No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Quốc hội giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong các lĩnh vực chủ yếu
Lượt xem: 652
Quốc hội giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong các lĩnh vực chủ yếu




QUỐC HỘI GIÁM SÁT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ, THẤT THOÁT TRONG CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU



Ngày 31/10/2022, nghị trường Quốc hội bắt đầu nóng lên khi nghe báo cáo và thảo luận về kết quả giám sát thực hiện chính sách và pháp luật về thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.


Báo cáo tóm tắt kết quả của đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, Đoàn Giám sát đã làm việc, giám sát trực tiếp với Chính phủ, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 15 địa phương và khối cơ quan Tư pháp. Các bộ, ngành, địa phương, bao gồm cả HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp 580 văn bản, báo cáo và hệ thống các phụ lục khoảng 100 nghìn trang tài liệu.


Theo báo cáo, kết quả thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí được thể hiện: tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn Nhà nước giai đoạn 2016-2021 là 350,54 nghìn tỷ đồng. Bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,37% GDP. Nợ công giảm mạnh từ 63,7% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,9% GDP cuối năm 2020 và được cơ cấu lại bền vững, an toàn. Nhưng tình hình lãng phí, thất thoát vẫn rất nghiêm trọng. Có 3.085 dự án lớn có lãng phí, thất thoát.


Hàng nghìn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương năm 2016 có 1.448 dự án chậm tiến độ, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án, trong đó hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ. Hầu hết các dự án chậm tiến độ đều phải điều chỉnh tăng vốn tăng lên nhiều lần.


Hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, trong đó: năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án; trong đó có nhiều dự án phải xử lý hình sự. Cụ thể đã kết luận điều tra là gần 1.300 vụ, trong đó đã đưa ra xét xử khoảng 1.100 vụ trong giai đoạn 2016-2021. Tổng giá trị thiệt hại tại các vụ án này khoảng 31.800 tỉ đồng.


Cổ phần hóa, thoái vốn chỉ đạt 30% kế hoạch. Vốn Nhà nước đầu tư tại một số doanh nghiệp chưa được bảo toàn. Nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí. Cơ bản các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực dầu khí, điện, than, hóa chất chậm tiến độ nhiều năm,... rủi ro có thể gây thất thoát, lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến cân đối năng lượng nếu không có giải pháp xử lý kịp thời.


Hàng nghìn dự án thuộc đối tượng Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, nhưng chưa quan tâm xử lý, thu hồi. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 61/63 tỉnh tính đến ngày 31/12/2021, có 908 dự án có khó khăn, vướng mắc với diện tích là 28.155 ha chậm hoặc chưa đưa đất vào sử dụng, nhưng mới xử lý thu hồi đất và chấm dứt hoạt động 172 dự án với diện tích là 6.922 ha; chưa xử lý 404 dự án với diện tích là 18.308 ha.


Nhiều dự án “treo” 10-15 năm, gây lãng phí đất đai


Đoàn Giám sát của Quốc hội cho biết, hầu hết các địa phương trong cả nước không thực hiện được các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn phổ biến, quy hoạch treo, dự án treo còn lớn, gây lãng phí lớn.


Cụ thể, chỉ tính riêng 7/15 địa phương Đoàn Giám sát có báo cáo thông tin, trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, số công trình, dự án phải tuyên bố hủy bỏ do sau 3 năm không triển khai thực hiện đã lên tới 1.739 công trình, dự án, với tổng diện tích đất 12.013 ha.


Báo cáo của Đoàn Giám sát cũng cho biết, tình trạng công trình, dự án không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục còn nhiều. Thời gian chậm đưa đất vào sử dụng của các công trình, dự án thuộc trường hợp này phổ biến từ 1-2 năm, cá biệt có dự án sau 15 năm kể từ ngày được bàn giao đất đến nay đất vẫn bỏ hoang.


Ví dụ như: Dự án Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân khu vực Đông Nam Bộ (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích trên 2,1 ha, đã được tỉnh bàn giao đất cho chủ đầu tư từ năm 2007 theo hình thức không thu tiền sử dụng đất, nhưng đến nay sau 15 năm hiện trạng khu đất có tường rào kiên cố, chưa xây dựng công trình, chưa đưa đất vào sử dụng.


Báo cáo của Đoàn Giám sát cũng cho thấy, số lượng, diện tích đất chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương. Rất nhiều dự án vi phạm kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm, nhưng chưa được khắc phục, xử lý.


Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2021 vẫn còn 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, có vi phạm pháp luật; diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa đã xử lý thu hồi là 49.541,6 ha. Tuy nhiên, số tiền xử phạt vi phạm thu được lại rất nhỏ cả giai đoạn chỉ có 286 tỷ đồng.


Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thì có nhiều, trong đó có việc nhiều bộ, ngành, địa phương cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng liên quan đến thiếu trách nhiệm, năng lực yếu kém, buông lỏng quản lý trong quản lý, sử dụng đất đai hoặc cố tình thực hiện trái pháp luật.


Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra thất thoát, lãng phí


Đoàn Giám sát cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023 làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016-2021 có thất thoát, lãng phí; 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật; 79.670 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp đã có quyết định thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng; 305.043 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp chưa có quyết định thu hồi.


Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về quy hoạch và Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030...


Quốc hội đang tiếp tục thảo luật để quy rõ trách nhiệm cho tập thể và cá nhân, đồng thời tìm giải pháp căn cơ để cải thiện tình hình./.


Phan Đức Ngữ


Thông tin doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
  • Năng lượng tái tạo: Cơ hội tăng tốc xanh cho Việt Nam
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến các dự thảo luật sửa đổi
  • Tư duy chiến lược và những đột phá từ bộ tứ trụ cột ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La và các hoạt động Kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam
  • Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn, tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 36
    • Hôm nay: 2797
    • Trong tuần: 24 182
    • Tất cả: 15697179
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này