No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Người góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Bắc
Lượt xem: 2314

Nhân Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22-5-2020


Người góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Bắc

                                                                          Trần Tuấn Đạt 
                                                                                 Liên hiệp các hội KH&KT Sơn La
Tiến sĩ trẻ Phạm Văn Anh, giảng viên Khoa Tự nhiên – Công nghệ là tấm gương sáng trong nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Tây Bắc. Qua nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ cùng đồng nghiệp đã có nhiều phát hiện mới về các loài lưỡng cư và bò sát, đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Bắc.

PGS.TS Phạm Văn Anh (Thứ 5, bên phải) tại Lễ Tôn vinh Trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La -Lần thứ 6,năm 2019.


Đam mê và hoài bão của tuổi trẻ
Sinh ra trong một gia đình nông thôn ở miền quê nghèo thuộc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Hoàn cảnh đó đã tôi luyện cho cậu học trò nhỏ Văn Anh nghị lực vượt khó vươn lên. Thủa nhỏ, mỗi bước chân theo cha mẹ lên rừng, làm nương rẫy, là nảy ra trong đầu cậu học trò nhỏ dân tộc Mường những câu hỏi, thắc mắc tìm hiểu về các loài động vật mà cậu bắt gặp trên đường, cậu thầm nhủ sẽ tìm hiểu về những động vật nhỏ bé kia…
Khi học phổ thông, ngày ngày từ 5h sáng vượt qua 8 km đường lầy lội trơn trượt đến trường, nhưng cậu đã miệt mài và học tập tốt. Nổi bật nhất ở năm lớp 12, đạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán và môn Sinh, giải ba cấp tỉnh môn Hóa học. Năm 2002, Văn Anh trúng tuyển vào Trường Đại học Tây Bắc ngành Sư phạmSinh học, từ đây cậu bắt đầu hành trình hiện thực hóa đam mê ấp ủ bấy lâu. Bốn năm đại học ngoài những cuốn sách, bài giảng trên giảng đường, Văn Anh tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường, các hoạt động ngoại khoá với mong muốn nghiên cứu thế giới động vật xung quanh mình. Ra trường, vì cảm thấy không thỏa mãn niềm đam mê đang cháy trong mình Văn Anh đã từ bỏ việc dạy học ở trường THPT của huyện nhà và trở thành học viên cao học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tiếp tục hành trình vượt khó, ngoài giờ lên giảng đường là tranh thủ dạy thêm để trang trải cuộc sống và kinh phí nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ… Năm 2008, tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc với luận văn “Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hóa” và sau đó trở lại làm giảng viên Trường Đại học Tây Bắc. Bốn năm sau đó Văn Anh làm nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Đầu năm 2016, Văn Anh bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở hai Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp tỉnh Sơn La”. Sau hơn ba năm bảo vệ, tháng 11 năm 2019 Tiến sĩ được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận học hàm Phó giáo sư. Danh hiệu đó đã đem lại cho PGS.TS Phạm Văn Anh niềm vui lớn nhưng nó cũng nhắc nhở Phó giáo sư cần phải nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa, đặc biệt trong giảng dạy và nghiên cứu phải gắn với thực tiễn góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng ở địa phương.
Nghiên cứu khoa học không tách rời công tác và giảng dạy
PGS.TS Phạm Văn Anh chia sẻ: Từ khi trở thành một giảng viên trẻ, đã luôn trăn trở làm sao để nghiên cứu khoa học tốt? Lựa chọn từng bước tiếp cận nghiên cứu khoa học qua hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, cùng sinh viên đi thực địa, phân tích mẫu để có kiến thức thực tiễn minh chứng cho kết quả nghiên cứu... Xây dựng kế hoạch nghiên cứu chi tiết, tranh thủ các kỳ nghỉ lễ, cuối tuần để làm việc ở phòng thí nghiệm, rồi đi thực địa quan sát, lấy mẫu vật, hình ảnh minh chứng, bổ sung nghiên cứu lí thuyết...
Phó giáo sư luôn tâm niệm: Là người giảng viên cần phải có đạo đức tốt, phong cách làm việc khoa học. Phải biết truyền cảm hứng đam mê nghiên cứu khoa học cho học trò. Phải tạo tính chủ động và coi người học là trung tâm của quá trình dạy học. Lấy gợi mở, định hướng giúp sinh viên nắm được tổng quan, hướng kiến thức cần chiếm lĩnh. Từ đó tạo cảm hứng, yêu thích, đam mê cho người học, giúp họ học chủ động.
Quá trình nghiên cứu khoa học luôn gắn liền trách nhiệm công tác tại trường, PGS.TS Phạm Văn Anh được phân công làm giảng viên, rồi Phó Trưởng bộ môn Sinh học, Khoa Tự nhiên – Công nghệ và hiện nay là Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Tây Bắc. Ở cương vị mới PGS.TS Phạm Văn Anh sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để đóng góp lớn hơn đối với công tácnghiên cứukhoa họcvà góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo củaTrường.

