No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Đồng chí Lê Duẩn – Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người học trò xuất sắc của Hồ Chủ Tịch
Lượt xem: 179





Đồng chí Lê Duẩn – Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người học trò xuất sắc của Hồ Chủ Tịch



Đồng chí Lê Duẩn đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người học trò xuất sắc của Hồ Chủ tịch.


Ảnh: xuanay.vn


Đồng chí Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước.

Là người sớm giác ngộ tinh thần cách mạng, đồng chí Lê Duẩn gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1930, đồng chí trở thành một trong những đảng viên lớp đầu của Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Năm 1931, đồng chí là Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ. Tháng 4 năm đó, đồng chí bị địch bắt và kết án 20 tù cầm cố, lần lượt bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo.

Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trậnBình dân ở ở Pháp và phong trào đấu tranh của nhân dân ta, chính quyền thực dân buộc phải trả tự do cho nhiều chiến sĩ cộng sản trong đó có đồng chí Lê Duẩn. Từ Côn Đảo trở về, bất chấp sự đe dọa, quản thúc của kẻ thù và sức khỏe giảm sút do tù đày, đồng chí lặn lội khắp miền Trung để gây dựng cơ sở cách mạng góp phần vào thắng lợi của phong trào dân chủ (1936-1939), dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Năm 1937, đồng chí được giữ chức Bí thứ Xứ uỷ Trung kì. Năm 1939, được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần xây dựng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương (1939), đưa đường lối cách mạng nước ta trở về đúng với những quan điểm cơ bản trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng.

Đồng chí Lê Duẩn, với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Nam Bộ trong những năm 1946 -1957, không chỉ đã thống nhất được tổ chức đảng mà còn xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, huy động được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các nhân sĩ trí thức vào cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

Từ giữa năm 1957, được Trung ương điều động ra Hà Nội công tác, mối quan hệ giữa đồng chí Lê Duẩn với Chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở nên gần gũi, thân thiết. Mối quan hệ đó không chỉ được thể hiện trong công tác hàng ngày mà chủ yếu được thể hiện ở sự nhất trí về tư tưởng và phong cách làm việc. Những thành công của đồng chí Lê Duẩn trong lĩnh vực lý luận và chỉ đạo thực tiễn đều gắn liền với uy tín và ảnh hưởng của người thầy vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sự nhất trí đó là cơ sở tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn Đảng và của toàn dân tộc. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã cùng với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta biến đau thương thành hành động cách mạng, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện xuất sắc Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đồng chí đã góp phần xây dựng đường lối cách mạng đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước và đưa Tổ quốc Việt Nam thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng nước ta.

Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã thể hiện sinh động những đức tính cao quý: Đó là lòng trung thành vô hạn với lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cộng sản. Đó là phẩm chất cách mạng cao quý thể hiện ở tinh thần cách mạng tiến công không ngừng, luôn xông pha nơi đầu sóng, ngọn gió, bất chấp mọi thử thách khốc liệt của nhà tù đế quốc, của cuộc sống gian khổ kéo dài ở các chiến khu, của những năm tháng hoạt động bí mật trong vùng địch kiểm soát; nêu cao nghị lực kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Đó là một nhân cách trung thực và giản dị, không ham danh lợi và địa vị, ghét bệnh phô trương hình thức, luôn gần gũi đồng bào, đồng chí bằng tình thân yêu tha thiết, chân thành, bằng tình thương và lẽ phải. Đối với đồng chí: Con người sống phải có lao động, có tình thương và lẽ phải. Đó là đạo lý sống.

Ước mong cháy bỏng và là mục tiêu phấn đấu của cả cuộc đời đồng chí là xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, nhân dân no đủ, hạnh phúc, trong đó con người giàu tình thương yêu đối với nhau .Đánh giá công lao và tài năng của đồng chí Lê Duẫn, Đảng ta khẳng định:" là một nhà mác-xit - lê - nin - nit chân chính, đồng chí Lê Duẫn luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, xuất phát từ tình hình thực tế, phân tích, giải quyếtnhững vấn đề mới do cuộc sống đề ra. Sự sáng tạo của đồng chí thể hiện nổi bật trước những bước ngoặt của lịch sử và những tình huống phức tạp"(1).

Nhớ về Tổng Bí thư Lê Duẩn, không chỉ là nhớ về một nhà lãnh đạo kiệt suất của Đảng và cách mạng, mà còn là nhớ về một tình cảm lớn hòa quyện cùng trí tuệ sáng suốt, đưa tới những thắng lợi vinh quang, như những dòng thơ Tố Hữu “Nhớ về Anh”: Cây đời chung đang lớn lên nhanh/Đã sai đâu trái chín trên cành!Cái đẹp lớn ở dáng người làm chủ/Giống mới lọc từ bao dòng giống cũ/Sáng tạo, vun trồng là vinh dự, niềm vui/Sống là cho, là chia ngọt sẻ bùiYêu biết mấy, cái tên đồng chí!

Kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Lê Duẩn, chúng ta tưởng nhớ đến một người học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, người đã đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên các chặng đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong Điếu văn đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Duẩn, Đảng ta đã khẳng định: “Là chiến sĩ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng, một người học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa…. Sự sáng suốt của đồng chí thể hiện nổi bật trước những bước ngoặt của lịch sử và những tình huống phức tạp” (2).

Noi gương đồng chí, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tăng cường đoàn kết nhất trí, tranh thủ thời cơ, sáng tạo và tiến lên, vượt qua mọi khó khăn, thức thách hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, thực hiện có kết quả cuộc vận động tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh/.


Nguyễn Văn Thanh

Chú thích:

(1,2)- Điếu văn - Báo Nhân Dân, ngày 16 tháng 7 năm 1986.


Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 19
    • Hôm nay: 419
    • Trong tuần: 9 904
    • Tất cả: 13408396
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này