No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Người Việt liệu đã sẵn sàng trước làn sóng công nghệ mới trong FINTECH?
Lượt xem: 332
Người Việt liệu đã sẵn sàng trước làn sóng công nghệ mới trong FINTECH?










NGƯỜI VIỆT LIỆU ĐÃ SẴN SÀNG TRƯỚC LÀN SÓNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG FINTECH?






Bất chấp bối cảnh đại dịch COVID-19, lĩnh vực Fintech vẫn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu trong 2 năm qua. Ngoài ra, Fintech còn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch một cách bền vững. Các giải pháp từ Fintech có thể giúp người dân và doanh nghiệp duy trì, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngay cả khi lệnh phong tỏa được ban hành, hỗ trợ các doanh Nghiệp mở cửa trở lại trong “trạng thái bình thường mới”.






Đại dịch COVID-19 như một cơn bão hoàn hảo làm thay đổi kỳ vọng và hành vi của người tiêu dùng toàn cầu cũng như thúc đẩy sự đổi mới không ngừng trong cách mọi người tương tác với các dịch vụ tài chính, do đó, đẩy nhanh việc áp dụng các giải pháp tài chính kỹ thuật số sáng tạo.

Năm 2021 đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc của tất cả các ngân hàng, doanh nghiệp và công ty công nghệ tài chính theo đuổi Kỹ Thuật Số Trên Hết (Digital First), đó là tất cả về việc định hướng đến khách hàng và nền tảng hơn nữa. Cuối cùng, giải phóng tiềm năng cá nhân hóa trên quy mô lớn trong ngành Fintech.



“Lĩnh vực tài chính ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển đổi và dự kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo dựa vào đầu tư vào côngnghệ và kỹ thuật số”.


Các con số thống kê cho biết:

• Giao dịch bằng thiết bị di động tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng hơn 400% trước 2025

• 25% ngân hàng tại Việt Nam sẽ “tích cực theo đuổi hiện đại hóa các nền tảng lõi kỹ thuật số”

• Số tài khoản được tạo mới của top 8 ngân hàng hàng đầu tăng 50%, sử dụng tự động hóa thông minh trong việc xác minh nguồn gốc tài khoản.

• Ngân hàng lõi và hiện đại hóa thanh toán hệ thống là 2 ưu tiên hàng đầu dành cho top 8 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của các xu hướng công nghệ tài chính hiện nay dự kiến sẽ tác động mạnh mẽ đến ba nhóm đối tượng chính:

Ngân hàng - nhóm sẽ đối mt vi nhiu thách thức trong tương lai

Khách hàng cá nhân - nhóm sthay đổi nhanh chóng về hành vi, duy và cách tiếp cận công nghệ

Khách hàng doanh nghip - nhóm sẽ ứng dng công nghệ để tạo thêm giá trị và tối ưu trải nghiệm khách hàng






Điểm lại những xu hướng công nghệ Fintech nổi bật trong tương lai


Bất chấp những gián đoạn do đại dịch, năm 2021 ghi nhận sự phát triển của ngành công nghệ tài chính (Fintech). Theo báo cáo State of Fintech của CB Insights, quý 3 năm 2021 ghi nhận mức tăng 147%, mức tăng kỷ lục của ngành Fintech so với cùng kỳ năm ngoái. Khi thế giới đã quen với nhịp sống bình thường mới, ngành công nghệ tài chính tại Việt Nam cũng có những biến đổi và hình thành các xu hướng.

Blockchain và tiền điện tử

Tiền điện tử và blockchain là những ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của Fintech. Các sàn giao dịch tiền điện tử như Coinbase Gemini kết nối người mua và người bán các loại tiền điện tử như bitcoin hoặc litecoin.

Nhưng ngoài tiền điện tử, các dịch vụ blockchain như BlockVerify tập trung vào các giải pháp chống hàng giả bằng cách sử dụng blockchain để xác định các sản phẩm giả mạo, hàng hóa bị đánh cắp và các giao dịch gian lận.

Ứng dụng lập ngân sách

Trước đây, người tiêu dùng phải đặt ra một ngân sách riêng rồi theo dõi các hóa đơn, tính toán trên bảng tính excel để theo dõi tài chính của mình. Tuy nhiên, nhờ có fintech thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng dịch vụ tài chính, giờ đây, người tiêu dùng có thể dễ dàng theo dõi thu nhập và quản lý các khoản chi phí.

Không quá khi nói rằng các công cụ lập ngân sách đã tạo nên một cuộc cách mạng về quản lý chi tiêu với người tiêu dùng. Các ứng dụng lập ngân sách nổi tiếng là Intuits (INTU), Money Lover, Moneykeeper, Timo,...

