No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
RYNAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp 4.0
Lượt xem: 173
anh tin bai

RYNAN - HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 4.0

Ông Nguyễn Thanh Mỹ và tập đoàn Mỹ Lan không còn xa lạ gì với giới doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam, một phần vì doanh nghiệp này hoạt động trong mảng thị trường riêng biệt, ghi dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ ngành in ấn và bao bì trên thế giới, mặt khác, bởi vì ông Nguyễn Thanh Mỹ luôn có những cách làm khác, tư duy khác, tạo nên những dấu ấn riêng của mình trong các ngành mà ông lựa chọn kinh doanh.

Vài nét về người nông dân 4.0

Trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, ông Mỹ (năm nay 68 tuổi), là người khá nổi tiếng. Ông được mệnh danh là ông trùm của “Thung lũng quang điện tử silicon” tại Việt Nam khi từ bỏ công việc lương cao tại Canada để trở về quê hương Trà Vinh lập nghiệp. Ông từng cho biết, với hơn 200 bằng sáng chế của mình tại Canada, ông chỉ cần cho thuê lại bằng sáng chế này đã đủ sống sung túc, nhưng ông vẫn quyết định về giúp xây dựng quê hương bởi ông đã từng có tuổi thơ gian khó tại đây. Cái tên của ông như định mệnh, gắn ông với mảnh đất này - làng Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Năm 2004, nhiều người ngạc nhiên khi thấy một ông Việt kiều từ Canada về nước, bỏ ra hơn 10 triệu USD để xây dựng một nhà máy công nghệ cao tại vùng đất Trà Vinh. Tập đoàn Mỹ Lan do ông sáng lập đã làm cho vùng quê nghèo này trở nên khang trang, trù phú, thu hút hàng trăm lao động địa phương. Các sản phẩm in công nghệ cao của công ty ông được xuất ra khắp thế giới và chiếm 60% thị phần tại Việt Nam. Mười năm sau, người ta lại không khỏi ngạc nhiên khi ông chuyển giao công ty cho vợ để ... nghỉ hưu.

Về hưu để khởi nghiệp

Nói đế n doanh nhân kh ở i nghi ệ p, nhi ề u ng ườ i thường nghĩ rằng đó là những người trẻ. TS Nguyễn Thanh Mỹ cũng cho rằng, người Việt thường hiểu chưa đúng từ “ khởi nghiệp”. Khởi nghiệp là hành trình hình thành, thành lập và phát triển một doanh nghiệp dựa trên một cách làm khác để tạo ra sản phẩm mới, tốt hơn nhằm giải quyết nhu cầu mới của cộng đồng. Theo ông Mỹ, ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ kinh doanh nhiều hơn là khởi nghiệp. Kinh doanh là phải có lợi nhuận ngay. Còn với khởi nghiệp, lợi nhuận thường đến sau cùng. Do đó, quan trọng không phải ở độ tuổi nào khởi nghiệp, mà là bạn tạo ra cái gì mới, sáng tạo cho cộng đồng. Tất nhiên, những người trẻ thường là những người có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn cả.

file-icon

Nhà khoa học Lão nông 4.0 Nguyễn Thanh Mỹ. 

Năm 2015, khi 60 tuổi, TS. Nguyễn Thanh Mỹ quyết định về hưu. Ông tâm sự: “Khi về hưu, tôi cứ băn khoăn: Nước mình là một quốc gia nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp đứng đầu thế giới mà người dân phải ăn thực phẩm bẩn thì không chấp nhận được. Thế là tôi nghĩ đến chuyện khởi nghiệp từ nông nghiệp”.

Đúng lúc đó, khoảng năm 2015-2016 là đợt khô hạn chưa từng có ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà ông nằm ở cù lao Long Trị, xung quanh mênh mông là nước, vậy mà người dân không có nước tưới cây. Hằng ngày, khi đi ghe qua lại trên cù lao này, ông nhận ra có một màu nước khác biệt vào một thời điểm nào đó trong ngày. Đó chính là lúc nước sông không bị ngập mặn. “Tôi suy nghĩ làm cái phao quan trắc cứ 15 phút đo độ mặn, rồi gửi thông số đó về điện thoại thông minh. Do đó, người nông dân ở bất kỳ đâu cũng có thể biết được lúc nào nước mặn và lúc nào nước hết mặn. Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ đến sử dụng công nghệ 4.0 để quản lý nước”, ông Mỹ nhớ lại.

