No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Chuyện về “Nhà sáng chế trẻ không bằng cấp đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật cấp tỉnh”
Lượt xem: 5613




Chuyện về “Nhà sáng chế trẻkhông bằng cấp đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuậtcấp tỉnh”



Không được học chuyên sâu về nghiên cứu khoa học, nhưng lại đam mê nghiên cứu và tự sáng chế những loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất của mình, anh Lò Văn Cường, sinh năm 1994, bản Hua Ít, thị trấn Ít Ong (Mường La) đã mạnh dạn học hỏi, tìm tòi và sáng tạo ra “Máy tuốt lúa thủ công có gắn động cơ, kết hợp sàng và quạt gió” để phục vụ nhu cầu cuộc sống và tăng năng suất lao động.








Đến nhà anh Lò Văn Cường khi anh đang loay hoay với những chiếc máy đang lắp dở, thấy nhà có khách, anh Cường lau vội bàn tay và đón chúng tôi bằng nụ cười thân thiện. Dáng người nhỏ nhắn cùng cách nói chuyện khiêm tốn của anh khiến chúng tôi lập tức bị cuốn hút. Rót chén trà mời khách, anh Cường kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện lập nghiệp của mình. Tốt nghiệp THPT năm 2013, không đăng ký thi đại học mà anh tham gia công an nghĩa vụ tại trại tạm giam của Công an Sơn La 3 năm. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, anh về quê giúp gia đình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công việc nhà nông vất vả và nghe nhiều ý kiến của người dân trong khi sử dụng máy tuốt lúa trên thị trường, mặc dù đã được cải tiến nhưng vẫn còn nhiều rơm rạ, mất thêm nhiều công đoạn để làm sạch được lượng lúa vừa tuốt. Điều đó làm anh trăn trở và canh cánh trong lòng làm thế nào để giúp người dân đỡ vất vả. Thế rồi không kịp đi học nghề để có bằng cấp, anh vừa tra cứu trên mạng, xem các video hướng dẫn lắp ghép kỹ thuật, vừa giành thời gian đi thực tế tìm hiểu tình hình sử dụng máy móc phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở địa phương...


Được biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại máy. Máy lớn có cả 3 chức năng tuốt, quạt và sàng, nhưng giá bán cao, lại nặng, không cơ động, khó di chuyển ra ruộng, nương. Máy nhỏ thì có 2 loại thủ công và gắn động cơ, nhẹ, dễ di chuyển, nhưng chỉ có 1 chức năng tuốt, không có chức năng quạt và sàng, lúa tuốt xong vẫn lẫn với rơm, thóc lép, phải mất công quạt lại thủ công mới sạch. Hơn nữa, máy không có hai dao cắt nên hay bị rơm cuốn vào quả lô, phải dừng lại để gỡ. Các hộ sử dụng máy phàn nàn, không hài lòng về các nhược điểm này.


Trong quá trình quan sát kỹ lưỡng cấu tạo và hoạt động của một số loại máy tuốt lúa hiện nay khi áp dụng vào điều kiện miền núi. Từ đó, rất nhiều ý tưởng cải tiến máy móc đã lần lượt hình thành, thôi thúc anh quyết tâm bắt tay vào thiết kế và thử nghiệm. Cuối năm 2017, anh sử dụng 40 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình và vay thêm 50 triệu từ ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sơn La, để đầu tư mua máy cắt, máy hàn, các vật dụng cần thiết. Sau gần một năm nghiên cứu và mày mò chế tạo, anh đã cho ra sản phẩm “Máy tuốt lúa thủ công có gắn động cơ, kết hợp sàng và quạt gió”. Anh Cường không giấu nổi niềm vui: Khi đó tôi đã hét lên vì vui sướng, bởi công sức mà mình bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng.


Giới thiệu về chiếc máy tuốt lúa của mình, anh Cường say sưa nói: Máy tuốt lúa thủ công gắn động cơ mi ni, công suất 1,8 kw, chạy 3.600 vòng/phút, vừa có quạt, có 2 lớp sàng (Ban đầu, máy chỉ có một sàng, sau cải tiến tiếp, bố trí hai sàng, bảo đảm lúa tuốt ra sạch tuyệt đối). Điều dễ nhận thấy, máy có 2 dao cắt bố trí hai bên quả lô nên không bị rơm cuốn vào, với 3 nhân công làm, công suất tuốt, quạt và sàng 3,5 - 4 tạ lúa/giờ, gấp 10 lần năng suất làm thủ công của 4 người. Đặc biệt, máy chỉ nặng hơn 40 kg, hai người khênh dễ dàng. Với các đặc trưng đó, tôi tin rằng máy tuốt lúa này ưu việt hơn cả các loại máy lớn, hiện đại và những máy nhỏ đang được bày bán, sử dụng trên thị trường.


