No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Bác Hồ và nước Mỹ 100 năm trước
Lượt xem: 6353








Bác Hồ và nước Mỹ 100 năm trước


Nguyễn Tấn Tuấn


Theo nghiên cứu về Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào năm 1912, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đến Mỹ khi quốc gia này vừa kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ chống lại sự thống trị của thực dân Anh. Đây cũng là động lực chính thôi thúc chàng thanh niên yêu nước tìm hiểu nước Mỹ nhằm rút những kinh nghiệm quí báu cho sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam...

Đến Mỹ để hiểu nước Mỹ

Bác Hồ đến Mỹ để tìm hiểu nền chính trị nước Mỹ từ năm 1912 đến 1913. Trong thời gian này Bác Hồ đã 3 lần gặp gỡ và tiếp chuyện với nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ Anne Louis Strong. Nội dung chủ yếu của những lần nói chuyện ấy đều xoay quanh chủ đề giải phóng dân tộc và sự áp bức nô lệ tại các thuộc địa của đế quốc, thực dân Anh. Một lần Bác Hồ nói với nhà văn Anne Louis Strong rằng: “người dân Việt Nam đang tự hỏi: Ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp; người này bảo là Nhật, người khác nói là Anh, có người lại nghĩ tới Hoa Kỳ có thể giúp ... từ đó tôi đi ra ngoại quốc để tìm hiểu cho rõ+. Sau khi nghiên cứu cách thức họ đấu tranh ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.


Khách sạn Parker ở thành phố Boston, nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê trong những năm 1912-1913- Ảnh: dangcongsan.vn


Bác sinh sống tại thành phố New York, hằng ngày vừa đi kiếm việc làm thuê để sinh sống vừa tranh thủ tìm hiểu lịch sử - xã hội nước Mỹ. Ở thành phố New York một thời gian, sau đó Bác Hồ tìm đến thành phố Boston, nơi có một hải cảng lớn thuộc tiểu bang Massachuseffs. Theo lịch sử Mỹ thì thành phố cảng Boston là chiếc nôi của nền văn hóa lâu năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thành phố Boston từng nổ ra cuộc kháng chiến đầu tiên của nhân dân Mỹ chống lại ách đô hộ thực dân Anh, góp phần với cả nước giành lại nền độc lập cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tại thành phố Boston Bác Hồ vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa tìm đọc và nghiên cứu về Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Đây là một phát hiện quan trọng đã tạo nguồn cảm hứng trong suốt hành trình đi tìm đường cứu nước của chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Trong nội dung Bản Tuyên ngôn của Mỹ, Bác Hồ tâm đắc nhất câu nói: “Thượng đế sinh ra con người, ai cũng có quyền tự do và bình đẳng ...”.

Trong hai năm sống ở Mỹ, Bác Hồ vừa lao động kếm sống vừa học hỏi và tiếp thu những giá trị về tư tưởng văn hóa, nền văn minh của nước Mỹ với mong muốn sẽ mang những tinh hoa của nước Mỹ về cho đồng bào mình, dân tộc mình. Nước Mỹ vào năm 1861, Abraham Lincoln là người đã phát động nhân dân Mỹ đứng lên đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ tàn ác của đế quốc thực dân Anh. Abraham Lincoln cũng chính là vị tổng thống Mỹ sau đó đã hùng hồn tuyên bố: “Chế độ dân chủ là chính quyền của dân, do dân và vì dân”…

Ngày nay chúng ta có thể nhận định, thời ấy việc Bác Hồ đến Mỹ chắc chắn không phải là một sự tình cờ, mà là một cuộc xuất ngoại có chủ ý chọn lọc. Bác Hồ từng ngưỡng mộ tên tuổi của G. Washington; Th. Jeffeson; Abraham Lincoln ... những nhân vật xuất chúng, đại diện cho sự công bằng, dân chủ và bình đẳng của người lao động Mỹ. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Tiếp sau đó Người đến vương quốc Anh, rồi sang Pháp và nước Nga. Người đã bôn ba khắp thế giới, đi nhiều và quan sát cũng nhiều. Có lẽ đó chính là những điều kiện để Bác Hồ tích lũy và hoàn thiện bề dày kiến thức của mình từ nền văn minh thế giới.


