No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Lão nông “chế” máy trợ thở giúp con vượt trọng bệnh
Lượt xem: 1036








Lão nông “chế” máy trợ thở giúp con vượt trọng bệnh



GD&TĐ - Là nông dân chưa học hết lớp 12, nhưng ông Trần Trung Hiếu đã “chế” ra chiếc máy trợ thở “rẻ tiền”, giúp người con trai vượt qua cơn khốn khó của bệnh hiểm nghèo. Từ đó mà anh sống vui, tích cực hơn mỗi ngày.




Chiếc máy trợ thở do lão nông Trần Trung Hiếu sáng chế. Ảnh: TG


Máy trợ thở lạ lùng

Những ngày giữa tháng 6, PV Báo GD&TĐ tìm đến căn nhà của lão nông Trần Trung Hiếu, 57 tuổi, thôn Phú Thủy, huyện Ninh Sơn, tỉnhNinh Thuận. Chúng tôi đã mục sở thị máy trợ thở do ông sáng chế trước Tết Nguyên đán 2020.

Trong căn nhà cấp 4,lão nôngHiếu chia sẻ, con trai đầu của ông tên Trần Trung Thiêng Hoàng (37 tuổi). Năm 2015 anh xuất hiện triệu chứng teo chân, mất sức lao động. Sau khi đi khám ở nhiều nơi, bác sĩ xác định bị bệnh xơ cột bên teo cơ đôi chân.

Thấy bệnh tình của con ngày càng nặng, gia đình ông Hiếu đã vay mượn khắp nơi để đưa anh vào TPHCM chữa bệnh. Tổng số 4 lần điều trị tại các bệnh viện khác nhau, với số tiền hơn 40 triệu đồng. Nhưng cuối cùng anh lại bị trả về vì không có thuốc điều trị.

Năm 2019, bệnh của anh Hoàng ngày càng xấu. Chân anh bị teo lại, xuất hiện tình trạng khó thở… Gia đình đưa anh Hoàng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận để điều trị. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã mổ thông khí quản và đặt ống cho anh Hoàng thở bằng máy. Nằm ở bệnh viện hơn 4 tháng thì anh Hoàng được xuất viện.

Do không có tiền mua máy thở, nên gia đình ông Hiếu đã cử 4 người thay phiên nhau túc trực để bóp bóng trợ thở, giúp anh Hoàng duy trì sự sống. Sau 20 ngày bóp bóng thở, nhận thấy những vất vả mà gia đình đang gặp phải và xuất phát từ tình thương con, lão nông Hiếu đã bắt đầu suy nghĩ đến việc"chế" một chiếc máy trợ thở tự động.

Nói là làm, ông Hiếu đã nghĩ ra việc "chế" chiếc quạt cũ của gia đình thành máy trợ thở. Bước đầu làm đã thất bại đến 4 - 5 lần, những thử thách đó cũng không quật ngã được ý chí của ông.

Đến lần thứ 6, chiếc máy đã được "chế" tạo thành công. Ban đầu, chiếc máy trợ thở được làm bằng chiếc máy quạt gia đình, nên khi hoạt động được khoảng 3 tháng, chiếc máy trên không đủ công suất để trợ thở cho anh Hoàng.

Từ đó, lão nông Hiếu tiếp tục suy nghĩ, tận dụng những thiết bị gia, đồ cũ có sẵn để "chế" một chiếc máy trợ thở khác hoàn chỉnh hơn và hoạt động cho đến nay.

Lão nông Trần Trung Hiếu vui vẻ nói: "Chiếc máy trợ thở của tôi tận dụng đồ cũ nên chỉ có giá khoảng 1 triệu đồng. Chiếc máy hiện tại đã hoàn chỉnh, hoạt động tốt để phục vụ cho con tôi thở hằng ngày. Khi chiếc máy vào hoạt động thay thế được 4 người ngồi bóp bóng trợ thở như trước đây. Hiện, gia đình chỉ phân công 1 người ở nhà túc trực để khi cúp điện, máy gặp sự cố hay ống dẫn bị gấp để xử lý kịp thời".

Chiếc máy trợ thở của lão nông Hiếu có cấu tạo khá đơn giản. Nó gồm một động cơ mô-tơ điện rời, một vành (niềng) xe đạp, một bộ hơi được làm bằng ống nhựa PVC đường kính 90 mm, dài 25 cm được bịt kín 2 đầu và một ống dẫn khí dài khoảng 2 mét được nối trực tiếp từ bộ hơi vào cơ thể bệnh nhân.

