều như trước, gấp 3-4 lần số đề tài cần đặt hàng, có thể nói là không khác mấy so với các đơn vị gửi thẳng về sở KHCN.

Nhìn chung, các tỉnh quan tâm chỉ đạo việc định hướng đề xuất nghiên cứu cụ thể hơn, sát hơn với nhiệm vụ của địa phương. Phần lớn UBND các tỉnh phê duyệt danh mục đề tài do Hội đồng tư vấn tuyển chọn. Có nơi danh mục tuyển chọn được kiểm soát chặt chẽ hơn, được thông qua Ban thường vụ tỉnh ủy, có sự, thêm bớt khá nhiều theo yêu cầu của tỉnh; có nơi cơ quan chuyên môn HĐND tỉnh thẩm định và yêu cầu giải trình kinh phí. Những nơi thực hiện sự kiểm soát này lại làm nảy sinh trở ngại khác. Đó là những đề tài do tỉnh yêu cầu thường không thông qua hội đồng tư vấn đề xác định (tên, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, sản phẩm khoa học). Thời gian phê duyệt danh mục đề tài thường chậm hơn 3-5 tháng (đến cuối tháng 5-6 hàng năm mới xong). Còn phê duyệt danh mục đơn vị chủ trì và kinh phí đến tháng 6-7 mới xong. Như vậy tiến độ triển khai và rải ngân bị ảnh hưởng lớn, nhất là những đề tài liên quan đến thời vụ.

Hoạt động của các hội đồng tư vấn xác định đề tài cơ bản vẫn như cơ chế cũ. Theo quy định, Hội đồng tư vấn xác định đề tài được thành lập theo chuyên ngành. Đề tài cấp quốc gia hay cấp bộ đều thực hiện như vậy. Nhưng trong thực tế, phần lớn địa phương vẫn theo truyền thống thành lập ba hội đồng tư vấn theo ba khối mỗi khối gồm rất nhiều ngành : Khối các ngành nông lâm nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, bảo vệ thực vật…); Khối các ngành công nghiệp (Công Thương, Xây dựng, GTVT, Tài nguyên Môi trường, công nghệ thông tin...); Khối các ngành xã hội và nhân văn(gồm Y dược, Giáo dục đào tào, Văn hóa, an ninh, kinh tế, lich sử…)

Hội đồng tư vấn cấp tỉnh vốn là hội đồng mùa vụ, kiêm nhiệm. Việc tổ chức hội đồng theo khối gồm nhiều ngành quá rộng, Mỗi Hội đồng ít thì cũng 5-10 hồ sơ, Hội đồng nhiều đến 15-30 hồ sơ. Như vậy là vượt quá khả năng chuyên sâu của các uỷ viên, nhất là ủy viên phản biện (hồ sơ nào cũng phải nhận xét). Thời gian làm việc của hội đồng thường chỉ có một buổi. Việc thảo luận và bỏ phiếu của hội đồng phụ thuộc rất nhiều vào định hướng lựa chọn của sở KHCN, nhưng không tránh khỏi cảm tính. Hội đồng cũng không kịp hoàn thiện tên, nội dung, sản phẩm KH&CN của từng nhiệm vụ theo quy định. Những vấn đề đó Hội đồng thường ủy nhiệm cho sở KH&CN hoàn thiện. Sở KH&CN lại phải cần đến sự phối hợp của bên đề xuất. Như vậy, tuy nhà nước nắm tiền, nắm quyền quyết định đặt hàng, nhưng thực tế lại rơi vào thế bị động, quyền chủ động lại thuộc về phía đề xuất ban đầu

Nhà nước yêu cầu và khuyến khích thành lập và hoạt động Quỹ KHCN các cấp. Cơ chế đầu tư của quỹ ưu việt hơn, đó là tuyển chọn, đầu tư đề tài thường xuyên, liên tục trong năm (lấy tiêu chuẩn chất lượng làm trọng), không chịu sức ép về thời gian rải ngân. Hơn nữa, ngoài việc hỗ trợ nghiên cứu, Quỹ còn có cơ chế cho vay, góp vốn đầu tư nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHCN. Nhưng đến nay, chưa đến 20 tỉnh thành lập, phần lớn đang trì hoãn việc thành lập, mà vẫn đầu tư theo niên độ năm tài chính. Học tập cấp trung ương (cấp nhà nước và cấp bộ), nhiều tỉnh tiến hành việc đề xuất, đặt hàng và tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN làm nhiều đợt trong năm. Nhưng vẫn còn nhiều tỉnh vẫn chỉ tổ chức một đợt trong năm. Dẫn đến kết quả tư vấn tuyển chọn không tránh khỏi gò ép, quá tải. Các khâu công việc về sau cũng bị dồn ép về thời gian, không tránh khỏi ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả.

