No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Để xây dựng được gia đình hạnh phúc bền vững
Lượt xem: 367
Để xây dựng được gia đình hạnh phúc bền vững




ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỢC GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC BỀN VỮNG





Một cặp vợ chồng đến văn phòng tư vấn hôn nhân và gia đình tỏ ra bối rối. Họ là những trí thức, họ nuôi dạy con cái theo phong cách tiến bộ nhất. Nhấn mạnh đến các tình cảm hơn là tác phong, họ cho phép con cái phát ngôn tự do những gì chúng muốn, thậm chí cho phép chúng có tiếng nói bình đẳng trong các quyết định của gia đình như chọn trang phục, chọn các chương trình truyền hình. Khi có vấn đề xảy ra ở trường họ luôn đứng về phía con cái, lên án ban giám hiệu và thầy cô.


Nhưng kết quả sự “hy sinh” cho con cái của đôi vợ chồng trên thật đáng buồn, đứa con trai mới 15 tuổi ngày càng ngạo mạn, coi trời bằng vung và đứa con gái 13 tuổi chỉ biết đến bản thân mình. Gia đình này trái ngược hẳn với những gia đình hạnh phúc khác mà chúng ta thường gặp.


Những lời phàn nàn của đôi vợ chồng trên chúng ta được nghe khá nhiều ở đâu đó ở các phòng tư vấn về hôn nhân gia đình. Lỗi đầu tiên là ở họ. Thay vì kiểm soát con cái và hướng dẫn chúng có những việc làm và nhận thức đúng đắn, họ lại giao cho con trẻ quyền đặc biệt của các bậc cha mẹ. Giữa họ và những bậc cha mẹ đúng nghĩa có nhiều khác biệt mà họ cần học tập. Sau đây là 10 bí quyết của gia đình hạnh phúc.


1. Con cái phải biết vị trí của mình


Một gia đình dân chủ trong đó con cái có “quyền bỏ phiếu” tương đương với cha mẹ hoặc được tự do hoàn toàn trong cuộc sống. Trong các gia đình này cha mẹ giữ quyền lực một cách dân chủ và mọi quyết định liên quan đến bọn trẻ đều được tham khảo ý kiến của chúng (nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về cha mẹ). Chúng cảm thấy hạnh phúc khi có người chăm sóc cho mình.


2. Cha mẹ nói với con bằng ngôn ngữ của chúng


Nhiều bậc cha mẹ thường quên mất điều này, trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ. Chúng nói năng, tư duy không giống người lớn. Tất nhiên cá biệt có một số đứa trẻ thích lý luận với cha mẹ như … một luật sư. Nhưng đa số chúng chỉ thích sống với hiện tại mà không chú ý đến hậu quả của việc chúng làm. Cha mẹ cần dùng ngôn ngữ của trẻ để làm cho chúng hiểu. Có nhiều trẻ chỉ tiếp thu bài học sau khi ta nhắc nhở vài chục lần và những bậc cha mẹ thương con không hề phiền lòng khi lặp đi lặp lại một lời khuyên. Họ chấp nhận mọi gian khổ để dạy trẻ kỹ năng tự phán đoán đúng, sai, lành dữ cho con cái.


3. Chuẩn bị đón nhận các bất hạnh xảy ra


Mẹ đau ốm hay cha bị thuyên chuyển công tác … là các biến cố đau buồn luôn được chuẩn bị trước để đón nhận. Cha mẹ không nên giấu con cái về chuyện này, thậm chí còn tập cho chúng cách đối phó khi sự biến xảy ra. Thách thức rồi sẽ vuột qua được và dư âm chiến thắng bao giờ cũng là kỷ niệm đáng nhớ.


4. Gần gũi với con cái bất cứ lúc nào


Thay vì chọn thời gian đặc biệt để tâm sự hay vui đùa với con, các bậc cha mẹ trong gia đình hạnh phúc luôn sẵn sàng gần gũi các con bất cứ lúc nào rãnh rỗi. Thậm chí nếu cần có thể gác những công việc không cấp bách lắm sang một bên.


5. Truyền thống gia đình được đánh giá đúng


Các gia đình hạnh phúc không bao giờ quên các nghi thức gia đình, vì đây chính là sức mạnh giúp mọi người yêu mến nhau, thấy ở nhau các thành tố không thể tách rời những niền vui, nổi buồn của mỗi cá nhân. Tại các buổi tiệc gia đình họ cũng sẵn lòng cho con cái mời bạn bè đến vui chơi thoải mái.


6. Không sợ phạm sai lầm


Chẳng có ai sống ở đời mà chẳng đôi lần vấp ngã. Trong các gia đình hạnh phúc, thực tế này được thừa nhận. Vì vậy khi “chấn thương” xảy ra họ không hề bị tê liệt. Con cái được phép lựa chọn một số giải pháp để tạo tính tự chủ cho chúng và nếu hậu quả có xấu cha mẹ sẽ không đổ lỗi cho chúng hoàn toàn và lỗi lầm sẽ không được nhắc lại nhiều lần làm trẻ mất tự tin.


7. Chuẩn bị đối phó với các tranh chấp


Gia đình hạnh phúc cũng xảy ra các tranh chấp, nhưng trong khuôn khổ cho phép và cha mẹ có trách nhiệm hàn gắn lại các rạn nứt nếu sợi dây bất đồng quá căng. Điều quan trọng là khi người này nói các người khác phải biết lắng nghe và góp ý kiến. Sau đó mỗi người người đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình và phản bác ý kiến của người khác. Ngay cả các tật xấu của một thành viên trong gia đình cũng có thể giải quyết bằng phương pháp này.


8. Có sự cạnh tranh của các thành viên


Cạnh tranh trong khuôn khổ là điều rất tốt vì nó dạy cho chúng ta cách chiến thắng và thất bại. Cạnh tranh mang tính xây dựng sẽ giúp mọi người cùng tiến, nếu hai đứa con của bạn cùng chơi cờ thì hãy dạy cho chúng cách chiến thắng và chiến bại trong danh dự.


9. Mọi người đều làm việc


Ở các gia đình hạnh phúc mọi người đều làm việc, kể cả trẻ con. Công việc nên giao thường xuyên dù là việc vặt như quét nhà, pha trà … Nói chung làm sao cho trẻ thấy được niềm vui trong sự đóng góp của mình vào các công việc gia đình để khi lớn lên chúng sẽ không ỷ lại vào người khác.


10. Cùng cười đùa với nhau


Những gia đình hạnh phúc là những gia đình không thiếu vắng tiếng cười và người nào trong gia đình cũng có thể cười đùa vui vẻ với nhau được. Nên ý thức rằng khôi hài là đặc diểm của các gia đình hạnh phúc. Dĩ nhiên khôi hài không được mang ác ý. Tiếng cười không làm chia rẽ mà hợp nhất các thành viên trong gia đình thành một khối thống nhất./.


Nguyễn Tấn Tuấn



Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 12
    • Hôm nay: 533
    • Trong tuần: 10 230
    • Tất cả: 13412457
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này