Ba chiến lược đổi mới để phát triển mạnh mẽ trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng
BA CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN
MẠNH MẼ TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐANG BIẾN ĐỔI NHANH CHÓNG
Các CEO và Nhà sáng lập của các công ty khởi nghiệp tăng trưởng mới nổi có thể
học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ một số công ty hàng đầu trên thế giới.
Trong một thế giới đầy
những sự bứt phá, rất nhiều công ty đã bị thay thế hoặc bị tiếp quản do thiếu
tăng trưởng và tư duy đổi mới. Nghiên cứu cho thấy rằng kể từ năm 2000, hơn 50%
của 500 công ty trong danh sách Fortune đã bị “phá sản, bị mua lại hoặc
không còn tồn tại do bứt phá kỹ thuật số”.
Điều này có nghĩa là
họ đã quá chậm chạp trong việc thích ứng với các điều kiện thị trường đang phát
triển, bao gồm các xu hướng mới và tiến bộ công nghệ. Các công ty này không còn
phù hợp nữa do họ đã thất bại trong việc đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu
thay đổi của khách hàng trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.
Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng các công ty khởi nghiệp phải đối mặt với mối đe dọa tương tự - cứ 12
công ty khởi nghiệp thì có tới 11 công ty thất bại. Đối với họ, thất bại trong
đổi mới sáng tạo chính là sự tê liệt mặc dù vẫn có thể ngăn ngừa được.
Các công ty cần đổi mới
sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Trong môi trường đầy sự bứt phá
ngày nay, những CEO sáng tạo, có tầm nhìn và tập trung vào việc phát triển công
ty của họ sẽ tránh thất bại và đạt được thành công. Dưới đây là ba chiến lược
sáng tạo để phát triển mạnh trong một thị trường đang phát triển, cạnh tranh và
chuyển động nhanh.
Nuôi dưỡng tư duy tò mò
Tính tò mò được định
nghĩa là sự ham học hỏi mạnh mẽ, vốn rất cần thiết
cho đổi mới sáng tạo. Với tư cách là
Giám đốc điều hành/Người sáng lập, tính
tò mò giúp bạn cởi mở hơn, có tầm nhìn xa hơn và có tầm ảnh hưởng vì bạn sẵn
sàng học hỏi, thích nghi và thay đổi quan điểm hơn. Sự tò mò là một năng lực
cốt lõi rất cần thiết để thành công. Đó là một lối suy nghĩ mở ra cho bạn những khả năng mới. Đó cũng
là một tư duy học hỏi, vì vậy, tích cực khơi dậy
trí tò mò trong bản thân là bước đầu tiên. Sự tò
mò mở ra khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng
và cho phép bạn khám phá một cách cởi mở
các giải pháp không bị ràng buộc mà không có nguy cơ bị phán xét hoặc thất bại. Điều
này có nghĩa là bạn không bị gò bó bởi những suy nghĩ thông thường và có thể tự do tạo ra một cái gì đó mới và độc đáo.
Những CEO vĩ đại không bị giới hạn trí tưởng
tượng của họ. Họ không nhìn thấy những rào cản mà những người khác nhìn thấy.
Các CEO/ Người sáng lập của các kỳ lân
sáng tạo như Amazon, Alibaba và Stripe đã ưu tiên sự tò mò và đổi mới
sáng tạo trong các giá trị và nguyên tắc chỉ đạo
của họ. Tối ưu hóa tư duy này đã giúp các CEO này hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại và
tương lai, xác định các luồng doanh thu mới và cho phép các nhân viên của họ năng động
hơn và có định hướng giải pháp.