Tăng trưởng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngân hàng

Những ứng dụng công nghệ AI hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng có thể kể đến: chatbot, tự động hóa và làm cho quá trình liền mạch, thu thập và phân tích dữ liệu, danh mục đầu tư và quản lý tài sản, quản lý rủi ro, phân tích thực trạng tài chính, phát hiện gian lận và chống rửa tiền. 48% ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc công nghệ máy học (ML) để đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu , 40% ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương sẽ đầu tư vào các nền tảng quản lý API. 60% ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương sẽ phát triển hệ sinh thái của họ, tích hợp từ giải pháp fintech từ điện toán đám mây, làm phong phú giao dịch từ hệ thống cốt lõi của ngân hàng, hiểu được khách hàng của bạn (KYC), nhập môn và khởi đầu, tư vấn và thu tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể ứng dụng công nghệ để tương tác trực tiếp và tự động với người dùng trên đa nền tảng.

Người chơi mới đáng chú ý - Các nền tảng huy động vốn cộng đồng

Các công ty như Kickstarter, Patreon, GoFundMe và một vài cái tên khác minh họa phạm vi của fintech bên ngoài ngân hàng truyền thống. Các nền tảng huy động vốn cộng đồng cho phép người dùng internet gửi hoặc nhận tiền tới những người khác trên nền tảng. Đây là hình thức huy động tiền vốn thông qua đóng góp cá nhân nhỏ từ số đông và được thực hiện chủ yếu qua internet. Thay vì phải đến một ngân hàng truyền thống để vay, giờ đây những người khởi nghiệp có thể “đến” thẳng nhà đầu tư để được hỗ trợ về tài chính.

Theo Kickstarter, kể từ khi thành lập, gần 9,8 triệu người đã ủng hộ dự án, kêu gọi được hơn 2 tỉ USD 95.000 dự án đã được tài trợ thành công. Trong năm 2012, Kickstarter đã kêu gọi được 319,8 triệu đô la Mỹ cho nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các dự án gọi vốn cộng đồng được gửi tới KickStarter phải thuộc các lĩnh vực từ phim ảnh, games, âm nhạc đến nghệ thuật, thiết kế, và công nghệ. Những dự án cho mục đích cá nhân, từ thiện hoặc tài trợ cho chính bản thân chủ dự án hay không thỏa các điều kiện của KickStarter sẽ không được chấp nhận.

Lời kết

Quá trình phát triển của Fintech trên thế giới cho thấy đây sẽ tiếp tục là một lĩnh vực có sự tăng tốc mạnh mẽ trong tương lai, tạo ra những tác động mạnh đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu, trong đó có hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, gia tăng hợp tác với các công ty Fintech là một hướng đi phù hợp để các ngân hàng Việt Nam có thể nhanh chóng khai thác được các lợi thế so sánh và hạn chế được những tác động bất lợi có thể xảy ra. Nhưng bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần tiếp tục thực hiện các bước cải tổ mạnh mẽ, đặc biệt trong việc nghiên cứu và ứng dụng.


Riêng về phía người dùng, chắc chắn sẽ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn không chỉ để tối ưu, tiện lợi hóa việc thanh toán, mà còn trong quản lý tài chính, tăng trưởng tài sản. Người dùng có thể là trung tâm của các giải pháp dổi mới, nhằm phục vụ tốt nhất cho thói quen mong muốn của mình.

Theo Bản tin Startup số 27/2022


Thông tin doanh nghiệp
  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
  • Khởi nghiệp từ mô hình trải nghiệm nông trại
  • 4 mô hình xây dựng đơn vị đổi mới sáng tạo ở khu vực nhà nước
  • Loài nhái cây mới được mô tả ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên
  • Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ: Thúc đẩy tăng trưởng khởi nghiệp trong khu vực
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”
  • Hội nghị biểu dương Điển hình tiên tiến phong trào nuôi ong mật tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2023
  • Nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển cây ăn quả tỉnh Sơn La
  • RYNAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp 4.0
  • Ứng dụng thương mại điện tử trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Triển khai cơ chế thử nghiệm cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo có tiềm năng tạo bứt phá cho nền kinh tế”
  • Đổi mới hoạt động của Cụm thi đua số 3 góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Tài liệu Hội thảo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 của Cụm thi đua số 3
  • Tài liệu Hội thảo PBKT Ứng dụng TMĐT trogn DN&HTX cây ăn quả
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023
  • Hội thảo tư vấn Báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Những người thầy giáo của của Bác Hồ
  • Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”
  • Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2023
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 23
    • Hôm nay: 2061
    • Trong tuần: 13 838
    • Tất cả: 13689712
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này