Năm 2019, TS. Nguyễn Thanh Mỹ được Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông” cùng GS. Võ Tòng Xuân và kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ST25. Trong khi hai nhà khoa học được gọi là “làm nông nghiệp ở dưới đất”, TS. Nguyễn Thanh Mỹ tự nhận mình là làm nông nghiệp ở trên mây. Nông nghiệp trên mây mà ông nói đến chính là chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp mà cụ thể là lĩnh vực nuôi tôm. Đầu năm 2016, ông thành lập RYNAN® Technologies Vietnam. Đây là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tách ra từ tập đoàn Mỹ Lan ở Trà Vinh. Công ty này tập trung vào “nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số để xây dựng những quy trình sản xuất hiệu quả và phát triển bền vững hơn trong nông nghiệp và thủy sản” - một lĩnh vực mới hoàn toàn so với ngành nghề chính của Mỹ Lan. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể đưa một công ty trong lĩnh vực mới mẻ tạo tác động dựa trên công nghệ từ con số 0 lên định giá trên 100 triệu USD trong thời gian năm năm?

Nhìn những điều chưa ai thấy

Xuất phát từ vấn đề của thị trường và đo lường quy mô thị trường cẩn thận trước khi đưa ra quyết định kinh doanh là điểm ông luôn nhấn mạnh. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tôm đứng thứ ba thế giới. Tuy nhiên ngành nuôi tôm lại là vấn đề gây ô nhiễm nguồn nước, lãng phí đất, phá rừng ngập mặn...và vô cùng chật vật trước sức ép phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt khi xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ.Cải thiện quy trình nuôi tôm hiện tại của Việt Nam hẳn là một trong những lựa chọn khôn ngoan của ông Thanh Mỹ. Không chỉ bởi hướng kinh doanh này nhắm đến một thị trường rộng mở mà còn giúp giải quyết một vấn đề rất nhức nhối của thị trường đó.

Tuy nhiên, không phải chỉ riêng mình ông Mỹ nhận ra quy mô và vấn đề của thị trường nuôi tôm. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chỉ mình ông có khả năng giải quyết được nó? Ông Mỹ một con người rất khác biệt: vừa có tư duy của người làm kinh doanh nhưng lại có góc nhìn của một nhà khoa học, cách giải quyết vấn đề của một kĩ sư. Nhìn vào quá trình nuôi tôm hiện nay với con mắt của một nhà nghiên cứu, ông luôn đặt câu hỏi tại sao. Xem xét từng bước của quy trình, như một người kĩ sư, ông phát hiện ra và giải quyết vấn đề từng bước một, từ nhỏ đến lớn, tối ưu chi phí như điện, nước, thức ăn, đất...từ quá trình con giống đến khi trưởng thành.

Với tư duy của một nhà kinh doanh, ông biết mình có thể kinh doanh những gì và cho người dân sử dụng miễn phí những gì. Cuối cùng, ông không chỉ nâng cao chất lượng con tôm và ứng dụng công nghệ cho nuôi tôm để khai thác hết tiềm năng thị trường và thế mạnh Việt Nam đang có, mà còn mang lại một diện mạo mới cho ngành nuôi trồng thủy sản - ứng dụng công nghệ cao vào quá trình nuôi trồng, sản xuất và cung ứng đến bàn ăn của người tiêu dùng.

Mong muốn giúp nông dân thoát nghèo bằng điện thoại thông minh

Sau nước, ông Mỹ lại nghe nhiều đến thực phẩm bẩn. Thế là ông nghĩ đến chuỗi giá trị nông nghiệp khép kín từ phân bón đến phương pháp canh tác, thu hoạch, chế biến, phân phối, tiêu thụ. Ông quyết định tiến hành một lúc 3 dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Cù Lao Long Trị. Ba dự án startup của TS. Nguyễn Thanh Mỹ gồm Smart Fertilizer (chuyên về phân bón thông minh), Rynan Techonologies (chuyên về đồng hồ nước thông minh, cảm biến nhiệt trong xe) và Rynan Agrifoods (chuyên sản xuất bao bì đa lớp giúp bảo quản nông sản trong thời gian dài mà không cần hóa chất).

file-icon

Phân bón tan chậm của Rynan Fertilizers. 