Cách thực hiện:
• Tăng khả năng tò mò của bạn bằng cách biến tư duy đổi mới sáng tạo trở thành thói quen hàng ngày. Đặt câu hỏi và không tin rằng bạn có tất cả các câu trả lời
hoặc cần nhanh chóng quyết định mọi vấn đề mà tổ
chức của bạn đang gặp phải. Vì vậy, kiểm soát cái tôi của bạn và luôn lấy khách
hàng làm trung tâm sẽ khiến bạn tò mò hơn. Trong cuốn sách “Câu hỏi là lời đáp”
chuyên gia đổi mới sáng tạo Hal Gregerson viết rằng nhiều nhà lãnh đạo đã nhanh chóng giải quyết một vấn đề, chỉ
để sau đó nhận ra rằng giải pháp thực sự lại nằm ở
tư duy khác biệt và định hình lại câu hỏi.
• Thực hành “Có, Và.” Công cụ ứng biến mạnh mẽ này có các ứng dụng lãnh đạo
tuyệt vời vì nó thúc đẩy sự đóng góp và xây dựng ý tưởng. Điều này có nghĩa là
lãnh đạo bằng ví dụ. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc xây dựng sự tò mò của tổ chức như một phần giá trị của công ty sẽ làm tăng sự tương tác và cộng tác,
do đó cải thiện hiệu suất kinh doanh. Ví dụ: từ góc độ kinh doanh, chiến lược này đem lại giá trị lớn
khi hợp tác có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh giống như chiến lược đã phát huy tác dụng trong “Quyết định hợp tác tạo ra công nghệ truy vết từ các liên hệ trong đại dịch Covid-19 của Apple và Google”. Cách tiếp cận này đã giúp họ tạo ra các tiêu chuẩn và giao thức ‘giao thức tương tác' mới cho dữ liệu vị trí của người dùng
trên các nền tảng. Hoặc khi “Ford mời Volkswagen tham gia đầu tư vào Argo AI, một công ty khởi nghiệp xe tự hành” giúp họ chia sẻ chi phí đầu tư vào một công nghệ mới
có tiềm năng mở ra một thị trường lớn
hơn mà sau này họ có thể cạnh tranh.
Tạo ra văn hóa tò mò và sáng
tạo
Các nhà lãnh đạo phải
tích hợp sự sáng tạo và đổi mới như một phần giá trị cốt lõi của tổ chức. Một
nhóm có tính tò mò sẽ tạo nên một nhóm hiệu quả hơn. Với tư cách là Giám đốc điều
hành / Người sáng lập, bạn phải tạo điều
kiện và tâm lý an toàn cho tư duy đổi mới sáng tạo trong đội ngũ của mình. Bạn thiết lập
nên kiểu hành vi mong muốn của nhân viên và nuôi dưỡng
một nền văn hóa cho phép những người xung quanh bạn sáng tạo, đóng góp và cộng
tác. Bạn cũng thiết lập nên chương trình làm việc, tạo nền tảng để chia sẻ và khai thác các đồng nghiệp ở mọi cấp bậc
để đóng góp.
Bằng cách biến sự
sáng tạo, sự tò mò và ham thích khám phá kiến thức trở thành một phần của văn hóa của tổ chức, bạn sẽ
giúp nhóm phát triển và lớn mạnh khi các điều
kiện kinh doanh, người tiêu dùng và thị trường thay đổi.
Cách thực hiện:
- Định khung lại thất bại. Thoải mái với việc không biết và coi thất bại như một cơ hội học hỏi chính là chìa khóa. Hãy rút ra bài học từ tư duy “Luôn là ngày đầu tiên” của Amazon, đó là về việc không ngừng tò mò, nhanh nhẹn và thích thử nghiệm, giống như khi họ còn là một công ty khởi nghiệp cách đây 25 năm. Mô hình tinh thần này cho phép nhân viên Amazon cởi mở với việc thử nghiệm, học hỏi từ các sai lầm và tối ưu hóa hoặc đổi hướng để đạt được thành công.