2. Đầu tư ngân sách cho KHCN cấp tỉnh.

2.1. Tổng hợp nguồn vồn ngân sách đầu tư cho KHCN 2010-2018 (Tỷ đồng)



































































































































































































































































































Năm


Cả nước


TW


ĐP


Sơn La



ĐTPT


SNKH


ĐTPT


SNKH


ĐTPT


SNKH


ĐTPT


SNKH


I. 2010-2014


















2010


4.088


5.090


1.939


3.850


2.149


1.240


5,000


12,350


2011


5.069


6.430


2.354


4.870


2.715


1.560


13,000


15,000


2012


6.008


7.116


3.018


5.410


2.990


1.750


13,000


18,500


2013


6.136


7.733


2.836


5.813


3.300


1.920


13,000


19,500


2014


5.986


7.680


2.936


5.745


3.050


1.935


14,000


19,500


Tổng số


27.367


34.049


13.083


25.595


14.204


8.451


54,000


74,850


61.416


38.678


22.655


128,850


Bình quân/tỉnh.










225,460


134,142


54,000


74,850








Bình quân năm/ tỉnh.










45,092

26,828


26,820



10,800


14,970


71,912


25,770


Cơ cấu 2 khu vực ĐTPT và SNKH(%)


44,77


55,23


33,83


66,17


62,69


37,31


41,92


58,08


Cơ cấu TW và địa phương(%)






47,45


75,28


52,55


24,72






63,12


36,88




II. 2015-2018


















2015


7.600


9.790


4.130


7.640


3.470


2.150


14,000


20,446


2016


8.360


10.471.


4.543


8.121


3.817


2.350


7,490


20,450


2017


9.196


11.243


4.997


8.731


4.199


2.512


9,000


21,680


2018


10.200*


12.190


5.430*


9.440


4.770*


2.750


8,000


21,763


2.Tổng số


35,376


43.694


19.100


33.932


16.256


9.762


38,490


83,889


79.070


53.032


26.038


122,379


Bình quân/ tỉnh.










258,031


154,952


38,490


83,889


413,301


122,379


Bình quân năm/tỉnh.






231,8


417,6


64,507


38,737


10,498


20,658









Cơ cấu 2 khu vực ĐTPT và SNKH(%)


44,58


55,42


35,70


64,30


61,67


38,23


33,69


66,31


Cơ cấu TW và địa phương(%)






53,95


77,23


46,15


22,77






67,13


32,87



Ghi chú: * Vốn đầu tư phát triển KHCN năm 2018 của cả nước, cấp TW và cấp địa phương lấy bằng mức năm 2017 cộng tăng trưởng 10%.

2.1. Cơ cấu đầu tư KHCN.

Trong 4 năm thực hiện cơ chế đặt hàng, KHCN cấp địa phương được ngân sách đầu tư 26.038 tỷ đồng gấp 1,23 lần 5 năm trước. Cơ cấu đầu tư giữa cấp Trung ương và cấp địa phương đã được điều chỉnh, tỷ trọng của cấp địa phương giảm từ 36,88% xuống 32,87%; cấp trung ương tăng từ 63, 12% lên 67,13%.

Nhưng cơ cấu đầu tư giữa hai khu vực tăng cường tiềm lực và nghiên cứu rất khác nhau. Vốn tăng cường tiềm lực cho KHCN cấp địa phương 16.256 tỷ, chiếm tới 46,15% cả nước. Trong 5 năm trước (2010-2014) còn cao hơn, tới 52,55%. Vồn sự nghiệp khoa học cấp địa phương 9.762 tỷ, chiếm 22,72%, thấp hơn 5 năm trước(24,72%)

Trong nội bộ từng cấp, cơ cấu vốn cũng rất khác nhau. Ở cấp Trung ương, vốn đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng thấp, có tăng nhẹ từ 33,83% lên 35,70%; vốn sự nghiệp khoa học chiếm tỷ trọng cao, có giảm nhẹ từ 66,17 xuống 64,30%

Ngược lại, ở cấp địa phương, vốn đầu tư tăng cường tiềm lực chiếm tỷ trọng cao, có giảm nhẹ từ và từ 62,69% xuống 61,67%; vốn sự nghiệp khoa học chiếm tỷ trọng thấp và tăng nhẹ từ 37,31% lên 38,33%.

