No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Người truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học miền Tây Bắc
Lượt xem: 3810







Người truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học miền Tây Bắc


Trần TuấnĐạt


Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La


Sinh ra và lớn lên trên miền đất khoa bảng




Ảnh: Phó Giáo sư Vũ Trọng Lưỡng bên bàn làm việc



Phó Giáo sư Vũ Trọng Lưỡng sinh ra và lớn lên ở Làng My Thữ thuộc xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hải Dương nổi tiếng là vùng đất văn hiến, vùng đất khoa bảng. Trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến, Hải Dương có 12/46 trạng nguyên đứng đầu về số tiến sĩ nho học của cả nước. Nơi đây có là Văn Miếu trấn Hải Dương xưa - Văn miếu Mao Điền lớn thứ 2 sau Văn miếu Quốc Tử Giám, được xây dựng tại làng Mậu Tài, xã Mao Điền huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác gia, tác giả nổi tiếng, để lại cho đời sau hàng trăm tác phẩm có giá trị thuộc các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn học, ngoại giao. Đó là Nguyễn Trãi, Tuệ Tĩnh, Phạm Sư Mạnh, Mạc Ðĩnh Chi, Nguyễn Phi Khanh… May mắn được sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo có lẽ vì thế mà truyền thống tốt đẹp của quê hương đã thấm sâu vào trong suy nghĩ, tâm hồn chàng trai Vũ Trọng Lưỡng.



Sớm ước mơ trở thành nhà khoa học


Từ nhỏ Lưỡng đã mơ ước trở thành nhà khoa học, nghiên cứu chế tạo máy để đỡ đần công việc đồng áng cho cha mẹ đỡ vất vả. Từ khi còn học cấp 2, cấp 3, Lưỡng rất thích học các môn khoa học tự nhiên. May mắn được ông ngoại làm ở công ty phát hành sách cho mượn nhiều sách viết về khoa học kỹ thuật, chế tạo máy móc, về các nhà khoa học, các danh nhân, các tấm gương hiếu học nên cứ có thời gian rảnh Lưỡng lại mang những cuốn sách đó ra đọc... Ở trường được thầy cô thử tài bằng các bài toán đố, trong gia đình ông bà, cô chú cũng thường đố Lưỡng giải các bài toán đố cổ của Việt Nam như “Trăm trâu, trăm cỏ”… những bài toán “chia thóc, chia lúa”… từ đó Lưỡng càng thêm yêu môn toán. Khi học cấp 1,cấp 2, cấp 3 luôn là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi toán, lý, hóa của huyện, của tỉnh và là học sinh tiêu biểu của khóa.


Sau giờ học ở trường Lưỡng thường đạp xe tìm đến nhà thầy giáo nhờ giảng các bài toán khó, rồi về dạy lại cho các bạn. Nhà Lưỡng thường đông các bạn đến chơi nhờ cậu giải giúp các bài toán khó, những bài mới sưu tầm được. Được giảng giải bài toán khó cho các bạn, giúp đem sự hiểu biết đến với người khác khiến Lưỡng rất vui. Cũng chính vì thế mà ngoài yêu thích môn toán và nghiên cứu chế tạo máy nông nghiệp, Lưỡng cũng rất thích làm giáo viên. Đến khi tốt nghiệp THPT, bố mẹ Lưỡng khuyên con mình nên thi vào trường sư phạm sau này ra trường làm thầy giáo truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ.


Năm 1997, Lưỡng thi đỗ ba trường đại học: Trường Đại học Giao thông vận tải (Khoa Cầu đường Pháp), Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Công nghệ sinh học), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Khoa Toán tin). Thời đó thi đỗ đại học rất khó vậy mà năm đó Lưỡng tốt nghiệp thủ khoa thi THPT, thi đỗ ba trường đại học và thủ khoa thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội. Đỗ cùng lúc ba trường đại học là niềm vui lớn nhưng cũng làm Lưỡng gặp khó khăn trong việc lựa chọn trường để học. Hồi nhỏ Lưỡng rất thích giáo viên, cộng thêm năm đó Quốc hội quyết định miễn học phí cho sinh viên học ngành sư phạm nên Lưỡng quyết định chọn học Khoa Toán tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cùng khóa học đó trong trường có nhiều sinh viên là sinh giỏi quốc gia nhưng Lưỡng vẫn học rất nổi trội. Ham mê học tập nghiên cứu, Lưỡng thường xuyên lên thư viện sớm để tranh chỗ, rồi sang Viện Toán học phô-tô từng trang sách về đọc ngấu nghiến vì thời đó rất thiếu tài liệu học tập. Mỗi khi có thời gian là Lưỡng lại tìm đến thư viện của trường, thư viện Quốc gia tìm đọc các cuốn sách về khoa học, nhất là sách toán học.