“Cái tên Rynan nghe có vẻ rất Tây, nhưng thực ra, nó được ghép từ những chữ cuối trong tên các thành viên trong gia đình ông: Con trai Christopher (R), ông Thanh Mỹ (Y), bà Nhàn, vợ ông (N), con gái Christina (A) và con trai Brian (N)”, ông Mỹ tiết lộ.

Ý tưởng sản xuất phân bón thông minh của ông Mỹ cũng xuất phát từ việc đọc sách báo và nhận thấy phân đạm bón tan rất nhanh nên lúa chỉ hấp thụ được 40%, 60% đạm còn lại mất đi do bốc hơi hoặc bị nước mưa trôi rửa. Phân lân, phân cali cũng vậy, mưa trôi xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, bốc hơi lại sản sinh lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Mất 3 năm nghiên cứu, tìm hiểu tại nhiều quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, Mỹ, công ty của ông Mỹ mới tạo ra được loại phân bọc polymer và lớp vỏ nano 3 lớp bên ngoài giúp tan chậm và kiểm soát được lưu lượng hấp thụ.

Ngoài ra, loại phân bón này chỉ cần dùng một lần mà lại ít sâu bệnh, trong khi bình thường người nông dân trồng lúa phải bón 4 lần/vụ. Do đó, loại phân bón này còn giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp đang trở nên trầm trọng ở các vùng quê. Sau phân bón thông minh, ông lại bắt tay vào sản xuất đồng hồ nước thông minh, đồng hồ báo hết gas...

Để tiện cho bà con theo dõi, Rynan Technologies tạo ra một ứng dụng trên điện thoại thông minh kết nối trực tiếp với phao quan trắc đặt dưới sông. Thông qua ứng dụng này, các chỉ số như độ mặn, độ oxy hòa tan, nhiệt độ, độ PH sẽ được gửi lên hệ thống điện toán đám mây và trả kết quả về cho người dùng. Nhờ đó, nông dân có thể biết được khi nào độ mặn thấp hơn mức cho phép để bơm nước tưới tiêu. Với các dự án startup này, ông Mỹ tự nhận mình là “người nông dân 4.0”. Ông cho biết, cách ông làm cũng giống như Uber hay Grab, đó là áp dụng công nghệ vào nông nghiệp, chứ không thay đổi bản chất của nó.

Khởi nghiệp bằng một hệ sinh thái khởi nghiệp

Rynan lựa chọn lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và phát triển tinh gọn theo mô hình hệ sinh thái các công ty đáp ứng nhu cầu trên thị trường vừa bổ trợ vừa chia sẻ nguồn lực, khách hàng cho nhau. Nếu Rynan Technology được coi là cơ quan đầu não nơi tập trung các nghiên cứu phát triển quan trọng của công ty mới từ các loại máy phục vụ cho nuôi trồng, chế biến, cung cấp giải pháp trọn gói từ đồng ruộng lên đến bàn ăn thì Rynan Agrifood, Rynan Fertilizer lại là nơi thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ Rynan Technology. Phần hiện thực hóa các hoạt động lắp đặt, chế tạo máy móc thuê ngoài tại chính công ty mẹ Mỹ Lan vốn có những thế mạnh về sản xuất các loại máy, nguồn nhân lực lành nghề và quy trình công nghệ khép kín và đạt những tiêu chuẩn cao trên thế giới về môi trường.

Bán mô hình kinh doanh, không bán sản phẩm

Cầm trên tay đồng hồ đo nước, ông lý giải một cách đơn giản về tư duy này của mình. Nếu chỉ nhìn chiếc đồng hồ nước là công cụ đo nước cho người dân, thì tư duy của người làm ra nó là làm ra công cụ đo. Khi bán thiết bị, điều bạn quan tâm là làm sao để bán được nhiều sản phẩm nhất và nhiều khi nó đồng nghĩa với việc giảm chất lượng và tuổi thọ sản phẩm để khách hàng phải mua lại sớm nhất - một mâu thuẫn không cần thiết. Còn nếu tư duy chiếc đồng hồ nước là công cụ tương tác với khách hàng và giúp khách hàng giao tiếp với doanh nghiệp tốt hơn, thì khi đó tính năng đo nước chỉ là một tính năng rất nhỏ. Với tư duy thứ hai, câu chuyện đằng sau đó là mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu từ chiếc đồng hồ mang lại và hỗ trợ khách hàng ra quyết định dựa trên những thông tin có từ đó.