Trong 4 năm (2015-2018), bình quân mỗi tỉnh TP được Ngân sách nhà nước đầu tư hơn 218 tỷ đồng cho đầu tư phát triển và gần 155 tỷ vốn sự nghiệp khoa học. Bình quân hàng năm mỗi tỉnh, TP được đầu tư hơn 64,5 tỷ cho tăng cường tiềm lực KHCN và hơn 38,2 tỷ vốn sự nghiệp khoa học. Đây là chưa kể một số tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách lớn còn đầu tư thêm cho lĩnh vực KHCN. Các tỉnh quan tâm hơn đề tài khoa học (do sở KHCN quản lý), thường xuyên có sơ kết, tổng kết, còn đầu tư tăng cường tiềm lực (do sở kế hoạch và đầu tư quản lý) nhiều năm nay hầu như không được các tỉnh khảo sát, đánh giá hiệu quả như thế nào.

Ưu điểm của kinh phí SNKH cấp tỉnh là phấn lớn giành cho nghiên cứu. Về cơ cấu kinh phí SNKH cấp trung ương, chủ yếu là chi cho bộ máy và chi khác của các tổ chức KHCN công lập, chi cho nghiên cứu thấp hơn, nhưng cụ thể chưa có số liệu rõ ràng và thống nhất. Còn kinh phí SNKH cấp địa phương chỉ để chi cho nghiên cứu và các hoạt động KHCN khác. Lương và chi khác của các tổ chức KHCN công lập không lớn, lại được ngân sách hỗ trợ riêng. Kinh phí sự nghiệp khoa học nhiều tỉnh thường dùng 65-70% cho nghiên cứu (còn 30-35% cho các chuyên môn nghiệp vụ khác). Tính ra, bính quân mối năm, mỗi tỉnh, TP được đầu tư trên dưới 30 tỷ cho nghiên cứu khoa học. Mức độ cụ thể thì khác nhau. Thành phố và tỉnh lớn thì trên dưới 100 tỷ. Tỉnh nhỏ thì trên dưới 15 tỷ. Tỷ lệ kinh phí dành cho đề tài cấp tỉnh cũng khác nhau, từ 50-65%. Vì mức độ đầu tư vốn đối ứng cho các nhiệm vụ cấp trung ương (chủ yếu thuộc Chương trình KHCN phục vụ nông nghiệp- nông thôn và các vùng miền núi và Chương trình phát hỗ trợ triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp) ở từng tỉnh khác nhau. Có một số tỉnh giành tỷ lệ (trên dưới 20%) cho đề tài cấp cơ sở, nhưng nhiều tỉnh lại không. Có tỉnh lại điều chuyển một phần kinh phí SNKH sang cho đầu tư tăng cường tiềm lực và một số nhiệm vụ không thuộc diện đề tài hay dự án KHCN. Theo giám sát của Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội thì kinh phí đầu tư cho KHCN cấp tỉnh (giai đoạn 2011-2016) khoảng 63% sử dụng đúng, 37% sử dụng sai đối tượng. Kết quả kiểm toán đầu tư KHCN (2010-2014) trước đó cũng đánh giá tương tự.

3. Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu.

Kinh phí tăng, nhưng số lượng đề tài của các tỉnh, thành phố không tăng mà có xu hướng thu gọn, bình quân khoảng 20 đề tài/tỉnh (thành phố và tỉnh lớn trên dưới 50 đề tài, tỉnh nhỏ trên dưới 10 đề tài). Tổng số đề tài của 63 tỉnh, thành phố một năm là khoảng trên dưới 1.200 đề tài.

Cơ cấu đề tài chưa có gì thay đổi. Trên 80% là đề tài, dưới 15% là dự án, dưới 5% là đề án. Khối các ngành nông lâm nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, bảo vệ thực vật…) 50%; Khối các ngành công nghiệp (Công Thương, Xây dựng, GTVT, Tài nguyên Môi trường, công nghệ thông tin...) 20%; Khối các ngành xã hội và nhân văn(gồm Y dược, Giáo dục đào tào, Văn hóa, an ninh, kinh tế, lich sử…): 30%.

