No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
Lượt xem: 61
anh tin bai

KHỞI NGHIỆP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

Khởi nghiệp sáng tạo bắt nguồn từ những ý tưởng mang tính đột phá và khác biệt trong nhiều lĩnh vực, hoạt động của đời sống xã hội. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công mang lại những giá trị cho cuộc sống, không nhất thiết phải bằng những ý tưởng quá lớn lao hay quá cao xa, mà có thể khởi nghiệp từ những công việc rất gần gũi, thiết thực và phù hợp với những gì xã hội đang thiếu, đang đòi hỏi. Xuất phát từ thực tế này, nhiều nhà khoa học đã khởi nghiệp thành công bằng chính những kết quả nghiên cứu của mình.

anh tin bai
 

Đèn tảo Aloxy của nhóm nghiên cứu.

Aloxy - Sản phẩm đa tác dụng

Hiện ở Việt Nam, chưa có thiết bị lọc không khí trong nhà có khả năng loại bỏ CO2. Trên thực tế, con người dành 70% thời gian ở trong nhà, đặc biệt trong thời điểm diễn ra dịch COVID-19, tỷ lệ này lên tới 90-100%. Trong khi đó, nồng độ các chất trong nhà (COx, Nox, VOCs, PAHs, Formandehyt...) cao hơn 10 lần so với ngoài trời. Tùy nồng độ, CO2 có thể sẽ gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi hay làm giảm chức năng thận. Do vậy, cần thiết phải có sản phẩm nâng cao chất lượng không khí trong nhà, hấp thụ được lượng CO2. Đèn tảo Aloxy của PGS.TS. Đoàn Thị Thái Yên (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội) và các cộng sự nghiên cứu đã góp phần giải quyết vấn đề bụi mịn, hấp thụ CO2 và cung cấp thêm oxy.

Là người đã theo đuổi các nghiên cứu về tảo suốt nhiều năm, thực tế khiến PGS.TS. Yên tự hỏi: tại sao không sử dụng tảo - một loại thực vật có khả năng hấp thụ CO2 và sinh oxy rất tốt - để cải thiện chất lượng không khí trong nhà? Tất nhiên, “việc nuôi trồng tảo trong nhà sẽ đòi hỏi phải có giống và thiết bị quang sinh hóa phù hợp để tảo có hiệu suất quang hợp cao và hài hòa với điệu kiện trong không gian kín”, PGS.TS. Yên nhớ lại về yêu cầu mà bài toán đặt ra.

Ý tưởng nghiên cứu của chị và đồng nghiệp khởi nguồn cách đây ba năm, khi họ nhìn thấy nhu cầu bức thiết của xã hội về một bầu không khí xanh, sạch trong nhà, đặc biệt là ở các thành phố lớn - nơi người dân dành phần lớn thời gian của mình trong các tòa nhà, văn phòng. Các chỉ số cảnh báo về tình trạng ô nhiễm, nồng độ bụi mịn trong những năm gần đây đã khiến cho những chiếc máy lọc không khí trở nên ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

“Chúng ta đều biết, thực vật chỉ quang hợp được vào ban ngày khi có ánh sáng, còn ban đêm chúng sẽ thải ra CO2. Bởi vậy, đèn tảo Aloxy đã được tích hợp một nguồn sáng LED ở bên trong để tăng hiệu quả quang hợp, hấp thụ CO2 của tảo trong suốt 24 giờ/7 ngày. Hiệu suất hấp thụ CO2 của thiết bị là khoảng 80-85%. Với hệ thống này, chúng tôi vừa giải quyết được vấn đề bụi mịn, vừa tạo ra thêm lượng oxy gấp nhiều lần khả năng cung cấp oxy của cây xanh cho các không gian kín”, PGS.TS. Thái Yên cho biết.

Đèn tảo của nhóm nghiên cứu sử dụng cơ chế quang hợp của vi tảo để hấp thụ CO2 và sinh ra oxy. Khi thiết bị được đặt trong nhà hay các văn phòng, dòng không khí trong phòng - vốn chứa nhiều CO2 do có mật độ người cao - sẽ được hút vào đèn và đi qua một bộ lọc Hepa để tách bụi mịn PM10, PM2.5, sau đó, được dung dịch tảo hấp thụ CO2 và nhả ra oxy.

Tích hợp nhiều chức năng

Từ phiên bản đơn sơ đầu tiên năm 2019, trải qua quá trình nghiên cứu và cải tiến liên tục, đến nay, sản phẩm đèn tảo Aloxy T của nhóm PGS.TS. Yên gồm có các bộ phận chính là: phần lọc không khí và bình chứa dung dịch tảo. Thiết bị có kích thước 10x10x28cm, dung tích 1,5 lít tảo, tạo ra được oxy với nồng độ 0,2 - 0,4 ppm/phút. Bên cạnh đó, đèn tảo của nhóm cũng đã được tích hợp nguồn sáng LED vào trong thiết bị để đảm bảo độ sáng quang học và nâng cao khả năng quang hợp của tảo. “Người dùng cũng có thể dễ dàng điều chỉnh cường độ ánh sáng theo ba mức khác nhau tùy theo sự phát triển của sinh khối tảo”, PGS.TS. Yên cho biết.

