Nhân năm Nhâm Dần 2022.
KHOA BẢNG VÀ TRẠNG NGUYÊN NĂM DẦN
Năm 2022 là năm Nhâm Dần. Nhân dịp này, chúng ta thử tìm hiểunăm Dần và năm Nhâm Dần trong lịch sử Khoa bảng Nho học Việt Nam.

|
I. Khái quát các danh hiệu khoa bảng Nho học Việt Nam. Nước ta bắt đầu mở khoa thi tiến sĩNho học từ năm1075 (đời Vua Lý NhânTông) vàđược duy trì 845 năm cho đến năm 1919 (thời Nhà Nguyễn). Tổng cộng cả thảy có 185 khoa thi, với gần 3.000 người đỗ. Giai đoạn tiền trạng nguyên (Từ 1075 đến trước 1239) đời nhà Lý và nhà Trần,có 9 vị Thủ khoa vớiThủ khoađầu tiên là Lê Văn Thịnh (Khoa thi 1075),Thủ khoa cuối cùng là Lưu Miễn, khoa thi 1239. Đến khoa thi năm 1246 đời vua Trần Thái Tông cho đến Nhà Lê mới định ra danh hiệu Tam khôi. Ai đỗ đầu là Trạng nguyên, thứ nhì là Bãng nhãn, thứ ba là Thám hoa. Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quang Quan (Khoa thi 1246). Trạng Nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ (Khoa thi 1736). Trạng nguyênkhông chỉ là danh vị khoa bảng, mà còn là tước vị cố vấn cao cấp của Triều đình. |
Có hai khoa thi (1256 và 1266), mỗi khoa lấy 2 trạng nguyên, 1 trạng nguyên người từ Ninh Bình trở ra gọi là Knh trạng nguyên, 01 trạng nguyên tử Thanh Hóa trở vào gọi là Trại trạng nguyên. Nhưng cũng có tới16 khoa thi (1743 đến 1785) không lấy đượcTrạng nguyên vì triều đình cho rằng không có người xứng tầm với học vị và tước vị đó.Danh hiệu Trạng nguyên duy tri cho đến năm 1787, sau đó đến thời nhà Nguyễn ( từ khoa thi 1882) ai đỗ đầu (Hoàng Giáp) gọi là Đình nguyên. Đình nguyên đầu tiên là Nguyễn Ý, khoa thi 1822, cuối cùnglà Nguyễn Phong Di, khoa thi 1919. Đời Nhà Nguyễn có 39 vị Đình nguyên (Hoàng Giáp) quan văn và 3 Hoàng giáp quan võ. Ngoài Tiến sĩ, Nhà Nguyễn mở rộng lấy đỗ cả Tiến sĩ loại 2 gọi là Phó bảng.
Trong 185 khoa thi thì Vương triều nhà Lý có 5 khoa, vương triều nhà Trần có 11 khoa, Vương triều nhà Hồ có 5 khoa, Vương triều nhà Lê Sơcó 30 khoa, Vương triều nhà Mạc có 22 khoa, Vương triều nhà lê Trung Hưng có 73 khoa, Triều đại nhà Tây Sơncó 1 khoa,Vương triều nha Nguyễn có 38 khoa. Tất cả có 9 thủ khoa tiền Trạng nguyên, 47 Trạng nguyên, 50 Bảng Nhãn, 80 Thám Hoa, hậu Trạng nguyên có 39 đình nguyên (Hoàng Giáp) và 2462 Tiến sĩ, 266 Phó Bảng.