Trong khi đó, ở cấp nhà nước và cấp bộ 65% là đề tài, 25% là dự án và 10% là đề án. Các ngành kỹ thuật và công nghệ trên 70%, nông nghiệp 10%, khoa học xã hội nhân văn 10%, các ngành khác 10%. Cơ cấu đề tài ở cấp Trung ương tạo ra sản phẩm thương mại và ứng dụng cao hơn ở cấp địa phương.

Tính ra, bình quân một đề tài khoa học cấp tỉnh được đầu tư khoảng trên dưới 700 triệu (2010, 2011) đã tăng lên trên dưới 1,2 tỷ (2017, 2018). Cùng một đề tài bản chất khoa học tương tự nhau, nhưng kinh phí các tỉnh đầu tư chênh lệch nhau rất lớn, có tỉnh 300-400 triệu đồng, có tỉnh 500-700 triệu, có tỉnh trên 1 tỷ đồng. Đó là do quan hệ giữa số kinh phí và số lượng đề tài của từng tỉnh; quy mô công việc các tỉnh vận dụng cũng khác nhau (quy mô diện tích thử nghiệm, quy mô sản phẩm thử nghiệm, số lượng báo cáo chuyên đề, số lượng phiếu điều tra khảo sát, công tác phí, xăng xe...).

Đề tài thực hiện theo cơ chế đặt hàng về văn bản thì được các tỉnh đánh giá chất lượng và hiệu quả hơn. Nhưng chưa có tiêu chí, số liệu, bằng chứng thuyết phục. Còn theo những người trong cuộc (cán bộ chuyên môn của sở KHCN và những người có thâm niên tham gia các hội đồng tư vấn tuyển chọn và nghiệm thu) thì chưa có chuyển biến đáng kể. Đành rằng, nhiều nơi đề tài bám sát hơn chủ trương, nhiệm vụ của địa phương, kết quả nghiệm thu được bàn giao cho chính ngành, huyện đề xuất đặt hàng. Còn từ đó, việc chỉ đạo, triển khai đưa vào cuộc sống cũng chưa có chuyển biến rõ nét. Có không ít công việc được tính cho nghiên cứu khoa học, vì chúng được sử dụng vốn sự nghiệp khoa học. Nếu có nguồn vốn khác thì có hình thức thực hiện khác(thuê nhà tư vấn chuyên nghiệp, hoặc thực hiện dưới hình thức dự án khuyến nông, khuyến công) còn rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Vấn đề cốt lõi nhất của nghiên cứu khoa học là tính mới, tính sáng tạo, hạn chế sự trùng lặp của các nghiên cứu và chống chéo với chức năng thường xuyên của tổ chức thì chưa được chứng minh rõ. Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu chưa được nâng lên tương ứng với nguồn vốn đầu tư. Nghiên cứu KH và phát triển CN ở một số thành phố lớn có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Còn ở các tỉnh nghiên cứu khoa học là nghiên cứu ứng dụng, nhưng hầu như không được thương mại hóa; rất ít khi được công bố, được khai thác sử dụng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước (chứ chưa nói đến tạp chí quốc tế); rất ít được chuyển hóa thành chủ trương cơ chế chính sách hay tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương; hầu như không được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp tỉnh, cấp bộ; hầu như không được đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế hay giải pháp hữu ích; hầu như không tham gia và không được giải thưởng hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, cấp toàn quốc, giải thưởng KHCN Việt Nam, không được giới thiệu tại hội chợ công nghệ Texmac hàng năm do Bộ KHCN tổ chức…Trong khi đó nhiều nghiên cứu độc lập, tự đầu tư của doanh nghiệp, của tổ chức KHCN, của cá nhân lại được công bố nhiều hơn, được cấp bằng độc quyền sáng chế hay giải pháp hữu ích, được thương mại hóa, được chuyển giao ứng dụng nhiều hơn, được xuất khẩu sản phẩm ra cả nước ngoài, được nhiều giải thưởng sáng tạo KHCN hơn, được vinh danh nhiều hơn

4. Liên hệ tỉnh Sơn La.

- Quản lý KHCN. Sơn La thuộc nhóm tỉnh chưa thành lập Quỹ phát triển KHCN, vẫn đầu tư nghiên cứu khoa học theo niên độ năm tài chính, vẫn tiến hành việc đề xuất và xác định (tuyển chọn) đề tài một đợt trong năm, vẫn thành lập Hội đồng thời vụ (chưa có cơ sở dữ liệu các chuyên gia theo chuyên ngành) tư vấn tuyển chọn theo ba khối truyền thống là khối các ngành nông nghiệp, khối các ngành công nghiệp và khối các ngành Y tế, giáo dục, xã hội và nhân văn.

