No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Ý kiến tham gia về Dự thảo luật lao động sửa đổi
Lượt xem: 2119








Ý kiến tham gia về Dự thảo luật lao động sửa đổi

(Gửi Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh)

Phan Đức Ngữ

PCT Liên hiệp các hội KH&KT Sơn La


Sau khi nghiên cứu tài liệu, đọc các các ý kiến tham gia trên báo và mạng xã hội, tham khảo ý kiến của một số người, tôi cơ bản đồng tình với dự thảo Luật và tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên có một số vấn đề đề nghị xem xét, cân nhắc thêm.

I. Những vấn đề chung.

1. Giải thích từ ngữ( Điều 3)

-Điểm (1). Người lao động là người từ 15 tuổi trở lên... làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận,được trả lương...

Giải thích như trên là chưa bao quát hết các đối tượng lao động.Lao động tự cung, tự cấp không tính, còn lao động cho người khác có hai loại: Lao động tương đối ổn định, được trả lương; Lao động không ổn định, hợp đồng theo vụ việc, được trả tiền công. Một số cán bộ nghỉ hưu làm công tác hội chuyên trách cũng được thù lao phụ cấp trách nhiệm, chứ không hẳn là lương. V.v...

Vì vậy đề nghị bổ sung: Người lao động là người từ 15 tuổi trở lên làm việc cho người sử dụng lao động, được trả lương hoặc trả tiền công hay các khoản thù lao ...

- Điểm (2) và (4). Theo (2) thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, HTX, hộ gia đình, cá nhân...Nhưng theo(4), đơn vị sử dụng lao động lại là Doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, cá nhân, không có cơ quan, tổ chức...

Như vậy, người sử dụng lao độngvà đơn vị sử dụng lao động là hai khái niệm, hai đối tượng khác nhau.

Đề nghị xem lại và làm rõ vấn đề này.

2. Nội dung của Luật.

-Luật lao động áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động làdoanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, HTX, hộ gia đình, cá nhân...Nhưng cơ quan, tổ chức( là cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập,các cơ quan đảng,các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệpđược nhà nước giao biên chế và cấp ngân sách lại thực hiện theo cả Luật CBCC và Luật viên chức.

Vì vậy, luật cần có điều khoản ghi theo hướngcác cơ quan nhà nước vừa thực hiện theo Luật lao động, vừa thực hiện theo Luật CBCC; các đơn vị sự nghiệp công lập và một số tổ chức liên quan khácvừa thực hiện theo Luật lao động, vừa thực hiện theo Luật viên chức.

-Nội dung của Luật cần đầu tư nghiên cứu sâu thêm để có quy định khả thi bảo vệ quyền lợi người lao động trong khi doanh nghiệp có xu hướng thải bỏ người lao động sớm hơn tuổi lao động.

II. Các vấn đề lấy ý kiến.

1.Tuổi nghỉ hưu.

Tờ trình của Chính phủ cho rằngcần phải tăng tuổi nghỉ hưu là do Việt Nam rơi vào giai đoạn dân số già, nguồn lao động giảm dần, dẫn đến khan hiếm và nguy cơ quỹ bảo hiểm xã hội mất cân đối . Lý do này chưa thuyết phục lắm.

Theo các chuyêngia cảnh báo, trong một vài thập kỷ tới, VN chưa phải chịu áp lực nhiều về nguồn lao động; cái chính là vấn đề tào tạo lao động làm sao đáp ứng được yêu cầu của thị trường;Áp lực chính lại là thiếu việc làm do các doanh nghiệp có hu hướng thải công nhân sớm hơn nhiều so với tuổi lao động. Hiện tại và trong những năm tới, đảng và nhà nước khuyến khích người lao động trong khu vực nhà nước nghỉ trước tuổi để tạo cơ hội cho những người trẻ, được đào tạo cơ bảnhơn...

Hơn nữa, tuổi thọ trung bình của người việt Nam là gần 74 tuổi( Tổng cục thống kê), chứ không phải 76,6 tuổi như báo cáo. Lao độngở VN vất vả, nặng nhọc hơn các nước phát triển. Số năm sống khỏe của người nghỉ hưu thấp hơn nhiều nước. Sau khi nghỉ hưu, một số có làm thêm thì họ thường tìm các việc khác, tự do, thoải mái hơn...