file-icon

Một thiết bị quan trắc trên sông của Rynan

Cũng với cách tiếp cận này, khi quan sát những người nông dân vất vả trước tình hình xâm nhập mặn khó đoán biết trước, ông cùng các cộng sự đã phát triển thiết bị quan trắc nước tự động sử dụng phao quan trắc nước thông minh để đo và cập nhật liên tục độ mặn, pH. Kết hợp với nhiều phần mềm để xây dựng mạng lưới quan trắc thông minh. Người sử dụng có thể truy xuất những dữ liệu qua ứng dụng di động Rynan Mekong (Android, iOS) một cách đơn giản và miễn phí. “Các thiết bị quan trắc nước tự động cung cấp thông tin về chất lượng nước và thời vụ cho người nông dân. Hỗ trợ người dân canh tác thích ứng với xâm nhập mặn từ trồng

trọt, đến nuôi trồng thủy - hải sản. Người dân trực tiếp, chủ động theo dõi được tình hình, giúp giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và tăng năng suất trong quá trình canh tác. Khi người dân có nhu cầu sử dụng sẽ được tư vấn và miễn phí cài đặt”.

Nếu mở ứng dụng Rynan Mekong, người dùng sẽ được tiếp cận những thông tin miễn phí từ mạng lưới quan trắc nước cho đến giá cả thị trường, giám sát sâu rầy vv... cho đến các thiết bị họ lắp đặt mua từ Rynan. Dựa trên công cụ giao tiếp với khách hàng này, Rynan phát triển mảng thương mại điện tử giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà công ty phát triển như phân bón thông minh, thiết bị thông minh, vật tư nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc. Với nền tảng này, số lượng khách hàng sẽ mở ra cùng với sự mở rộng của việc sử dụng ứng dụng để theo dõi các thông tin liên quan đến xâm nhập mặn, chất lượng nước.

Tiếp nhận vốn đầu tư tạo tác động

Lựa chọn nhà đầu tư là một chiến lược quan trọng trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo ông, với những dự án khởi nghiệp phục vụ cộng đồng như Rynan, nguồn lực họ tìm kiếm không chỉ là tiền để mở rộng thị trường mà còn là sự phù hợp về tầm nhìn của quỹ/chương trình đầu tư cùng với những giá trị văn hóa mà quỹ đầu tư có thể mang lại. Điều này hoàn toàn rất mới mẻ với câu chuyện gọi vốn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiêu chí về các con số thường được đặt lên hàng đầu. Chiến lược này giúp công ty phát triển về lợi nhuận không chịu áp lực về doanh thu của nhà đầu tư đồng thời có thể tập trung nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và phát triển thị trường.

Ở một khía cạnh khác, như chia sẻ của ông Mỹ, việc lựa chọn quỹ đầu tư của Nhật chính là để hấp thụ thêm văn hóa doanh nghiệp và cách thức quản trị của người Nhật vào hệ sinh thái của Rynan, từ đó gia tăng hiệu suất và hiệu quả công việc. Còn nói về lựa chọn Rynan cho khoản đầu tư của mình, Sojit nhận định: “Với khoản đầu tư này vào Rynan, Sojitz sẽ tận dụng mạng lưới hiện có của mình ở cả Việt Nam và nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh của nền tảng nông nghiệp, ngoài việc mở đường cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (“Công nghiệp 4.0”) và đóng góp vào tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, thông minh trong các lĩnh vực ưu tiên.

file-icon

Một góc xưởng nghiên cứu và sản xuất của Rynan.

 

Đặt niềm tin - tạo cơ hội cho người trẻ & hợp tác với trường đại học

Không tập trung vào đặt hàng ở các nhà trường đại học để giải quyết các thách thức trong doanh nghiệp bởi từ kinh nghiệm những lần hợp tác trước theo cách này, ông cho rằng, các trường chuyển động rất chậm, chậm hơn doanh nghiệp rất nhiều. Với doanh nghiệp thời gian là vàng, còn với các trường, cơ chế còn rất nhiều điều phải bàn, chính điều này đang làm chậm lại quá trình và khả năng hợp tác phát triển công nghệ.

