Sáng chế độc đáo: Đường sắt trên cáp chịu lực
Sáng chế đề cập đến đường sắttrên cáp chịu lực bao gồm các nhịp dầm thép chịu lực được liên kết với nhau vững chắc và được nâng lên bởi một đường dây cáp chịu lực được khóa cố định vào hàng cột bê tông. Đường sắt trên cáp chịu lực sử dụng các dầm thép nhẹ hình hộp, đặt khít trên khe hở tại hai đỉnh cột bê tông; trên dầm thép được hàn các thanh tà vẹt, trên thanh tà vẹt lắp đặt hai ray đường sắt chạy song song; dưới dầm thép có hàn khung chịu lực tạo ra một cung tròn của một máng trượt, bên trong máng trượt có đặt dây cáp thép chịu lực.
Ông Sùng A Sơn giới thiệu mô hình thực nghiệm sáng chế “Đường sắt trên cáp chịu lực”. Ảnh Hạnh Vi
Đường sắt trên cáp chịu lực là loại đường sắt cao tốc trên cao và có thể kết nối với đường sắt cao tốc dưới mặt đất; có thể xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt trên cao trong các đô thị lớn, hoặc có thể xây dựng làm cầu đường sắt.
Sáng chế trên là của tác giả Sùng A Sơn,sinh năm 1966 hiện đang sinh sống tại tổ 8, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Sáng chế đã được đăng ký bảo hộ vào ngày 16/05/2016. Đơn đăng ký đã được Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ KH&CN tiếp nhận, thẩm định và đã công bố ngày 27/11/2017, hiện đang xem xétviệc cấp bằng.
Trước đó, ông Sơnđã nghiên cứu thành công và đem áp dụng vào sản xuất công nghệ nấu rượu mía thủ công, máy phát điện sử dụng động cơ xe máy, bếp đun cải tiến Etanol (cồn lỏng). Bếp được cải tiến từ bếp ga thông thường( bếp du lịch). Sáng chế là vòng ống đồng có khoan các lỗ đặt bên trong bếp. Phía bên ngoài có có van mở, khóa. Khi mở van, cồn lỏng chảy vào ống đồng và thoát ra các lỗ,gặp ô xy là bốc cháy. Ngọn lửa to nhỏ là do tùy chình van cho cồn vào nhiều hay ít. Ưu việt của bếp là tiết kiệm nhiên liệu, dễ sử dụng, an toàn, không gây cháy nổ, sạch, không thải khí độc hại( khí thải chỉ có cácbonic( CO2) và nước). Bếp dùng bình etanol treo trên cao cho cồn tự động chạy xuống, hoặc để dưới thấp, dùng bình bơm nén khí để đầy cồn vào bếp. Rất đáng tiếc, bếp của anh không được cấp bằng độc quyền sáng chế, vì khó thương mại, lý do là thị trường đangchuộng dùng ga, điện và cồn khô. Năm 2015, Ông đã mời giao lưu và trình diễn bếp trong chương trình ‘Sáng tạo Việt” trên VTV2.
Đặc biệt, năm 2016, ông được cấp bằng độc quyền sáng chế “Tàu thủy 2 đáy”. Đến nay, ông là người đầu tiên và là người duy nhất của Sơn La được cấp bằng sáng chế. Phải mất 3 năm nghiên cứu và 4 năm chờ đợi thẩm định, ông mới được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng. Sáng chế này đã được giới thiệu trên susta.vn năm 2016. Hiện nay, ngoài sáng chế ‘Đường sắt trên cáp chịu lực” đăng kỳ năm 2016, ông đã đăng kýthêm 02 sáng chế:“Giàn thu năng lượng sóng biến( 2017) đã được Cục Sỡ hữu trí tuệ tiếp nhận và công bố đơn; “Quy trình sản xuất Hidro từ cây, cỏ”.( 2018) cũng đã được tiếp nhận đơn, đang chờ thẩm định, công bố đơn. Như vậy, đến thời điểm năm 2020, ông là người có nhiều sáng chế đăng ký bảo hộ nhất tỉnh Sơn La.
Các sáng chế ông Sơn đăng ký phải thẩm định 2-4 năm, có được cấp bằng độc quyền sáng chế như “Tàu thủy 02 đáy” hay không, còn phải chờ đợi. Nhưng những gì ông đam mê theo đuổi thật đáng nể phục. Nếu như là một nhà khoa học chuyên nghiệp có bằng cấp, học vị cao( Tiến sĩ, giáo sư) được đào tạo chuyên sâu về ngành đang nghiên cứu, nhất là thực hiện dưới hình thức đề tài, dự án do ngân sách nhà nước đầu tư thì có lẽ không phải bàn nhiều. Nhưng ông Sơn vốn là sinh viên Trườngđại học Thương mại. Công việc chính của ông là kinh doanh của hàng ăn uống, kiêm làm trang trài. Những gì ông nghiên cứu, phát minh, sáng chế đều do tự học và thực nghiệm, tự bỏ thời gian, công sức,tiền của ra. Khi đến thăm ông, chúng tôi thấy nhà ông bề bộn các mô hình thử nghiệm, nào tàu hỏa chạy trên cáp, thiết bị thu năng lượng sóng biển... Tuy đã đăng ký sáng chế, nhưng ông tiếp tục thử nghiệm, hoàn thiện. Chắc là khá tốn kém.. Ông cho biết, để thử nghiệm thiết bị thu năng lượng sóng biển, ông phải về tận biển đồ Sơn, Hải Phòng. Để thử nghiệm mô hình đường tàu chạy trên cáp chịu lực, ông phải mua vật tư chuyên dụng và chế tạo ra hệ thốngcáp, đường ray, tàu điện như thật, chỉ là thu nhỏ theo tỷ lệ tính toán. Không chỉ vật tư, công sức mà còn chi phí tư vấn, đi lại, đăng ký bảo hộ sáng chế. Còn nguồn thu thì phải chờ khi nào có nhà đầu tư cần mua bán, chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng sáng chế. Có khi phải chờ đợi 5 năm, thậm chí 10 năm hoặc hơn. Chia sẻ với húng tôi, ông cười “Đã đam mê thì đành phải chấp nhận thôi”.
Đến nay, ông Sơn cũng đã được tỉnh, trực tiếp là Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, vinh danh vào năm 2017. Trong số gần 500 trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo được vinh danh trong 5 kỳ, thì ông Sơn là người duy nhất có bằng sàng chế. Thiết nghĩ, đồng thời với việc vinh danh, những người đam mê sáng chế như vậy, rất cần được Nhà nước hỗ trợ phí đăng ký và quảng bá. Nếu hỗ trợ dưới hình thức dự án sản xuất thử nghiệm, khởi nghiệp sáng tạo thì càng động viên, khuyến khích, thúc đẩy phát minh, sáng chế và lập nghiệp.
Trung Hiếu