Dù có tăng tuổi nghỉ hưu lên thì cũng chỉ có ý nghĩa đối với khu vực nhà nước. Còn khu vực SXKD, các doanh nghiệp sẽ thải người lao động sớm hơn. Như vậy, người lao động càng bị bất lợi về giải quyết chế độ bảo hiểm khi tuổi nghỉ hưu tăng lên. Vì vậy, người lao động trực tiếp khu vực sản xuất kinh doanh và một số ngành khác ( như ngành mầm non, ngành điều dưỡng...) tuyệt đại đa số không muốn kéo dài tuổi lao động. Đây là nguyện vọng chính đáng, đảng và nhà nước cần quan tâm.

Vì vậy, đề nghị chỉ áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số đối tượng lao động trình độ cao( nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, giảng viên đại học, chuyên viên cao cấp...). Nhưng với cơ chế khuyến khích và tự nguyện, không bắt buộc. Còn đối với người lao động khu vực SXKD và CBCCVC khu vực nhà nước không nên tăng tuổi nghỉ hưu, mà thực hiện như hiện nay, kể cả cán bộ lãnh đạo các cấp.

2. Bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Người lao động thường yếu thế và bất lợi hơn người sử dụng lao động. Luật cần thể hiện tinh thần bảo vệ họ. Luật phải có điều khoản quy định chặt chẽ, rõ ràng, khả thi hơnđể bảo vệ lợi ích của người lao độngtrong điều kiện doanh nghiệp có xu hướng thải lao động sớm hơn độ tuổi lao động.

Điều 36.Tiết (a), Điểm (1), quy định, ngườisử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao đồng thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng...Đề nghị bổ sung là “trong khiđịnh mức lao động và trình độ kỹ thuật của sản xuất không có sự thay đổi đột biến”. Còn định mức lao động và trình độ kỹ thuật của sản xuất có sự thay đổi đột biến thì không phải lỗi của công nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo, tập huấn cho công nhânđể họ theo kịp định mức lao động và trình độ sản xuất...

Tiết (c) quy định người sử dụng lao độngcó quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng kh bị thu hẹp sản xuất do thiên tai, hỏa hoạn hoặc phải di rời địa điểm do cơ quan nhà nước yêu cầu. Quy định như vậy là chưa đầy đủ.

Trong thực tế, doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phổ biến hơn khi sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp do cạnh tranh, thậm chí là do bị phá sản. ( Cả nước hàng năm có hàng chục vạn doanh nghiệp phá sản). Luật không những quy định rõ quyền của doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp động lao động , mà cần quy định cả nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động trong những trường hợp này.

Điều 48 quy định khi doanh nghiệp, HTX chấm dứt hoạt động hay bị giải thể, phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động được ưu tiên giải quyết. Nhưng trong thực tế, khi DN, HTX giải thể, phá sản thì ngân hàng lại nắm quyền ưu tiên được giải quyết lợi ích của ngân hàng trước. Đơn giản như nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm cho công nhân, thậm chí lạm sử dụng vào mục đích khác phần đóng góp của công nhân, mà cũng không chưa có chế tài xử lý hiệu quả...

Vì vậy, Luật lao động này và luật ngân hàng, luật phá sản cần được thống nhấtthì mới bảo vệ được lợi ích của người lao động.

3.Tiền lương

Lương và các khoản có tính chất lương của ta hiện còn tùy tiện, không công bằng. Cơ quan hành chính nhà nước được hưởng 25% phụ cấp công vụ. Cơ quan đảng và đoàn thể chính trị xã hội được thêm 30% là 55%. Có đối tượng viên chứchoàn toàn hưởng lương nhà nước( không có nguồn thu gì) lại không có phụ cấp.Hệ số khuyến khích, ưu đãi của các ngành lại cũng rất đa dạng...

Nên có điều khoản về việc thống nhất và sự ưu đãi đặc thù về chế độ tiền lương và các khoản có tính chất lương như thế nào để tránh tùy tiện, cục bộ.

