Ý kiến tham gia về Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi
(Bài tham gia ý kiến tại hội nghịlấy ý kiến về Luật giáo dục sửa đổi do Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La tổ chức vào ngày04/5/2019).
Phan Đức Ngữ
PCT Liên hiệp các hội KH&KT
Dự thảo Luật đã kế thừa, bổ sung, phát triểnluật năm 2005 và năm 2009, UBTVQH thấy đủ điều kiện đưa ra QH thảo luận và thông qua. Nhưng vẫn còn một số vấn đề, cần được xem xét, cân nhắc thêm.
1. Tính quy phạm của Luật. Đã là luật thìquy phạm pháp luật và chế tài là chính. Nhưng luật của ta định hướng kiểu nghị quyết, đề án, nghiên cứu nhiều hơn là quy phạm và chế tài.
2. Lấy ý kiến tham gia. Hai đối tượng điều chỉnh chính của Luật là người dạy và người học. Nhưng tham gia chủ yếu là các nhà nghiên cứu, chuyên gia, người học thì hầu như chưa tham gia mấy, còn người dạy tham gia cũng còn ít.
3. Triết lý giáo dục. Đồng tính là không nhất thiết và không nêncó điều riêng về triết lý giáo dục, mà được lồng ghép trong mục tiêu, yêu cầu giáo dục, trong chương trình, phương pháp…Nhưng đề nghị, trong khí lồng ghép, làm sao để mọi người vẫn nhận ra, rút ra được điểm nhấn của triết lý ( trong một vài câu)
4. Trường học, người dạy, người học.
-Cách đặt tên trường, cơ cấu tổ chức, đến cả con dấu của trường đại học trong luật Giáo dục đại học đều được quy định, còn đối với các trường nói chung trong luật Giáo dục lại không quy định.
-Người học thì được quy định rõ theo từng loại hình trường và bậc đào tạo( Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh...). Còn người dạy thì lại chỉ gọi chung là nhà giáo. Nên quy định phân biệt giáo viên, giảng viên theo bậc đào tạo. Luật cũng chỉ quy định chức danh hiệu trưởng nhà trường. Thực tế có cả chức danh Giám đốc đối với loại hình học viện, loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tự chủ của các trường học cũng là vấn đề lớn,được quy định rõ trong Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp. Đối với trường phổ thông cũng nên quy định ở mức độ phù hợp.
5. Chương trình giáo dục của từng cấp học. Nên dưa vào luật khung chương trình giáo dục từng cấp học (mầm non, phổ thông) thì tính hiệu lực cao hơn là giao cho Bộ GD ĐT..
Theo quy định thì được hiểu môn ngoại ngữ, môn tin học lên bậc THCS mới được học, nhưng thực tế hiện nay học từ bậc tiểu học, thậm chí là từ bậc mầm non
Quy định giáo dục Bậc tiểu học bảo đảm cho học sinh có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán là chưa đầy đủ và chưa chuẩn xác. Giáo dục Tiểu học không những bảo đảm cho Học phải biết tính toán( với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia), mà còn phải biết nhận dạng to nhỏ, cao thấp, gần xa, nhiều ít…, và nhận dạng các hình học…Do đó, chí ít cũng phải thêm một kỹ năng nữa là kỹ năng quan sát.
Theo quy định thì học sinh THCS và THPT, ngoài Toán, tiếng Việt, ngoại ngữ thì được trang bị các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Như vậy là chưa đầy đủ. Thực tế, THCS và THPT còn dạy và học cả các môn khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Luật quy định hoặc có định hướng rõ chương trình giáo dục của ta phải theo hướng quốc tế hóa.
6. Vấn đề ngôn ngữ trong trường học.
-Luật cần quy định đối tượng học là người nước ngoài được học dự bị tiếng Việt và tiếp học tiếng Việt ( Tùy theo cấp học).