Rồi thời gian học đại học cũng hết, tốt nghiệp Lưỡng băn khoăn chưa biết đi đâu, nhớ lại ước mơ lớn nhất là muốn trở thành nhà khoa học giống như ước mơ khi còn đọc những câu chuyện khoa học thời nhỏ vàcũng rất yêu nghề giáo nên Lưỡng muốn làm giảng viên đại học.





PGS Vũ Trọng Lưỡng nhận Giải thưởng của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010

- 2020, năm học 2016-2017.


Cơ duyên gắn bó với miền Tây Bắc tươi đẹp


Khi đó con đường dẫn đến bục giảng các trường đại học đối với Lưỡng khá thuận lợi, theo lời kể của anh là “đi đâu cũng được”. Và cơ duyên đến, khi đó Lưỡng gặp một chị là giảng viên của Trường Đại học Tây Bắc đang làm nghiên cứu sinh tại trường chị đã vận động Lưỡng lên đó. Theo lời chị nói “ở trên đó cảnh vật thành phố Sơn La rất tươi đẹp, con người hiền hòa, khí hậu mát mẻ, trường lại đang rất cần những người như em”… Lưỡng suy nghĩ “mình là thanh niên cũng như người chiến sĩ đi đâu cũng được, ở Hà Nội thì đông đúc quá, và đâu cũng là đất nước quê hương mình, đâu cũng là tiền ngân sách từ thuế của nhân dân đóng góp nuôi mình, huống hồ trên đó lại đang cần mình, chứ ở đây lại phải đi xin việc” vậy nên đã quyết tâm lập nghiệp ở miền đất tươi đẹp đó. Trên suốt quãng đường đi cho tới Trường Đại học Tây Bắc tọa lạc, khi đó trường đóng ở Thị trấn Thuận Châu cách Thành phố Sơn La 30 km, ở đó cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vẫn cònnhà vách lứa…còn rất nhiều khó khăn, có lẽ khoảng cách phát triển so với dưới xuôi phải đến 20 năm … và cả khi ngủ dậy, mở mắt ra là thấy núi non hùng vĩ trước mặt, anh cảm thấy sợ! Ngay lúc đó, Lưỡng chỉ muốn về xuôi… “Nhưng thấy ở đó anh chị em trong trường sống tình cảm, sinh viên quý mến, con người sống cởi mở, chân thành. Khi đó mình cảm thấy chưa bao giờ có được tình cảm như vậy, tình cảm khủng khiếp! cảm giác rất lạ! Và mình bắt đầu cảm thấy quý mến con người nơi đây, quý mến miền đất này”. Trở lại quê nhà trong thời gian chờ quyết định nhận công tác, Lưỡng cảm thấy nhớ Sơn La da diết và thế là anh lại quyết tâm lên trên này công tác.


Công tác được 2 năm thì năm 2003 được trường cử đi học thạc sĩ chuyên ngành giải tích tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình học Lưỡng cũng luôn là người dẫn đầu được thầy cô và bạn bè quý, những hôm nào Lưỡng nghỉ học là các thầy lại cảm thấy buồn, nguồn cảm hứng giảng dạy vơi đi mất nửa vì không có người tương tác. Năm 2006 tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi và năm 2007 được chuyển thẳng lên nghiên cứu sinh tiến sĩ. Vào thời điểm đó vợ anh dạy học ở một trường THCS thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La, khi đó chị một mình chăm con nhỏ động viên chồng yên tâm đèn sách làm nghiên cứu sinh dưới Hà Nội. Yên tâm có điểm tựa tinh thần vững chắc Lưỡng dành hết thời gian cho đam nghiên cứu. Thấy học trò miền núi đam mê nên các thầy rất quý và dành nhiều tâm sức chỉ bảo. Có những lần báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng bị sai, lúc đó Lưỡng quá thất vọng tưởng như quỵ ngã ngay tại hội đồng phản biện nhưng với nghị lực bản thân anh điều chỉnh lại hướng nghiên cứu và kết quả lần đó về phương trình vi phân đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế. Một lần, nghiên cứu tới 5 giờ sáng, chuẩn bị lên xe về Hà Nội để trình bày thì anh phát hiện ra kết quả bài chuẩn bị trình bày trước hội đồng là sai, ngày mai phải trình rồi, hôm nay phải lên xe xuống Hà Nội, nếu không đi thì không trình bày được mà nếu ở nhà tính tiếp thì bỏ nhỡ kì báo cáo, lúc đó lòng anh rối bời, nhưng rồi Lưỡng quyết định lên xe vừa đi vừa nghĩ tiếp. Đây quả là quyết định táo bạo đầy mạo hiểm, năm ăn năm thua. Và rồi bản lĩnh và trí tuệ đã giúp Lưỡng vượt qua, đến Hà Nội cũng là lúc bài toán tìm được lời giải. Kết quả được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế trong hệ thống ISI (Viết tắt của Institute for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học). Đến năm 2010 anh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán học.