- Thúc đẩy sự tò mò. Các giám đốc điều hành từ 100 công ty hàng đầu đã xác định “phù hợp với văn hóa”, “nhiệt tình” và “tò mò” là những kỹ năng hàng đầu mà họ tìm kiếm ở các ứng viên bên cạnh bất kỳ kỹ năng kỹ thuật bắt buộc nào cần thiết để thực hiện công việc. Vì vậy, hãy thăm dò sự tò mò trong quá trình phỏng vấn của bạn bằng những câu hỏi như:
o Điều gì khiến bạn
quan tâm nhất về vị trí này?
o Làm thế nào để bạn
học được những điều mới?
o Bạn đã đọc những cuốn
sách hoặc bài báo nào gần đây?
o Làm thế nào để bạn
phấn đấu để hoàn thiện bản thân?
o Bạn nghĩ tổ chức
nào là đổi mới sáng tạo?
Đầu tư vào đổi mới sáng tạo để luôn theo kịp thời đại
Các nhà lãnh đạo cần
xem xét những gì doanh nghiệp có thể cần trong tương lai và giải quyết khoảng
cách về mức độ sẵn sàng bằng cách xây dựng các quy trình và năng lực để làm cho
họ có khả năng phục hồi trong thời gian bị gián đoạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng gần
50% tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ được thúc đẩy bởi sự đổi mới sáng tạo ở cấp
độ doanh nghiệp. Vì vậy, đầu tư vào đổi mới là đặt cược vào tương lai. Nó đòi hỏi
các nhà lãnh đạo phải nắm lấy tinh thần thử nghiệm như một cơ chế để nhận phản
hồi và xem những gì hiệu quả. Do đó, hãy biến đổi mới sáng tạo trở thành một phần
không thể thiếu trong các mục tiêu chiến lược và chiến lược kinh doanh dài hạn
của bạn.
Cách thực hiện:
• Phân bổ lại các nguồn
lực hiện có để tập trung vào sáng tạo và đổi mới.
Hầu hết mọi người đều bị hạn chế về thời gian đến mức họ chỉ có thể tập trung vào những công việc khẩn cấp nhất,
hầu như không theo kịp lịch bận rộn, hộp thư tràn ngập
và các cuộc họp liên tục.
Tuy nhiên, chúng ta biết việc chuẩn bị cho tương lai và những gì tiếp theo là cần thiết như thế nào. Chúng ta có thể học hỏi từ kiểu đổi mới “20% thời gian” của Google - tập trung vào các cách làm việc tự chủ. Các
nhà sáng lập Sergey Brin và Larry Page đã viết trong thư IPO của họ: “Chúng tôi khuyến khích
nhân viên của mình dành 20% thời gian để làm việc mà họ cho rằng sẽ có lợi nhất cho Google”. Họ cho rằng chính sách này đã tạo ra những đổi mới thành công như Google News (2002), AdSense
(2003) và Gmail (2004).
• Để xây dựng khả năng phục hồi và khả năng thích ứng ngay từ đầu, bạn cần phải đầu tư vào
năng lực của nhóm. Điều này sẽ cho phép nhân viên thực hiện các mục tiêu chiến lược của bạn. Cân nhắc việc
thuê một huấn luyện viên điều hành chính bạn và các lãnh đạo cấp cao của bạn. Sự hợp tác này sẽ giúp tất
cả các bạn thoát khỏi những thói quen và chuẩn mực cũ và điều chỉnh lại suy nghĩ của mình để giải quyết những thách thức mới. Thêm các cộng tác viên
chiến lược bên ngoài mới như một phần mở rộng của các nhóm của bạn để nắm bắt
các xu hướng trong tương lai và xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Các doanh nhân có tầm nhìn xa phải tạo ra một môi trường thúc đẩy và khen thưởng sự tò mò, sáng tạo và hợp
tác. Những yếu tố này rất quan trọng để chuẩn bị cho bản thân, đội ngũ lãnh đạo cấp cao của bạn và tổ chức để đối phó với những bất ổn phía trước. Để chuẩn bị cho những gián đoạn trong tương lai, Giám đốc điều hành / Người sáng lập phải tạo dựng thói
quen đổi mới cho bản thân và đội nhóm để luôn phù
hợp, linh hoạt và đồng bộ với nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng. Như lời Steve Jobs “Đổi mới là khả năng coi thay đổi là một cơ hội - chứ không phải là một mối đe dọa”./.