No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Hiệu ứng hàng biên hay SRI ?
Lượt xem: 3804








Hiệu ứng hàng biên hay SRI ?


Theo thông tin của trạm khuyến nông huyện Mai Sơn (Nay là trung tâm dịch vụ nông nghiệp), các hộ nông dân hầu hết các xã trong huyện đều đã cấy lúa theo phương pháp mới. Chúng tôi cùng với anh Đinh Văn Hà, Trạm phó và anh Phạm Hân Hạnh - chuyên viên và anh Hà Nam Thạch - Chủ tịch Hội nông dân xã đi thực địa ở bản Ban, xã Chiềng Mai. Xã có 17 bản, hơn 900 hộ, 91 ha ruộng, quả là 100% đã cấy theo phương pháp mới. Nhưng ở đây đang có sự nhẫm lẫn về phương pháp.


Đ/c Phan Đức Ngữ, PCT Liên hiệp các hội KH&KT cùng cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ xã Chiềng Mai,huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn Latrêncánh đồng cấy lúa theo công nghệ hiệu ứng hàng biên.



Phương pháp truyền thống là cấy dày trên dưới 45 khóm/m2, cấy theo mắt sàng, mỗi khóm trên dưới 5 dảnh (Thực ra, đây là phương pháp truyền thống bán cổ điển của giai đoạn vận động hợp tác hóa kiểu cũ sau năm 1960. Lúc đó, nông dân được tuyên truyền, hướng dẫn “Cấy thưa thừa đất, cấy dày thóc chất đầy kho”. Vì trước đó, theo phương háp truyền thống cổ diển, nông dân cấy khá thưa).

Phương pháp SRI (Phương pháp quốc tế, Việt Nam bắt đầu áp dụng vào những năm 1990), Phương pháp này được gọi là phương pháp canh tác sinh thái, thâm canh tổng hợp: Cấy thưa, điều hòa nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hợp lý… Riêng về mật độ cấy SRI cấy trên dưới 30 khóm/m2, cấy đều theo mắt sàng, 1-3 dảnh/m2. Phân bón rài đều trên mặt ruộng

Phương pháp hiệu ứng hàng biênlà phương pháp lợi dụngánh sáng sáng hợp lý. Cấy thưa hơn nữa, chỉ16-20 khóm/m2,cấy hai hàng dày, một hàng thưa, các khóm trong hàng cấy so le, 1-2 dảnh/khóm, bón phân vào giữa hai hàng dày. Hàng dày: hàng cách hàng 17-22 cm; khóm cách khóm 20-25 cm; Hàng thưa: hàng cách hàng 40-45cm. Phân bón vào giữa hai hàng dày.

Trạm khuyến nông huyện và cán bộ xã nói các hộ nông dân đã cấy theo phương pháp hiệu ứng hàng biên. Nhưng thực tế ở Bản Ban xã Chiềng Mai các hộ đang cấy trên dưới 30 khóm/m2. Không cấy đều theo mắt sàng, mà cấy hai hàng dày, một hàng thưa như phương pháp hiệu ứng hàng biên. Có điều, kích thước hàng thưa tuyđã được dãn ra, nhưngmới ở mức 25-30 cm, còn kích thước cấy hai hàng dày lại quá dày, 10cmx15cm, mối khóm vẫn cấy 4-5 dảnh. Bà con sợ ốc cắn nên phải cấy nhiều dảnh để dự phòng. Vì vậymật độ cấy tương đương phương pháp SRI.

Như vậy có thể nói, phương pháp cấy lúa ở xã Chiềng Mai là SRI cải tiến, hay là Hiệu ứng hàng biên chưa đạt chuẩn.

Theo anh Hà Nam Thạch, Chủ tịch Hội nông dân xã và anh Hoàng Kim Cương, Bí thư xã đoàn, bà con bắt đầu cấy theo phương pháp hai hàng dày một hàng thưa từ năm 2015. Thực tế khi còn cấy dày, theo mắt sàng, năng xuất lúa của gia đình các anh thường vào khoảng 7-8 lạng/m2, còn khi chuyển sang hai hàng dày, một hàng thưa thì năng suất cao hơn 1,1-1,2 kg/m2. Bà con bón phân viên nén vào giữa hai hàng dày, làm cỏ đi lại giữa hai hàng thưa, rất thuận tiện. Nói chung là năng xuất cao hơn, giảm được chi phívề giống, phân bón, công lao động, phòng trừ sâu bệnh.


Ảnh: Cấy lúa vụ chiêm xuân 2019theo phương pháphai hàng dày, 01 hàng thưa ở bản Ban, xã Chiềng Mai,huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Chúng tôi trao đổi và đề nghị trạm khuyến nông huyện, cán bộ khuyến nông xã, chủ tịch Mặt trận, Hội nông dân, Bí thư đoàn thanh niên xã nên có số liệu tính toán, chứng minh cụ thể ở từng bản, từng nhóm hộ, tăng năng suất và giảm chi phí mức trung bình, mức cao nhất, mức thấp nhất như thế nào.



Đ/c Phan Đức Ngữ, PCT Liên hiệp các hội KH&KT đang trao đổi với cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ xã Chiềng Mai,huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La


Chúng tôi đặt vấn đề vận động một số hộ tiên phong cấy đúngphương pháp hiệu ứng hàng biên, bảo đảm mật độ, kích thước hai hàng dày, một hàng thưa, số dảnh/khóm. Nếu chuyển từ thói quen lấy bờ ruộng làm chuẩn để chăng dây sang cấy theo hướng Đông Tây để tận dụng ánh nắng càng tốt. Cấy diện tích ít để đối chứng. Chủ tịch Hội nôngdân và Bí thư đoàn thanh niên xã nhận sẽ làm thử trên ruộng của gia đình, bắt đầu từ vụ mùa năm 2019 và vụ chiêm xuân 2020.Họ đề nghị có dự án đưa vào xây dựng mô hình thì tốt nhất. Chúng tôithấycần tiếp tục thúc đẩy để có dự án khoa học haydự án khuyến nông một cách bài bản.


Phan Đức

Liên hiệp các hội KH&KT Sơn La

Thông tin doanh nghiệp
  • 4 mô hình xây dựng đơn vị đổi mới sáng tạo ở khu vực nhà nước
  • Loài nhái cây mới được mô tả ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên
  • Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ: Thúc đẩy tăng trưởng khởi nghiệp trong khu vực
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”
  • Hội nghị biểu dương Điển hình tiên tiến phong trào nuôi ong mật tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2023
  • Nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển cây ăn quả tỉnh Sơn La
  • RYNAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp 4.0
  • Ứng dụng thương mại điện tử trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Triển khai cơ chế thử nghiệm cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo có tiềm năng tạo bứt phá cho nền kinh tế”
  • Đổi mới hoạt động của Cụm thi đua số 3 góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Tài liệu Hội thảo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 của Cụm thi đua số 3
  • Tài liệu Hội thảo PBKT Ứng dụng TMĐT trogn DN&HTX cây ăn quả
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023
  • Hội thảo tư vấn Báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Những người thầy giáo của của Bác Hồ
  • Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”
  • Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2023
  • ​Bác Hồ kêu gọi toàn dân rèn luyện sức khỏe
  • Đêm hội Phù Hoa
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 11
    • Hôm nay: 603
    • Trong tuần: 12 634
    • Tất cả: 13687013
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này