Với hình dáng nhỏ gọn, thiết bị này phù hợp với các văn phòng, phòng ngủ gia đình có diện tích khoảng 10-15m2. Một bộ sản phẩm sẽ gồm có một chiếc đèn, bộ sạc, chai tảo giống, sáu túi bột dinh dưỡng và túi để lọc sinh khối tảo. Sau một tháng sử dụng, người dùng sẽ cần thay nước nuôi tảo, theo tờ hướng dẫn chi tiết đi kèm trong hộp sản phẩm. Sinh khối tảo thu được sau khi lọc sẽ có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho vật nuôi. “Với thiết bị nhỏ này, nếu người dùng không có nhu cầu sử dụng sinh khối tảo thu được sau lọc thì có thể vứt như rác thải sinh hoạt mà không gây ảnh hưởng đến môi trường”, PGS.TS. Yên cho biết. Ngoài ra, “nếu người dùng quên không thay nước đúng hạn cũng không sao vì kết quả thử nghiệm cho thấy tảo vẫn sống được trong môi trường nước này cho đến tháng thứ ba”, chị cho biết thêm.

Liên kết với doanh nghiệp

Luôn đứng ở cả vai trò là khách hàng, hiểu yêu cầu của người dùng thông qua trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, PGS.TS. Thái Yên đã nhiều lần chỉnh sửa thiết kế để thiết bị đèn tảo hoàn thiện từng ngày. Hiện nay, PGS.TS. Yên đang hợp tác với một doanh nghiệp để thương mại hóa các dòng đèn tảo với thương hiệu Aloxy.A

Ông Trần Hồ Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Aloxy (Công ty Aloxy) chia sẻ: “Các thiết bị lọc khí hiện nay đều hoạt động theo cơ chế vật lý, chỉ lọc được bụi nhưng không có khả năng hấp thụ CO2 và sinh ra oxy tươi. Các máy tạo oxy trên thị trường cũng như vậy, chúng hoạt động theo nguyên lý cô đặc thành phần oxy trong không khí để tăng nồng độ của oxy chứ không phải là sinh ra oxy theo cơ chế sinh học. Chúng tôi cũng đã rất may mắn và kết hợp giữa công nghệ LED, kết hợp với nghiên cứu với PGS.TS. Thái Yên để phát triển thêm công nghệ vi tảo và iot để đưa ra một sản phẩm góp phần giảm thải khí nhà kính bằng khả năng quang hợp hoàn toàn sinh học của vi tảo, có khả năng thay thế từ 300 đến 400 cây xanh đô thị so với ngoài trời và thay thế từ 50 đến 100 cây xanh trong nhà. Đó là giải pháp mà chúng tôi mong muốn hướng tới để tạo ra một không gian sống vừa xanh, vừa đẹp và vừa thông minh”. A

Dù nuôi trồng được nhiều loại tảo khác nhau, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng giống tảo Spirulina platensis - loại tảo xoắn có giá trị dinh dưỡng cao để có thể tận dụng sinh khối tảo thu từ thiết bị đèn làm thức ăn cho vật nuôi hoặc phân bón cho cây trồng.

anh tin bai
 

Với những đóng góp của mình, PGS. TS. Đoàn Thị Thái Yên đã vinh dự được trao giải thường KOVA lần thứ 20, hạng mục Kiến tạo (dành cho những công trình nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng).

 

Hiện nay, Công ty Aloxy hoàn toàn chủ động được nguồn giống tảo này. Giống tảo này đã được Công ty lai tạo và thuần hóa, sử dụng trong hơn ba năm nay nên đã hoàn toàn quen với cường độ ánh sáng của thiết bị.

PGS.TS. Thái Yên cho biết: “Công ty Aloxy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chiếu sáng cũng như nguồn đèn LED, thì sự tích hợp giữa thiết bị của mình và công nghệ LED tạo nên một sản phẩm vừa có được tính thẩm mỹ vừa đạt được những mục tiêu nghiên cứu hiệu quả”.

Hiện nay, sản phẩm đèn tảo ALOXY của nhóm nghiên cứu đã bán được gần 1.000 bộ với mức giá khoảng 1,8 triệu đồng. Bên cạnh đó, người sử dụng sẽ cần mua tảo giống và dinh dưỡng với chi phí 30.000 đồng/tháng để duy trì hoạt động của đèn. Là người khởi nghiệp, anh Phương mong muốn sẽ tìm được các đối tác, nhà đầu tư cùng đồng hành để tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và hạ giá thành sản phẩm. “Hiện nay, Aloxy là sản phẩm đèn tảo sinh học sinh oxy tự nhiên đầu tiên được đưa ra thị trường Việt Nam, do đó, chúng tôi có một lợi thế là chưa có đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm cũng có thể được dùng đồng thời với các máy lọc không khí trên thị trường mà không bị các thương hiệu lớn lấn át, bởi hai loại thiết bị này có chức năng riêng biệt”, anh Phương cho biết.