Tỉnh tăng cường chỉ đạo hoạt động KHCN, định hướng nghiên cứu sát hơn với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Danh mục đề tài được kiểm soát khá chặt chẽ, được thông qua Ban thường vụ tỉnh ủy, có sự điều chính (thêm ,bớt) của tỉnh. Dự toán kinh phí cho từng đề tài được thường trực HĐND thẩm định. Còn tiến độ phê duyệt và triển khai đề tài chậm hơn các tỉnh khác.

-Đầu tư cho KHCN. Từ 2010-2018, KHCN Sơn La được đầu tư hơn 251,2 tỷ đồng, với cơ cấu tăng cường tiềm lực gần 92,5 tỷ, chiếm 36,7%, SNKH 158,6 tỷ, chiếm 63,3%. Trong giai đoạn 2010-2014 hơn 128,8 tỷ, cơ cấu tỷ lệ xấp xỉ 42: 58. Giai đoạn 2015-2018 hơn 122,3 tỷ, cơ cấu xấp xỷ 34: 66. Cơ cấu và xu hướng đầu tư cho KHCN ở Sơn La ưu tiên cho nghiên cứu hơn là tăng cường tiềm lực. Nhưng vốn tăng cường tiềm lực cho KHCN cũng khá lớn (do sở kế hoạch và đầu tư quản lý), chưa được khảo sát, đánh giá hiệu quả phục vụ cho nghiên cứu KHCN như thế nào.

Bình quân vốn tăng cường tiềm lực của hai giai đoạn 2010-2014 và 2015-2018 đều trên 10 tỷ đồng/năm. Còn vốn SNKH đã tăng từ trên 14,9 tỷ lên 20,6 tỷ, năm 2018 là 21,7 tỷ (làm tròn). So với mức trung bình cuả khối địa phương, vốn đầu tư cho KHCN của Sơn La còn thấp, mới chiếm 16% tăng cường tiềm lực và 69% SNKH.

Vốn SNKH được dử dụng cho nghiên cứu cấp tỉnh tương tự như khối địa phương, bình quân chiếm 65-70%, còn 30-35% cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác. Nhưng có năm tỷ lệ giành cho nghiên cứu cấp tỉnh cũng giảm sâu, do phải đối ứng và hỗ trợ nhiều cho các dự án không thuộc đề tài cấp tỉnh. Tỉnh chưa có cơ chế hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học cấp cơ sở như một số tỉnh khác.

-Nghiên cứu KHCN. Từ 2015 đến 2018, tỉnh Sơn La có 59 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, bình quân 14,7 nhiệm vụ/năm, riêng năm 2018 chỉ có 7 nhiệm vụ, thấp hơn giai đoạn 2010-2015 (17,6 nhiệm vụ/năm). Cơ cấu đề tài 83%, đề án 1,7%, dự án 15,3%, cơ bản là tương đồng với cơ cấu chung của khối địa phương. Nhưng cơ cấu theo lĩnh vực có sự khác biệt lớn: Khối các ngành nông nghiệp 37%, khối các ngành công nghiệp 19%, XH&NV 44%. Tỷ lệ đề tài khối các ngành nông nghiệp của Sơn La thấp hơn đáng kể và cao hơn đáng kể ở khối các ngành XH&NV.

Bình quân một đề tài được đầu tư trên dưới 600 triệu (giai đoạn 2010-2014), 800 triệu (2015-2018).

Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu cũng trong tình trạng chung của khối địa phương, có chuyển biến, nhưng chưa rõ nét, chưa căn cơ.

Tài liệu tham khảo:

-Nghi quyết quốc hội về dự toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm; Nghị quyế HĐND các tỉnh về dự toán thu chi ngân sách tỉnh hàng năm; Quyết định phê duyệt nhiệm vụ KHCN đặt hàng hàng năm của các tỉnh, thành phố: https://thuvienphapluat.org.vn.

Số liệu ngân sách nhà nước: https://www2.chinhphu.vn.

Báo cáo tổng kết hàng năm của bộ KHCN, các sở KHCN (Internet).

Kiểm toán KHCN về lĩnh vực KHCN (internet), Tạp chí Tia sáng (2015).

Kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ quốc hội, Ủy ban KHCN & MT về lĩnh vực KHCN (internet).
Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 12
    • Hôm nay: 535
    • Trong tuần: 10 232
    • Tất cả: 13412459
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này