TỰ DO THẢO LUẬN VÀ PHÊ BÌNHTRONGĐẠI HỘI ĐẢNG
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là khối liên minh tự nguyện của những người cộng sản có cùng mục đích và lý tưởng. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảng đạo đức và văn minh. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng vấn đề tự do trong thảo luận và tự do trong phê bình trong sinh hoạt Đảng và đại hội Đảng.
Thảo luận tự do trong tổ chức đảng là quyền không ai được ngăn cấm. Song tự do trong thảo luận, tranh luận phải trên tinh thần xây dựng Đảng, vì lợi ích của công việc, lợi ích của Đảng, của nhân dân tuyệt đối không được lợi dụng quyền tự do để tuyên truyền những tư tưởng chống lại Đảng, chống lại chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gây chia rẽ bè phái trong Đảng. Việc thảo luận tự do trong Đảng không thể vô giới hạn; giới hạn nó được quy định Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, xuất phát từ sự cần thiết phải hành động, đấu tranh, thực hiện những gì mà sau khi thảo luận tập thể, được những người tham gia thảo luận đã nhất trí trở thành nghị quyết chung, cương lĩnh và hành động chung. Tháng 9/1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được triệu tập tại Thủ đô Hà Nội. Trong bài "Một cách thảo luận đã thảo Điều lệ Đảng", Bác viết: "Đại hội Đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đa đoàn kết, càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa, cho nên toàn thể đồng chí ta phi thảo luận kỹ càng các đề án và đóng góp ý kiến dồi dào, để bảo đảm đại hội thành công tốt đẹp. Đại hội Đảng là một dịp rèn luyện chính trị rất quan trọng và rộng khắp cho toàn Đảng, cho nên tất cả đảng viên cần phải hăng hái tham gia thảo luận" (1).Trong công tác lãnh đạo, Người chỉ rõ: “Để các chi bộ thảo luận tốt, thì cấp trên phải lãnh đạo giúp đỡ theo dõi, rút kinh nghiệm. Có khi các chi bộ nêu các câu hỏi khó, nên chưa chắc chắn thì nên hỏi Trung ương, không nên giải thích hoặc trả lời một cách miễn cưỡng. Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả các đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình, phải gom hết ý kiến của đảng viên để giúp đỡ Trung ương chuẩn bị đại hội Đảng cho thật tốt. Trong dịp chuẩn bị đại hội Đảng các đảng viên và chi bộ cần phải kết hợp chặt chẽ với công tác của mình"(2).
Tự do trong thảo luận phải gắn với việc phê bình. Quyền phê bình đã trở thành một tiêu chuẩn của đảng viên được ghi trong Điều lệ Đảng. Quyền đó vừa được xem như quyền hạn, vừa được xem là nghĩa vụ của đảng viên. Tự phê bình và phê bình đó là vũ khí để rèn luyện đảng viên giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng ngày càng tiến bộ hơn, biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, từ đó tăng cường đoàn kết nội bộ. Tự phê bình và phê bình là nhu cầu nội tại của tổ chức Đảng và đảng viên. Song sử dụng nó phải đúng mục đích thì mới có tác dụng, hiệu quả cao. Nếu sử dụng không đúng mục đích thì dù đó là vũ khí sắc bén cũng không tiêu diệt được kẻ thù, là "thần dược" cũng không trị được bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Khi thảo luận ở mỗi chi bộ thì mỗi đồng chí phải liên hệ đúng đắn Điều lệ Đảng với công tác của chi bộ và của mình để góp ý đầy đủ ý kiến, phải thành khẩn tự phê bình tư tưởng và công tác của mình, sửa chữa những khuyết điểm để củng cố tốt chi bộ và để rèn luyện mình thành người đảng viên tốt. Ví dụ: Phần cương lĩnh nói chung về tính chất Đảng thì phải liên hệ mình đã đứng thật vững trên lập trường giai cấp công nhân chưa? Mình đã thật sự gương mẫu trong mọi việc chưa? Phần nhiệm vụ của chi bộ thì phải liên hệ chi bộ đã thực hiện những nhiệm vụ ấy như thế nào? Có thiếu sót gì và cần sửa chữa như thế nào? Trong những hoạt động chính trị của mình trước kia và hiện nay, việc đúng và việc sai mình đã thật thà nói hết với Đảng chưa hay còn giấu giếm phần nào"(3). Cuối cùng Bác tổng kết: "Nói tóm lại, phải lấy 10 nhiệm vụ của đảng viên mà đối chiếu một cách thật thà vớt tư tưởng và hành động của mình"(4). Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng” (5).
Những chĩ dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tự do trong thảo luận và trong phê bình là những nguyên tắc cơ bản và nề nếp trong xây dựng Đảng. Đồng thời, có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi chúng ta đang thực hiện Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Mỗi cấp ủy Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tích cực đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng các văn kiện, góp phần tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tài liệu tham khảo:
(1, 2,3,4 )-Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXBCTQG, 2002, t.10, tr. 117 đến 119.
(5)-Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, năm 2007 tr. 58.
Nguyễn Văn Thanh