Ngoài các danh hiệu học vị trên, khoa bảng Nho giáo nước ta cò có danh hiệu lưỡng quốc Khôi nguyên và Lưỡng quốc Trạng nguyên. Trên thế giới, ở các triều đại phong kiến, chỉ có 3 nước có danh hiệu Trạng nguyên là Trung Quốc, Việt Nam và Cao Ly (Triều tiên xưa). Trạng Nguyên làDanh hiệu chính thức do chế độ khoa bảngnhà nước phong kiến của từng nước định ra. Trong ba nước này, Việt Nam là nước duy nhất có danh hiệu xưng tặng Lưỡng quốc Trạng nguyên và Lưỡng quốc khôi nguyên. Theo sử sách và giai thoại, Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước) là danh hiệu do triều đình phong kiến Trung Quốc xưng tặng cho 4 trạng nguyên nước ta là Mạc Đỉnh Chi (Khoa thi1304), Nguyễn Trực (Khoa thi 1442), Nguyễn Ngưu Tư (Khoa thi 1448), Nguyễn Đăng Đạo( Khoa thi 1683). Lưỡng quốc khôi nguyên là do triều đình phong kiến Trung Quốc xưng tặngkhôi nguyên Bắc Triều cho mộtkhôi nguyên nước Việt là Nguyễn Đăng Cảo (Khoa thi 1693), bác ruột của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn đăng Đạo.
II. Khoa bảng năm Dần.
Trong số các khoa thi, năm Dần được chọn 10 lần, chiếm 5,4%, trong đó có hai khoa thi năm Nhâm Dần. Trong số 209 vị đỗ đại khoa các năm Dần, có 4 Trạng nguyên, 2 Bảng nhãn, 5 Thám hoa, 5 Hoàng giáp, 187 Tiến sĩ và 6 Phó bảng. Có 1 Thủ khoa, 8 trạng nguyên, 1 Hoàng giáp sinh năm Dần,1 Lưỡng quốc trạng nguyên sinh năm dần.
Có 02 Khoa thi năm Nhâm Dần, lấy đỗ 2 Hoàng giáp, 23 Tiến sĩ và 6 Phó bẳng, không có Trạng nguyên, Lưỡng quốc Trạng nguyên.
1. Các năm Dần trong Khoa bảng
TT |
Khoa thi |
Số Khoa /Năm thi |
Trạng nguyên |
Bảng nhãn |
Thám hoa |
Hoàng giáp |
Tiến sĩ |
Phó bảng |
I. |
Tổng số khoa thi |
185 (1075-1919) |
47 |
50 |
80 |
48 |
2.462 |
266 |
II. |
Các khoa thi năm Dần |
10 (1266-1842) |
4 |
2 |
5 |
5 |
187 |
6 |
* |
Tỷ lệ/Tổng số (%) |
5,95 |
8,51 |
4,00 |
6,25 |
12,50 |
7,80 |
2,25 |
1. |
Bính Dần |
1266 |
2 |
|
1 |
|
47 |
|
2. |
Giáp Dần |
1374 |
1 |
1 |
1 |
1 |
50 |
|
3. |
Mậu Dần |
1458 |
|
|
|
|
4 |
|
4. |
Mậu Dần |
1518 |
1 |
1 |
1 |
1 |
17 |
|
5. |
Giáp Dần |
1554 |
|
|
|
|
13 |
|
6. |
Nhâm Dần |
1602 |
|
|
|
1 |
10 |
|
7. |
Canh Dần |
1650 |
|
|
1 |
|
8 |
|
8. |
Canh Dần |
1710 |
|
|
1 |
|
21 |
|
9. |
Bính Dần |
1746 |
|
|
|
1 |
4 |
|
10. |
Nhâm Dần |
1842 |
|
|
|
1 |
13 |
6 |
2. Các Trạng nguyên sinh nămDần
TT |
Họ tên |
Sinh năm Dần |
Năm đỗ trạng nguyên |
Quê |
Đời vua |
Ghi chú |
1. |
Lê Văn Thịnh |
Canh Dần 1050 |
1075 |
Bắc Ninh |
Lý Nhân Tông |
Thủ khoa đầu tiên |
2. |
Trần Quốc Lặc |
Canh Dần 1230 |
1256 |
Hải Dương |
Trần Thái Tông |
Kinh Trạng nguyên |
3. |
Lý Đạo Tái |
Giáp Dần 1254 |
1272 |
Bắc Ninh |
Trần Thánh Tông |
Huyền Quangcủa thiền phái Trúc Lâm Yên Tử |
4. |
Nguyễn GiảnThanhvàHứa Tam Tỉnh |
Nhâm dần 1482 |
1508 |
Bắc Ninh |
Lê Uy Mục |
Trạng nguyên (Trạng Me và Trạng Ngọt) |
6. |
Nguyễn Kỳ |
Mậu Dần 1518 |
1541 |
Hưng Yên |
Mạc Hiến Tông |
Trạng nguyên |
7. |
Nguyễn Đăng Đạo |
Canh Dần 1650 |
1683 |
Bắc Ninh |
Lê Hy Tông |
Trạng Bịu, Lưỡng quốc Trạng nguyên |
3. Các Trạng nguyên đỗ năm Dần
* Khoa thi Bính Dần (1266).Lấy đỗ 1 người Kinh trạng nguyên (đại diện miền Bắc), 1 người Trại trạng nguyên (đại diện miền Trung và miền Nam).