"Máy hoạt động khá đơn giản, khi cắm vào nguồn điện thì mô-tơ hoạt động sẽ làm quay niềng xe đạp thông qua dây cao su được chế từ ruột xe gắn máy. Khi quay, gánh tay đòn gắn ở niềng xe đạp đẩy bộ hơi hoạt động, từ đó tạo ra khí như bóp bóng hơi trợ thở mà không cần sức người.

Đặc biệt, tôi còn chế ra thêm một bộ lọc hơi nước. Để khi trời nắng nóng, nó làm hạ nhiệt hơi trong máy trợ thở. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc lọc không khí qua nước. Nhờ vậy, không khí sẽ sạch hơn", lão nông Hiếu nói.

"Ai khó khăn thì cứ liên hệ tôi"

Anh Trần Trung Thiên Hoàng rất cảm động trước tình cảm của ba. Sức khỏe của anh hiện khá ổn định. "Từ khi có máy trợ thở tôi không còn cảm thấy day dứt khi làm phiền nhiều người. Tôi sẽ cố gắng sống lạc quan hơn để mọi người an tâm", anh nói.

Lão nông Hiếu bùi ngùi: "Giờ con tôi đã có máy trợ thở. Tôi rất vui và an tâm. Hiện chiếc máy trợ thở của tôi có công suất mô-tơ khá lớn. Khi máy hoạt động bơm hơi vào cơ thể bệnh nhân khá mạnh, nên tôi phải dùng niềng xe đạp để giảm lại tốc độ quay của mô-tơ. Tôi cũng mong muốn tìm được nơi bán mô-tơ có công suất khoảng 100W, quay 20 vòng/phút để mua lại về "chế" thành máy trợ thở nhỏ gọn hơn hiện tại".

"Tôi đã làm được 4 máy trợ thở. Trước đó, khoảng 1 tháng tôi đã tặng miễn phí cho một gia đình ở quận Phú Nhuận, TPHCM. Gia đình đó cũng có người thân mắc bệnh hiểm nghèo như con trai tôi", lão nông Hiếu vui vẻ nói.

Lão nông Hiếu chia sẻ: "Tôi chỉ là dân "hai lúa". Làm được gì cho con trai vượt bệnh hiểm nghèo là sung sướng rồi. Bây giờ tôi cũng muốn có sức khỏe để làm thêm được nhiều máy nữa tặng mọi người. Ai khó khăn thì cứ liên hệ tôi. Tôi sẽ làm tặng máy trợ thở tương tự để bà con có điều kiện điều trị bệnh cho người thân của mình. Như hiện nay, một máy thở y tế nhập từ nước ngoài có giá hơn một tỷ đồng, người nghèo không dám mơ tới".


Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại”


ST: TuấnĐạt


Thông tin doanh nghiệp
  • Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về kinh doanh trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
  • Rèn luyện sức khỏe - thể hình qua thiền
  • Tổng quan các xu hướng công nghệ năm 2023 (phần 3)
  • Hội nghị Công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật
  • Hội thảo tư vấn đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội - những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
  • Tại sao chỉ dùng cát sông khi xây dựng mà không sử dụng cát sa mạc và cát biển?
  • Chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
  • Lý Quang Diệu chống tham nhũng và phát triển đất nước Singapore
  • 5 bảng lương theo vị trí việc làm 2024 khi cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức? ​
  • Vai trò của ong mật đối với cây trồng, giải pháp khuyến khích sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng ở Sơn La
  • Linh thiêng nguồn cội, đất tổ Hùng Vương
  • Ai giàu ba họ….
  • Tổng quan các xu hướng công nghệ năm 2023 (Phần 2)
  • Tổng quan các xu hướng công nghệ năm 2023 (phần 1)
  • VBEE - Dự án chuyển chữ viết thành giọng ảo đầy cảm xúc
  • Ga Vĩnh Yên
  • Sơn La: Hội thi “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023”
  • Thế giới ca ngợi và tưởng nhớ Bác Hồ
  • Những ấn tượng kinh tế của Mộc Châu qua nửa nhiệm kỳ Đại hội và quyết tâm tăng tốc để cán đích mục tiêu kinh tế của Huyện vào năm 2025
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 9
    • Hôm nay: 1033
    • Trong tuần: 13 996
    • Tất cả: 13571979
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này