Phản hổi của người dùng và lời kết

Chị Trần Thị Trác Diễm (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Việc hút bụi mịn, hút CO2 rồi sinh ra một lượng oxy tươi, mình nghĩ rằng sẽ rất cần thiết cho nhiều người, đặc biệt là các hộ gia đình, văn phòng làm việc hay những homestay. Trong quá trình sử dụng đèn, mình cảm thấy giấc ngủ được cải thiện, ngủ sâu giấc hơn”.

Bà Lê Thị Khánh Vân - Giám đốc Trung tâm ứng dụng KH&CN và Khởi nghiệp cho biết: “Đèn tảo Aloxy là một thiết bị tích hợp của ba công nghệ, là sự phát triển từ những kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu. Tôi nghĩ là đèn có ứng dụng rất rộng rãi và lan tỏa nhiều, không những ở trong văn phòng, những nơi khách hàng đông, ngay cả ga tàu và trong gia đình nữa... Mùa đông sẽ làm cho oxy luôn luôn được tạo ra ở trong phòng, tránh được bụi mịn, còn mùa hè thì nếu dùng điều hòa sẽ rất khô, thế nên đèn tảo vừa đảm bảo đủ oxy, lại vừa đảm bảo có độ ẩm”.

Từ câu chuyện về khởi nghiệp bằng chính nghiên cứu của mình, bắt tay với doanh nghiệp để đưa ra thị trường sản phẩm hữu ích của PGS.TS. Đoàn Thị Thái Yên nhận thấy thương mại hóa các nghiên cứu khoa học đã từ lâu luôn được coi là một đích đến của các nhà khoa học nói riêng và của ngành khoa học và công nghệ nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nhà khoa học gặp khó khăn trong việc ứng dụng thực tiễn do vướng mắc từ chính sách, quá trình vận hành, dẫn đến khó khăn trong việc đưa các sản phẩm ra thị trường. Trong số đó, khó khăn lớn nhất có thể kể đến, theo nhiều nhà khoa học, là chúng ta chưa có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.

TS. Nguyễn Quân (Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: “Trong hoạt động học công nghệ, nhất là hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thì yếu tố rủi ro là rất lớn và trên thực tế, nhiều đề tài nghiên cứu cả trong nước và quốc tế cũng đã chứng tỏ nhiều nghiên cứu đã không đạt được kỳ vọng ban đầu, ngay cả đối với các nước phát triển, thì tỉ lệ những nhiệm vụ công nghệ mà ứng dụng được vào trong thực tiễn cũng chỉ đạt trên dưới 20%.

Nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học thuận lợi trong nghiên cứu, dám dấn thân và chịu trách nhiệm với những nghiên cứu của mình, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các bộ ngành cơ quan liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện hiệu quả để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo đó, khi ban hành chính sách, cần có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, điều này đã nhận được không ít hưởng ứng từ các nhà khoa học, từ đó, sẽ làm cho gánh nặng của các nhà nghiên cứu nói chung giảm đi.

TS. Nguyễn Hồng Quang (Khoa Tự động hóa, Viện Điện-Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: nếu có được quan điểm đó thì sẽ là một bước thay đổi lớn, khiến cho các nhà nghiên cứu càng ngày càng trở nên mạnh dạn hơn, đưa vào những lĩnh vực khó hơn, bởi nếu không thì các nhà nghiên cứu sẽ trở nên “phòng thủ”, cố gắng làm những gì dễ, làm những gì gần nhất có thể, không đi sâu.

Với những đóng góp của mình, PGS.TS. Đoàn Thị Thái Yên đã vinh dự được trao giải thưởng KOVA lần thứ 20, hạng mục Kiến tạo (dành cho những công trình nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng).

Có thể thấy trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn song nhà nước vẫn luôn quan tâm đến khoa học công nghệ, tạo điều kiện để các nhà khoa học được nghiên cứu tìm tòi, tạo ra những công nghệ mới, thiết thực với đời sống. Với những giải pháp chính sách cởi mở từ nhà nước, hy vọng hoạt động thương mại hóa các nghiên cứu khoa học sẽ có bước đột phá, từ đó, tăng cường hơn nữa tính liên kết giữa ba đối tượng gồm nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp để ngày càng nhiều sản phẩm khoa học công nghệ đến từ chất xám, sức sáng tạo của các nhà khoa học Việt được đến được với người dân và doanh nghiệp./.

Theo Bản tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 16/2024

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

GT: Minh Đức

Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 36
    • Hôm nay: 1203
    • Trong tuần: 29 210
    • Tất cả: 14722069
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này