Kinh Trạng nguyên là Trần Cố.Người xã Phạm Triền, huyện Thanh Miện, nay là thôn Phạm Lý, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Trú quán xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Phù Chẩn, xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Không sõ ngày sinh, ngày mất).Đỗ Kinh Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Bính Dần niên hiệu Thiệu Long 9 (1266) đời Trần Thánh Tông. Ôngđược gả choỨng Thụy Công chúaLê Khuê, con gái củaLý Chiêu Hoàngvà Bảo Văn hầu Thiếu sưLê Phụ Trần, em gái củaThượng vị hầuLê Tông. Trạng nguyên Trần Cố làm quan đến chứcHiến sát sứ.
Trại Trạng nguyên là Bạch Liêu (1236-1315).Người làng Nguyễn Xá, huyện Đông Thành, nay là xã Diễn Ninh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trú quán làng Nghĩa Lư, huyện Thanh Lâm, nay thuộc xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đỗ Kinh Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Bính Dần niên hiệu Thiệu Long 9 (1266) đời Trần Thánh Tông.Là vị tổ khai khoa của xứ Nghệ, nhưng không ra làm quan. Ông ở lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trấn Nghệ An. Với tư cách là một quân sư, ông đã giúp Trần Quang Khải thảo ra kế hoạch về tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam (gọi là Biến pháp tam chương) góp phần quan trọng trong việc đánh thắng quân Nguyên Mông. Ông được cử theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, bằng trí tuệ uyên bác và tài ngoại giao, ông đã góp phần thiết lập quan hệ ngoại giao hoà hiếu giữa 2 nước.Ông được vua phong cho làm Phúcthần.
* Khoa thi Giáp Dần (1374)
Trạng nguyên là Đào Sư Tích (1348-1396).Người xã Cổ Lễ, huyện Tây Chân, nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Có tài liệu nói ông người làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trú quán thôn Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Cha là Đào Toàn Mân, giữ chức Tri thẩm hình viện sự (1381). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2 (1374) đời Trần Duệ Tông. Từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ thủ khoa. Làm quan đến chức Nhập nội Hành khiển. Dưới thời Hồ Quý Ly, ông bị giáng chức Trung thư thị lang, Đổng tri Thẩm hình viện sự. Sau khi mất ông được phong Phúc thần.
* Khoa thi Mậu Dần (1518)
Trạng nguyên là Ngô Miễn Thiệu (1499-1556).Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Năm 20 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Mậu Dần niên hiệu Quang Thuận 3 (1518) đời Lê Chiêu Tông.Ông giữ các chức quan như Thượng thưBộ Lạikiêm Đô ngự sử, ChưởngHàn lâm việnsự, Nhập thị Kinh diên và tước Lý Khê bá. Sau ông làm quan vớinhà Mạc, giữ các chức quan như Thượng thưBộ Lễ, Đông cácĐại học sĩ, Ngự sử đài Đô Ngự sử, Hàn lâm viện Thị thư và thăng Trình Khê hầu.
Phan Đức Ngữ (Sưu tầm, biên soạn)
Nguồn: Khoa bảng Việt Nam; Thủ khoa Nho học Việt Nam; Trạng nguyên Việt Nam; Đình nguyên thời Nguyễn; Lưỡng quốc trạng nguyên; Lưỡng quốc khôi nguyên; Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn trực, Nguyễn Ngưu Tư, Nguyễn Đăng Đạo, vi.m.wikipedia.org. Các vị trạng nguyên năm Dần, vusta.vn. Tiến sĩ xưa và nay, susta.vn. Các tài liệu khác, internet.