Hữu xạ tự nhiên hương

Không phải đến khi Bác Hồ trở thành lãnh tụ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945, mà ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, ngươì phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng đều rất kính trọng Hồ Chí Minh. Người Mỹ cho rằng: Xét dưới bất cứ góc độ nào thì Hồ Chí Minh vẫn là một con người phi thường. Vào năm 1919, tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đến Paris (Pháp) để dự Hội nghị Versailles với Chương trình 14 điểm. Tại Hội nghị nầy Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã tuyên bố một nguyên tắc thiêng liêng là mọi dân tộc phải có quyền tự quyết. Bác Hồ nắm bắt dược sự kiện quan trọng nầy nên đã gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách 8 điểm với nội dung rất khiêm tốn và đúng mực, Bác Hồ chưa đòi quyền tự trị cho nước mình ngay, mà chỉ đòi những quyền tự do tối thiểu cho dân tộc Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ…

Đoàn công tác của chính phủ Mỹ nhận được bức thư nói trên và hứa sẽ trình lên tổng thống Woodrow Wilson. Tuy nhiên sau đó không có kết quả. Đến năm 1942 từ chiến khu Tây Bắc, Bác Hồ một lần nữa lại lên đường sang Trung Hoa để nhờ sự hỗ trợ cho lực lượng cách mạng còn non trẻ Việt Nam. Thông qua Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ nhờ chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ nhưng cuối cùng cũng không thành. Tuy mối quan hệ giữa Mỹ và cách mạng Việt Nam ở giai đoạn này không được tốt đẹp, nhưng Bác Hồ vẫn giúp đỡ người Mỹ, cung cấp cho họ những tin tức tình báo quan trọng về phát xít Nhật ở chiến trường Bắc Đông Dương. Bác Hồ không đòi hỏi phía Mỹ giúp đỡ gì về vật chất ngoài sự ủng hộ và công nhận vai trò của tổ chức yêu nước cách mạng Việt Nam.

Trong suốt chặng đường tiền khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dù mong muốn nhưng vẫn chưa đạt được quan hệ chính thức với phía Mỹ. Bác Hồ sau đó đã thực hiện phương pháp “ngoại giao nhân dân”, giúp tướng Gallagher – chỉ huy phái bộ quân sự Mỹ tại Hà Nội thành lập “Hội hữu nghị Mỹ - Việt” vào đầu năm 1946. Cũng trong năm này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp các nhân vật quan trọng của chính phủ Mỹ như : George - bí thư Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Paris, hoặc trưởng ban Đông Nam Á Bộ Ngoại giao Mỹ Low Moffat tại thủ đô Hà Nội. Qua những lần tiếp xúc này, Bác Hồ của chúng ta đã dần dần làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Sau này trong một báo cáo của phía ngoại giao Mỹ vào năm 1946 gởi cho Tổng thống Hoa Kỳ có đoạn: “Hồ Chí Minh là một người cộng sản, nhưng trước hết ông là nhà yêu nước nhiệt thành, muốn xây dựng một nhà nước Việt Nam có tính dân tộc cao”. Đến năm 1949, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Đông Dương cũng từng nhận xét về Bác Hồ rằng: Hồ Chí Minh muốn tranh thủ thái độ của người Mỹ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến ở Việt Nam. Ông nầy cho rằng Mỹ nên có một giải pháp ủng hộ chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh, nhiều nhân vật quan trọng của chính phủ Mỹ thời ấy đã đồng tình với quan điểm của vị tổng lãnh sự này. Một số người Mỹ trước đây có dịp gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có chung nhận xét khá trung thực về Bác. Một nhà báo Mỹ nhận xét: “Chúng tôi có cảm tưởng Hồ Chí Minh là một người rất thông minh và hoàn toàn độc lập ... ông ấy là người tuy từng bị chúng ta lừa dối, nhưng không thù hận gì về những chuyện quá khứ và ông cũng quyết không bao giờ để bị lừa dối lần thứ hai…”. Có thể nói rằng đó là những nhận xét khá chuẩn mực của người Mỹ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân Việt Nam ngày nay đã gác lại quá khứ để mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế với tất cả các nước trên thế giới, trong đó nước Mỹ và Việt Nam hiện đã là “Đối tác toàn diện”, trong nay mai có thể nâng tầm lên “Đối tác chiến lược” của nhau. Đó cũng chính là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.


Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 19
    • Hôm nay: 887
    • Trong tuần: 10 584
    • Tất cả: 13412811
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này