Thành quả trong công tác tổ chức, quản lý


Trong quá trình công tác được nhà trường phân công làm Trưởng Bộ môn Giải tích nhiệm kỳ 2013 - 2016. Năm 2010 được bổ nhiệm là Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế. Năm 2017 được Hội đồng Chức danh Nhà nước công nhậnđạt tiêu chuẩnchức danh Phó Giáo sư. Hiện nay, Phó Giáo sư Vũ Trọng Lưỡng đang giữ cương vị Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Tây Bắc đồng thời là giảng viên trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu Toán học tại Khoa Toán - Lý - Tin.Phó Giáo sưđược đồng nghiệp, sinh viên yêu quý và vẫn thường gọi thân mật là Thầy Lưỡng.


Trong lĩnh vực quản lí khoa học công nghệ và hợp tác quốc tếPhó Giáo sư (PGS)đã chủ động, sáng tạo điều hành, phát huy năng lực của các chuyên viên. Chỉ tính riêng 6 năm, từ năm 2011 đến năm 2016 tổ chức quản lý 28 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, 22 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh, 450 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở. Đề xuất phê duyệt 467 đề tài nghiên cứu khoa học do 1.432 sinh viên thực hiện. Tổ chức nghiệm thu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn của Nhà trường và của địa phương. Tham gia vào lập kết hoạch tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tầm quốc gia, quốc tế về toán học, văn học, ngoại ngữ và đào tạo lưu học sinh nước CHDCND Lào.


Từ năm 2015, đảm nhiệm chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học - Đại học Tây Bắc, trực tiếp tổ chức, biên tập, xuất bản 1.350 cuốn tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường.PGS Lưỡnglà thành viên Hội đồng khoa học đào tạo của Nhà trường, giúp Trường ban hành các quy định quản lí hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp quản lý lưu học sinh nước CHDCND Lào, góp phần vun đắp tình hữu nghị sâu sắc Việt - Lào. Hoàn thiện thủ tục đón tiếp 20 đoàn khách quốc tế từ Tổ chức Nông lâm thế giới (ICRAFT), Tổ chức phi lợi nhuận (IFPAT), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Trường đại học Kyushu (Nhật Bản), Aus4Skills (Úc)... và thủ tục cho các cá nhân là giảng viên, cán bộ của Trường tham dự các hội nghị, hội thảo, các khóa học, tập huấn ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài.


Cũng trong thời gian này, giúp trường kí kết Thỏa thuận hợp tác song phương về giáo dục, nghiên cứu khoa học giữa Đại học Tây Bắc với Đại học Kyushu – Nhật Bản và Đại học Sunshine Coast. Triển khai Dự án JICA – Grassroot “Hỗ trợ cải thiện thu nhập của người nông dân thông qua tái thiết nông nghiệp tổng hợp khu vực đồi núi” tạo sinh kế bền vững cho người dân bản địa. Những kết quả trên Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế trường trao danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong 4 năm liên tiếp từ năm học 2012-2013 đến 2015-2016.




Thành quả trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học


PGS Lưỡng luôn nhắc nhở bản thân rằng, thế giới của thầy giáo là thế giới học tập, tự học và sáng tạo suốt đời. Thầy giáo là một tấm gương một nhân cách lớn tác động đến nhân cách của các thế hệ học trò, luôn thể hiện mình là tấm gương về khát vọng và lý tưởng sống vì cộng đồng vì sinh viên. Để trở thành một giảng viên giỏi, được đồng nghiệp và học trò quý mến, PGS luôn tự học hỏi, vượt khó, không ngừng trao đổi với các chuyên gia, đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, khai thác hiệu quả CNTT. Bản thân đã tự học tiếng Anh chuyên ngành để có thể tiếp cận, cập nhật những thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu toán học. Cũng từ đó tiếp cận được những bài báo mới, những cuốn sách chuyên khảo hay của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu toán học trên thế giới, tham dự những hội thảo hội nghị trong nước và quốc tế. Tự học cách trình bày bài giảng, báo cáo hội nghị, hội thảo, bài báo khoa học bằng tiếng Anh theoqui chuẩn quốc tế. Tự học cách bình duyệt và trả lời bình duyệt của các phản biện. Tự thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm quá trình giảng dạy tìm ra phương pháp tối ưu để tổ chức tiết học đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với đối tượng sinh viên của trường.