Tuy nhiên, nếu nhìn dài hạn hơn, việc hợp tác với nhà trường nên hướng đến mục tiêu phục vụ cho nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp. Hợp tác với các giảng viên, nghiên cứu viên chính là sự chuẩn bị quan trọng cho những nghiên cứu cơ bản làm bệ phóng cho các sản phẩm công nghệ cao tại Rynan. Trong một bài phát biểu của mình, ông từng cảm ơn Đại học Cần Thơ đã tạo ra những sinh viên tốt cho doanh nghiệp của ông. Rynan sử dụng nguồn nhân lực rất trẻ từ các trường đại học lân cận mà cụ thể là Đại học Cần Thơ, Đại học Trà Vinh. Tầm nhìn xa từ sớm của ông Mỹ đã giúp công ty tạo dựng ra những nền móng ngay từ ban đầu khi ông Mỹ vừa sáng lập, vừa là trưởng khoa Hóa ứng dụng tại Đại học Trà Vinh. Nhân lực được đưa vào ổn định về chất lượng, được đào tạo ngay trên công việc tại Mỹ Lan và trở thành những nhân lực cốt lõi và gắn bó. Với Rynan, không dừng lại ở địa bàn Trà Vinh, ông hợp tác với những trường đại học vùng.

Rynan thể hiện rõ mong muốn qua phát biểu của ông: “Chúng tôi mong muốn đồng hành với trường để thành lập chương trình “sinh viên vừa đi học vừa đi làm - tiếng Anh gọi là Cooperative Education, hay gọi tắt là CoOp”. Đây là chương trình mà doanh nghiệp của chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm từ những hợp tác với các trường đại học khác trong 16 năm qua. Sinh viên từ năm thứ 2, mỗi năm sẽ đi làm bốn tháng có lương và về lại trường tám tháng để học chuyên môn. Bốn năm đi học, ba lần đi làm CoOp. Chúng tôi cũng muốn cộng tác với các thầy cô ở trường để thực hiện những dự án có liên quan đến ứng dụng công nghệ số, phân tích và tổng hợp dữ liệu, sinh học phân tử và trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản”.

Không khó để bắt gặp những gương mặt rất trẻ trung, đầy nhiệt huyết ở những vị trí rất quan trọng tại Rynan như Trưởng phòng Phân tử sinh học hay những kỹ sư trẻ một mình phát triển 3 chiếc máy tự động thực hiện những quy trình đặc thù. Tại Rynan Technology, các kỹ sư trẻ được tạo cơ hội làm việc nhóm và đăng ký sáng chế tập thể. Đó vừa là sự ghi nhận quan trọng cho những đóng góp của các bạn trẻ, đồng thời cũng đóng góp vào nâng cao giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thống kê từ Rynan Technology đưa ra, hiện nay Mỹ Lan và Rynan số bằng sáng chế và đăng ký SHTT là 371 trên tổng số nhân sự là 731, đa số trong những sáng chế này là của Rynan Technology.

Câu chuyện của Rynan là câu chuyện của một công ty khởi nghiệp, tạo tác động trên nền tảng công nghệ, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên một hệ sinh thái gắn bó với nhau mật thiết cơ hữu, dựa trên nguồn lực từ công ty mẹ, nguồn nhân lực trẻ và nguồn vốn đầu tư tạo tác động. Ngần đó thông tin cũng có thể mang lại một bức tranh về tầm nhìn, tư duy chiến lược và cách thực thi hoàn toàn khác biệt của một tập đoàn, một nhà sáng lập tự làm mới mình bằng cách chọn giải quyết những thách thức mang tính thời đại theo cách bền vững./.

 

Thông tin doanh nghiệp
  • Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế
  • Quan hệ giữa thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh Đại học
  • Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Sơn La có 02 sản phẩm vào Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức
  • Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội thảo kết quả nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Hội thảo tham gia ý kiến về Dự thảo Luật Địa chất là khoáng sản
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội Luật gia tỉnh Sơn La tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2029
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La: Hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, năm 2024
  • Hội thảo tư vấn “Những vấn đề đặt ra trong sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Mời tham gia Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024
  • Bộ GD&ĐT lý giải tạm dừng công nhận Olympic Toán học sinh viên và học sinh
  • Liên hiệp Hội Việt Nam: Hội nghị Giao ban Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố năm 2024
  • Bí quyết giữ gìn sức khỏe
  • Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024
  • Vấn đề nhỏ về đất đai nhưng được nhiều người dân quan tâm
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 17
    • Hôm nay: 583
    • Trong tuần: 27 780
    • Tất cả: 14525951
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này