Chế tạo và chạy thử nghiệm thành công, hai vợ chồng anh Cường quay video gửi cho bạn bè qua email và đưa lên facebook, thông báo các chỉ số kỷ thuật, tính năng, tác dụng, sự ưu việt, giá cả và được nhiều người phản hồi tích cực. Tuy mới chỉ được sáng chế ra trong năm nay, nhưng chiếc máy tuốt lúa của anh Cường được đầu tư khoảng 3 triệu đồng/chiếc, cuối cùng đã bán được ra thị trường 20 chiếc với giá 3,8 triệu đồng/chiếc, cho người dân trong huyện và ngoài huyện. HIện nay anh đang tiếp tục có một số đặt hàng mới. Với anh Cường: Để khuyến khích người dùng và mở rộng thị trường, thì phải hạ giá thành sản phẩm, chứ không phải nâng giá, quan trọng là sản phẩm tôi làm ra có thể giúp ích được người làm nông đỡ vất vả. Gia đình ông Quàng Văn Xoan, bản Hua Ít, cũng là một trong những hộ gia đình đã mua sản phẩm máy tuốt lúa của anh Cường. Ông Xoan chia sẻ: Trước đây, vào mùa thu hoạch lúa, nhà tôi vẫn luôn sử dụng máy tuốt lúa mini được bán trên thị trường, nhưng phải mất nhiều công đoạn, lúa tuốt xong vẫn còn lẫn nhiều rơm rạ, gia đình tôi lại phải mất thêm thời gian để làm sạch lúa. Từ khi có cái máy tuốt này mà công việc đồng áng của gia đình tôi nhàn hạ hơn hẳn, lúa tuốt xong đến đâu được làm sạch đến đó, tiết kiệm được thời gian, mà công suất làm cũng nhanh hơn hẳn so với máy tuốt lúa bình thường.


Không phụ công ngày đêm nghiên cứu và tạo ra được thành quả của chính mình, anh Lò Văn Cường đã đưa “Máy tuốt lúa thủ công có gắn động cơ, kết hợp sàng và quạt gió” dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ 5 năm 2018 và là tác giả trẻ duy nhất không bằng cấp vinh dự đoạt được giải ba của Hội thi. Được biết, anh cũng đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt cho khá nhiều khách hàng kiềng đun nấu hàng ngày nhưng lại có khả năng làm nóng bình nước tới 90 độ ởbất cứ đâu quanh nhà ! Tin rằng với niềm đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ấp ủ nhiều ý tưởng sáng tạo đang được thực hiện, anh Cường sẽ có thêm nhiều những sản phẩm khoa học mang tính thực tiễn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Bài, ảnh: Hạnh Vi (CTV)



Thông tin doanh nghiệp
  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
  • Khởi nghiệp từ mô hình trải nghiệm nông trại
  • 4 mô hình xây dựng đơn vị đổi mới sáng tạo ở khu vực nhà nước
  • Loài nhái cây mới được mô tả ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên
  • Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ: Thúc đẩy tăng trưởng khởi nghiệp trong khu vực
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”
  • Hội nghị biểu dương Điển hình tiên tiến phong trào nuôi ong mật tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2023
  • Nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển cây ăn quả tỉnh Sơn La
  • RYNAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp 4.0
  • Ứng dụng thương mại điện tử trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Triển khai cơ chế thử nghiệm cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo có tiềm năng tạo bứt phá cho nền kinh tế”
  • Đổi mới hoạt động của Cụm thi đua số 3 góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Tài liệu Hội thảo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 của Cụm thi đua số 3
  • Tài liệu Hội thảo PBKT Ứng dụng TMĐT trogn DN&HTX cây ăn quả
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023
  • Hội thảo tư vấn Báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Những người thầy giáo của của Bác Hồ
  • Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”
  • Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2023
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 14
    • Hôm nay: 1991
    • Trong tuần: 13 768
    • Tất cả: 13689642
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này