PGS Lưỡng là người đề cao tính sáng tạo và lòng trung thực trong nghiên cứu khoa học. Luôn tìm tòi phương pháp tiếp cận mới độc đáo, ngắn gọn cho bất cứ vấn đề nào đặt ra trong nghiên cứu, đặt ra những giả thuyết và gợi mở những hướng nghiên cứu mới cho học viên và bạn bè đồng nghiệp. Là người tổ chức và chủ trì định kì các buổi seminar khoa học cấp trường về “Phương trình vi phân và Giải tích hàm” vào thứ 5 hàng tuần, qua đó tăng cường sự trao đổi thảo luận, và tạo diễn đàn cho các thành viên trong tổ bộ môn trình bày ý tưởng mới. Hoạt động này đã thu hút đông đảo giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của nhà trường tham gia. Cũng từ diễn đàn này nhiều luận án tiến sĩ, luận văn cao học, luận văn tốt nghiệp của các thành viên được góp ý, hoàn thiện, cũng đã có rất nhiều ý tưởng mới được nảy sinh và nhiều bài báo quốc tế đã được phôi thai, hoàn thiện và công bố, nhiều cuốn giáo trình được chỉnh sửa và góp ý.


Vượt qua trở ngại,miệt mài nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trong những năm qua PGS Lưỡng đã đề xuất ý tưởng và tham gia nghiên cứu các đề tài cấp nhà nước, chủ trì nhiều đề tài cấp trường, cấp Bộ và đạt kết quả cao và đạt được kết quả khá ấn tượng trong nghiên cứu khoa học: Đã có 19 bài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín trong danh sách ISI và Scopus, 01 chương sách xuất bản quốc tế. Trong đó có 03 công trình được giải thưởng của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 - 2020. Hướng dẫn nhiều sinh viên đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ. Hướng dẫn chính cho 06 học viên bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ, hướng dẫn 01 NCS bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ ngành toán. Chủ trì 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và hiện tại đang chủ trì 01 đề tài. Những thành quả trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của PGS đã được ghi nhận: 03 lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012, 2013 2016), 08 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (Từ 2010 đến 2018), 02 danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ (2013, 2016), 03 lần nhận Giải thưởng Công trình toán học Quốc Gia (2013, 2015, 2016), đạt danh hiệu Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục toàn quốc giai đoạn 2010 - 2015. Năm 2017, PGS Lưỡng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng.



Hai bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh sách ISI


Trong các công trình của PGS Lưỡng, có thể kể đến các đề tài cấp Bộ, được Hội đồng nghiệm thu đề tài đánh giá đạt loại xuất sắc: “Nghiên cứu các bài toán biên ban đầu với phương trình đạo hàm riêng tuyến tính không dừng trong trụ có chứa đáy là miền có chứa điểm kì dị” - Năm 2010. “Nghiên cứu tính chất của nghiệm bài toán biên ban đầu đối với phương trình đạo hàm riêng không dừng trong trụ với đáy là miền không trơn” - năm 2013. Các kết quả của đề tài được dùng làm tài liệu đào tạo học viên cao học và nghiên cứu sinh của Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Tây Bắc… Các công trình đó đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học cơ bản cho đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng. Có tác động lâu dài đến quá trình phát triển kinh tế xã hội vì nó là tiền đề cho các nghiên cứu khoa học ứng dụng sau này. Năm 2013, cuốn “Giáo trình Phương trình đạo hàm riêng” PGS Lưỡng làm chủ biên được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm in và phát hành, đây là học phần được giảng dạy cho sinh viên ngành Đại học Sư phạm Toán, Toán – Lí của Trường và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên và giảng viên các ngành khoa học tự nhiên khác. Giáo trình đặc biệt có các bài tập có lời giải, giúp sinh viên thuận tiện trong tiếp thu bài giảng, tự học và tự nghiên cứu.


Nhiều trường đại học đã mời PGS Lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín: Năm 2017 báo cáo kết quả nghiên cứu tại Viện Toán học Việt Nam “Bài toán biên đối với phương trình đạo hàm riêng phi tuyến trên miền có cạnh”. Năm 2010 được Trường Đại học Gottingen của Cộng hoà Liên bang Đức mời báo cáo kết quả nghiên cứu về “Tiệm cận nghiệm phương trình hyperbolic trên miền không trơn”. Một số tạp chí quốc tế mời PGS làm phản biện cho tạp chí. Năm 2009,PGS Vũ Trọng Lưỡngđược Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mời cả hai vợ chồng về công tác tại trường, nhưng một lần nữa PGS đã từ chối lời mời hấp dẫn để ở lại và gắn bó với miền đất mà PGS đã cảm mến không thể rời xa. Với những kết quả khá ấn tượng sau những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu và sáng tạo, PGS đã bốn lần được tôn vinh là “Trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La”.PGS Vũ Trọng Lưỡngđã trở thành tấm gương và là người truyền cảm hứng đam mê nghiên cứu khoa học cho đồng nghiệp và đặc biệt các thế hệ sinh viên Trường Đại học Tây Bắc hôm nay./.





Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 22
    • Hôm nay: 963
    • Trong tuần: 28 970
    • Tất cả: 14721829
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này