Ảnh: PGS.TS Phạm Văn Anh cùng sinh viên nghiên cứu thực tế ban đêm tại con suối thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Copia – Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La.

Trái ngọt từ thành quả nghiên cứu khoa học
PGS.TS Phạm Văn Anh lựa chọn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu về môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài sự đam mê nghiên cứu về môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên thì còn lí do khác là muốn góp phần ngăn sự sụt giảm mạnh về đa dạng của sinh học, sự tàn phá ngày càng nghiêm trọng môi trường tự nhiên đang diễn ra khắp nơi, trong đó có vùng Tây Bắc nơi địa đầu của Tổ quốc, đầu nguồn sông Đà hùng vĩ. Rừng Tây Bắc hiện nay bị tàn phá nhiều, độ che phủ rất thấp, nhiều đồi núi trọc, dẫn đến xói mòn đất, gây lũ lụt, làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống cư dân Tây Bắc và cả đồng bằng Bắc Bộ. Nếu bảo vệ tốt môi trường tự nhiên ở đây sẽ bảo vệ được nguồn nước sạch, điều hòa khí hậu, lượng mưa, giảm thiểu được các tác động xấu do biến đổi khí hậu như lũ lụt, sạt lở, hạn hán… Đồng thời bảo tồn nguồn gen động thực vật,điều hòa nguồn nước cho các công trình thủy điện trên dòng sông Đà.
Khi còn là giảng viên, Phó giáo sư tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu và đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường: Tổ chức nhiều đợt khảo sát thực địa nghiên cứu và bảo tồn đa dạng nguồn gen, đa dạng sinh học. Tham gia trao đổi, chia sẻ thông tin tại hàng chục hội nghị, hội thảo khoa học toàn quốc về nghiên cứu và giảng dạy sinh học, về sinh thái, tài nguyên sinh vật, về lưỡng cư, bò sát. Tham gia tập huấn bổ sung kiến thức thực tiễn về nhân nuôi và bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái do GS. Z. Thomas (Vườn thú Collogne - Đức) hướng dẫn, tham gia tập huấn và hội nghị toàn quốc về sử dụng côn trùng để làm thuốc…

PGS.TS Phạm Văn Anh (Bên trái) cùng đồng nghiệp trong một chuyến thực địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia - Thuận Châu.

PGS.TS Phạm Văn Anh đã và đang chủ trì, tham gia 14 đề tài, dự án, chương trình NCKH có tính ứng dụng cao cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và cơ sở, các đề tài của Nafoted - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, dự án của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã - Idea Wild. Kết quả đã phát hiện ra 13 loài mới cho khoa học, 12 loài mới cho Việt Nam và nhiều loài mới cho các tỉnh Tây Bắc. Đáng chú ý đã phát hiện ra hơn 30 loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm, là những nguồn gen quý cần phải bảo tồn, phát triển bền vững. Những phát hiện về các loài sinh vật mới của PGS Phạm Văn Anh đã đóng góp những thông tin rất giá trị cho hệ động, thực vật, giúp chúng ta nhận thức rõ về sự đa dạng sinh học (ĐDSH) và cung cấp thêm những dữ liệu khoa học phục vụ việc nghiên cứu các quan hệ phát sinh loài, tiến hóa và bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo chức năng hệ sinh thái, cung cấp các nguyên liệu thiết yếu như thực phẩm, dược liệu, các nguồn gen quý của các loại cây trồng, vật nuôi… Mức độ ĐDSH càng cao càng đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái và cuộc sống của con người.