4. Làm thêm giờ.

Quy định về khung thời gian làm thêm giờ cơ bản là phù hợp. Nhưng Luật mới quy định số giờ làm tối đa trong ngày, trong tháng, trong năm. Để bảo đảm sức khỏe và an toàn lao động cũng như sự bền vững của năng suất lao động, đề nghị quy định số ngày tối đa liên tục làm thêm giờ

Cần có sự phân biệt việc làm thêm giờ do doanh nghiệp yêu cầu và trả lương với việc làm thêm giờ khu vực hành chính, sự nghiệp do ngân sách trả lương. Cần nghiên cứu kỹ thêm đối với khu vực hành chính, sự nghiệp, nhất là khu vực hành chính. Công việc ở khu vực này lúc nhiều, lúc ít. Không nhất thiết dùng ngân sách trả thêm lương khi nhiều việc, còn khi ít việc vẫn hưởng lương bình thường. Có thể trả thêm lương hoặc có thể xử lý bằng cách giải quyết cho nghỉ bù( khi ít việc)

5. Giờ làm việc

Nên thực hiện như hiện nay. Đại đa số các tỉnh, thành phố đều làm việc lúc 7h30 sáng đến 11h30 và 1h30 -17h30 chiều. Nghỉ trưa về nhà chuẩn bị cơm nước và nghỉ ngơi, nên cần thời gian nhiều hơn.Chỉ có một số thành phố làm việc 8h hoặc 8h30 sáng, nghỉ thông tầm tại nơi làm việc, cần thời gian nghỉ ít hơn. Các nơi đã quen như vậy rồi và thấy phù hợp với địa phương mình.

Vì vậy, giờ làm việc không nên thống nhất cả nước, mà để các địa phương vận dụng phù hợp với thực tế ở địa phương. Trọng một địa phương, ví dụ các thành phố lớn cũng không nhất thiết thống nhất giờ làm việc để tránháp lực gây thêmách tắc giao thông. Nhà trẻ,mẫu giáo và trường học làm việc sớm hơn, còn công sở làm việc muộn hơn là hợp lý( để bố mẹ đưa con cái đi học xong rồi đi làm luôn)

6. Tổ chức đại diện của người lao động

Cần quy định rõ là các tổ chức đại diện người lao động được áp dụng với các loạihình cơ sở nào: Đơn vị sản xuất kinh doanh... hay cả cơ quan nhà nước( cơ quan đảng, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập...)

Các tổ chức đại diện người lao động chỉ có ở cấp cơ sở hay được hình thành hệ thống từ cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh, cấp toàn quốc? Cần quy định rõ.

7. Ngày nghỉ lễ, nghỉ tết âm lịch.

Nên duy trì như hiện nay để người lao động có thời gian đi lại thăm quê trong điều kiện tàu xe của ta chưa nhanh và thuận lợi như các nước. ( Nghỉ tết mà trùng với ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù các ngày tiếp theo. Còn trùng với ngày lễ khác thì không nghỉ bù cũng được)

Ngày thương bình Liệt sĩ là để cho các cấp, các ngành, đơn vị và nhân dân tổ chức tri ân như lâu nay vẫn làm. Nêntăng cường giáo dục thế hệ trẻ, đưa các hoạt động tri ân vào các trường học... Nếu nghỉ toàn dân( Công nhân, CBCCVC) thì rất khó kiểm soát, họ chủ yếu là để đi du lịch, vui chơi, giải trí, làm lệch ý nghĩa.


Thông tin doanh nghiệp
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La
  • Hội nghị bàn giao nhiệm vụ về Hội Khoa học Tổng hợp
  • Chuyển đổi số: Top 10 xu hướng của năm 2025
  • Nam và nữ - ai là “phái yếu”
  • Nghệ thuật lãnh đạo trong thời đại AI
  • Thư mời viết bài cộng tác
  • Công bố các quyết định về kết thúc hoạt động; thành lập, hợp nhất các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy Sơn La
  • Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Sơn La
  • Quái kiệt Lương Văn Phong: Cha đẻ DeepSeek khiến đế chế AI tỷ đô rúng động
  • Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Bí ẩn của bệnh tật và sức khỏe
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 54/2024
  • Rắn ở Việt Nam
  • Họp triển khai Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Khám phá Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam
  • Danh nhân Việt Nam tuổi Tỵ
  • Quyết định số 01/QĐ-LHH ngày 04 tháng 01 năm 2025 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La - Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2025
  • Quyết định số 04/QĐ-LHH Công khai quyết toán ngân sách năm 2024 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Sơn La
  • Đoàn kết, tăng tốc, bứt phá, xây dựng tỉnh Sơn La phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
  • Mục tiêu trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 33
    • Hôm nay: 2979
    • Trong tuần: 35 992
    • Tất cả: 15243822
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này