No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Người góp phần gìn giữ văn hóa Mường
Lượt xem: 1218








NGƯỜI GÓP PHẦN GÌN GIỮ VĂN HÓA MƯỜNG


Sinh ra ở vùng đất Mường, bản Nà Dòn, xã Chiềng Sại (Bắc Yên), ông Đinh Văn Cung, tổ 8, phường Tô Hiệu (Thành phố), dù đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn dày công nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Mường và xuất bản thành những tác phẩm đồ sộ, để giữ lại cho con cháu đời sau những giá trị tinh thần của dân tộc. Với ông, đó là một cách trả ơn nghĩa với nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.

        Qua câu chuyện với ông, được biết, năm 1956, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Việt Bắc tại Thái Nguyên, khoa Lý luận phê bình, năm 1972, ông tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng sư phạm cấp II Tây Bắc (nay là Trường Đại học Tây Bắc). Sau đó, ông chuyển công tác sang dạy tại Trường Chính trị tỉnh… Năm 2004 ông nghỉ chế độ hưu trí, tuổi nghỉ hưu với nhiều người thì có lẽ đó là tuổi để nghỉ ngơi, xum vầy với gia đình, với con cháu, nhưng đối với ông thì đây có lẽ cơ hội để ông có nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện những tác phẩm về văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là với văn hóa dân tộc Mường.



Ông Đinh Văn Cung với các tác phẩm đã được xuất bản


        Ngồi nhâm nhi chén trà nóng hổi, ông bảo: Ban đầu khi bắt tay vào việc sưu tầm, tôi chỉ nghĩ đơn thuần là đi học, tìm hiểu lại những nét văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, do đặc thù của những nét văn hóa này là tồn tại trong trí nhớ, được lưu truyền bằng con đường truyền miệng, nhất là trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự giao lưu hội nhập toàn diện, đã tác động sâu rộng đến tầng lớp nhân dân. Do đó, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một, vậy nên tôi vẫn luôn ấp ủ những ý niệm làm thế nào để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, tôi đi đến nhiều nơi, sưu tầm và xuất bản thành sách.

        Gần 20 năm qua, ông đã sưu tầm và xuất bản được 3 tác phẩm song ngữ Việt - Mường, đó là: “Dân ca Mường Sông Đà” xuất bản năm 2015; “Chuyện tình Khói Va” xuất bản năm 2017; “Khôồng Voái Ló” (Gọi hồn lúa) xuất bản năm 2018 và đạt được nhiều giải thưởng lớn. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng nhiều tâm huyết của ông. Đồng thời, những tác phẩm đó đã góp phần gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Ông Cung chia sẻ: Bản thân tôi vinh dự và hạnh phúc, bởi đây không chỉ là những tác phẩm gìn giữ cho bản thân mà còn là niềm tự hào của cả gia đình và dân tộc. Bên cạnh đó, văn hóa Mường nó còn là là một loại hình văn hóa đặc sắc, mang những nét linh thiêng, huyền diệu, đầy sức hấp dẫn.

        Nói về việc sưu tầm cuốn sách đầu tiên “Dân ca Mường Sông Đà”, sau khi về nghỉ hưu, ông Cung bắt tay luôn vào việc nghiên cứu, sưu tầm, khi đó ông đã đi không biết bao nhiêu bản vùng lòng hồ Sông Đà từ các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu… để tìm hiểu, nghe, hỏi, ghi âm và giao lưu học hỏi hàng trăm nghệ nhân các vùng Mường. Được biết, trong chuyến đi sưu tầm, ông bị tai nạn, sau nhiều năm chữa trị, ông lại tiếp tục nghiên cứu và may mắn khi bản thảo của ông hoàn thành, tham gia kịp thời và đạt giải B cuộc thi sáng tạo văn học, nghệ thuật tỉnh, với chủ để “Sơn La 120 năm hình thành và phát triển”, hồi tháng 9/2015. Và đến tháng 11/2015, cuốn sách song ngữ Việt - Mường chính thức hoàn thành và xuất bản, dày dặn hơn 400 trang lấy tên “Dân ca Mường Sông Đà” với 193 bài hát, có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc với những ca từ gần gũi, dễ nghe, dễ thuộc. Bên cạnh đó, các tác phẩm còn thể hiện rõ được cảnh vật và bóng dáng tác giả của vùng sông nước hữu tình.

        Nếu như cuốn sách “Dân ca Mường Sông Đà” là để lưu giữ lại những làn điệu dân ca của dân tộc Mường, thì cuốn sách “Khôồng Voái Ló” (Gọi hồn lúa) lại nghiêng về sự tâm linh. Qua đó, lễ hội “Khôồng Voái Ló” là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, gắn với người Mường, có ý nghĩa lớn về tâm linh. Không ai khẳng định “Khôồng Voái Ló” ra đời khi nào, nguồn gốc từ Mường nào, nhưng từ lâu nó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của người Mường, giá trị văn hóa từ thời xa xưa và giữ nguyên cho đến ngày nay. “Khôồng Voái Ló” kể về sự ra đời của đất trời, con người, con dao, trồng cây. Ông Cần sắp mâm hồn lúa rồi gọi mời ba vị thần nữ trên trời về ăn uống để gọi hồn lúa cho mình và cho đời con cháu... Tác phầm truyện thơ: “Khôồng Voái Ló” đã đạt giải B, giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” tỉnh, đợt II (giai đoạn 2018 - 2020) và giải khuyến khích do Ban chấp hành Trung ương trao tặng.

        Mặc dù đã gần tuổi 80, nhưng ông Đinh Văn Cung vẫn còn ấp ủ rất nhiều dự định trong sáng tác, nghiên cứu. Vẻ đẹp của con người, văn hóa Mường vẫn thôi thúc ông không ngừng tìm tòi, khám phá và gìn giữ, nâng niu qua từng trang sách. Những giá trị cốt lõi của văn hóa Mường mà tác giả Đinh Văn Cung đã sưu tầm được sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, để những người con đất Mường nói riêng, những người Việt Nam nói chung hiểu và trân trọng hơn những bản sắc văn hóa dân tộc.


Ngọc Hân


Thông tin doanh nghiệp
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
  • Năng lượng tái tạo: Cơ hội tăng tốc xanh cho Việt Nam
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến các dự thảo luật sửa đổi
  • Tư duy chiến lược và những đột phá từ bộ tứ trụ cột ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La và các hoạt động Kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam
  • Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn, tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 29
    • Hôm nay: 3133
    • Trong tuần: 24 518
    • Tất cả: 15697515
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này