Việc khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu sốhọc tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình...cần quy định rõ hơn để hiểu là không đưa vào chính khóa của trường phổ thông
- Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, cần xác định là ngoại ngữ chính, phổ biến trong trường học là Tiếng Anh. Thậm chí, ở một tầm cao hơn, đảng và nhà nước ta nên trưng cầu dân ý, lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ quốc gia thứ hai sau tiếng Việt.
7. Vấn đề giáo dục mầm non.
Giáo dục hệ mầm non ở độ tuổi nhà trẻ đã được luật quy định, mầm non công lập hay tư thục nhận trẻ từ 3 tháng tuổi. Nhưng thực tế mấy năm gần đây, mầm non công lập và đa số mầm non tư thục đều không nhận trẻ dưới 2 năm tuổi. Lý do là thiếu trường lớp, thiếu giáo viên. Luật phải có điều khoản quy phạm và chế tài để bảo đảm khả thi việc này.
8. Vấn đề dạy sớm, dạy thêm, học thêm, thi học sinh giỏi, thi chuyên đề, các chương trình, trò chơi trí tuệ trong giáo dục.
Ngành giáo dục lúc mở, lúc thắt. Dư luận cũng đa chiều. Quản lý thì nơi quản lý được, nơi không.Vấn đề này cũng nên được điều chỉnh bằng luật, hoặc chí ít Luật cũng có định hướng tăng cường hay hạn chế.
9. Vấn đề phong tặng các danh hiệu, học vị danh dự.
Luật quy định chỉ phong tặng học vị tiến sĩ danh dự cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Học vị TS danh dự được hiểu chủ yếu là có ý nghĩa đối ngoại)
Thực tế ở nước ta có nhữngngười không có bằng cấp, học vị cao, nhưng rất giỏi về KHCN, có nhiều bằng sáng chế trong nước và nước ngoài, đạt nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, đạt nhiều kỷ lục trong nước và thế giới. Các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước được quyền tự chủ, cũng nên được khuyến khích trao bằng danh dự học vị cử nhân và TS cho những người như vậy.
10. Quản lý nhà nước về giáo dục
-Luật cần quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành, hoặc chí ít cũng có định hướng rõ. Ví dụ, mỗi học sinh ở từng bậc học tối thiểu phải có bao nhiên diện tích phòng học; Mỗi giáo viên tối đa bao nhiêu học sinh. Mỗi tòa nhà chung cư bao nhiêu dân trở lên thì có diện tích bố trí lớp học mầm non
-Cần thống nhất quy định, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của các cấp có chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. ( Hiện nay nơi có chỉ tiêu, nơi không có, nơi có chỉ tiêu giáo dục cũng rất khác nhau).
- Nên ghi vào luật Ngày khai giảng năm học mới hàng năm( Ngày 05/9)
11. Học phí và sự hỗ trợ của nhà nước. Luật quy định rõ cấp học nào, loại hình trường lớp nào thu học phí và không thu học phí. Đối với đối tượng không thu học phí, nếu trường công lập không đủ thì nhà nước hỗ trợ học phí cho người học ở trường tư thục. Mức hỗ trợ là do các địa phương quy định. Như vậy, rất dễ dẫn đến các tỉnh nghèo hỗ trợ thấp, các tỉnh khá và giàu hỗ trợ cao. Nên có mức trần hỗ trợ tối thiểu. Đối tượng khó khăn, nhất là ở miền núi, dân tộc nên hỗ trợ 100%.
12. Tổ chức đảng trong nhà trường..
Dự thảo Luật quy định, tổ chức đảng trong nhà trường lãnh đạo trường học. Quy định như vậy chưa chặt chẽ, dễ có cách hiểu khác nhau, thậm chí là không đúng thẩm quyền. Nếu quy định thì chỉ nên quy định việc thành lập và hoạt độngcủa tổ chức đảng trong trường học thực hiện theo Pháp Luật, Điều lệ đảng, Quy chế của đảng (như quy định trong Luật giáo dục đại học), không nên quy định khác./