PGS.TS Phạm Văn Anh nhận giải thưởng Môi trường Việt Nam 2017

Phó giáo sư nghiên cứu nhiều đề tài khoa học gắn với tỉnh Sơn La và khu vực Tây Bắc như: Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đa dạng sinh học (Thảm thực vật, côn trùng, lưỡng cư và bò sát) của rừng sau cháy tại Khu rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” (Năm 2016 - 2017), “Khám phá mức độ đa dạng lưỡng cư bò sát ở vùng Tây Bắc Việt Nam” (2015-2016), “Đánh giá mức độ đa dạng, đặc điểm phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài lưỡng cư và bò sát (Amphibia và Reptilia) ở một số khu vực biên giới Việt – Lào” (2019 – 2020), Chương trình “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam” (Từ 2019)...
Việc không ngừng nuôi dưỡng, phát triển niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đa dạng sinh học, môi trường đã giúp Phó giáo sư thu được thành quả quan trọng đóng góp hữu ích cho ngành khoa học sinh học, có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm.

Một chuyến thực địa trong rừng sâu
Phó giáo sư cùng đồng nghiệp đã công bố 62 công trình khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế, với 22 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, Scopus và 40 bài báo trong nước trong đó có nhiều sinh viên là đồng tác giả trong các bài báo khoa học. Có thể nhắc tới một vài bài báo quốc tế mà PGS. TS Phạm Văn Anh là người đứng đầu nhóm tác giả, như: “Ghi nhận bổ sung hai loài Cóc bùnLeptolalax minimus(Taylor, 1962) vàLeptobrachium masatakasatoiMatsui, năm 2013, cho khu hệ lưỡng cư, bò sát Việt Nam” - Tạp chí Revue suisse de Zoologie năm 2016 (ISI), “Một loài mới thuộc giống Amolops(Anura: Ranidae) ở Việt Nam” tạp chíRaffles Bulletin of Zoology, năm 2019 (ISI)… Riêng năm 2019 có 03 bài báo quốc tế và nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước.
Phó giáo sư có nhiều đóng góp tích cực cho công tác đào tạo của nhà trường. Từ năm 2013 đến nay hướng dẫn sinh viên thực hiện đạt loại xuất sắc 7 đề tài NCKH cấp trường, 2 đề tài NCKH cấp khoa và 15 khóa luận tốt nghiệp. Đạt 02 giải nhất, 01 giải nhì và giải khuyến khích Giải thưởng tài năng trẻ NCKH Việt Nam dành cho sinh viên. Đáng chú ý, năm 2018, một nhóm đề tài đã có tên trong "Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” - Tuyển tập các công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ trên lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội với số công trình được trao bằng với số năm kỷ niệmngày thành lập Nước. Hướng dẫn 3 thạc sỹ Sinh học thực nghiệm bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, hiện đang tiếp tục hướng dẫn sinh viên làm đề tài NCKH cấp trường, khóa luận tốt nghiệp, thạc sỹ Sinh học thực nghiệm…

ThS. Phạm Văn Anh (Thứ 4, bên trái)là một 10 tài năng trẻ tiêu biểu được nhận Giải thưởng Quả cầu vàng Việt Nam năm 2014 (Tại Văn phòng Chính phủ).

Những đóng góp quan trọng của PGS.TS Phạm Văn Anh đã được trao các giải thưởng quốc gia như: Quả cầu vàng Việt Nam, Giải thưởng Môi trường Việt Nam, Giải thưởng Khoa học công nghệ dành cho Giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2018, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu khoa học năm 2017, Danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước Ngành Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2015, Danh hiệu Đảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2014, Danh hiệu lao động sáng tạo tỉnh Sơn La năm 2015, 2016 & 2017... Từ năm 2015 đến 2019, PGS.TS Phạm Văn Anh vinh dự được bốn lần vinh danh tại Lễ Tôn vinh Trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La.
Với đam mê và thành quả nghiên cứu khoa học của mình PGS.TS Phạm Văn Anh đã góp phần xây dựng niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Tây Bắc. Với những đề tài đang nghiên cứu cũng như đang ấp ủ hứa hẹn PGS.TS Phạm Văn Anh có thêm nhiều đóng góp quan trọng cho công tác nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tây Bắc cũng như cho khu vực Tây Bắc còn ẩn chứa nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên.
 
Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 22
    • Hôm nay: 967
    • Trong tuần: 28 974
    • Tất cả: 14721833
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này