No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Bác Hồ với sự kiện thành lập Đảng
Lượt xem: 229

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023)

Bác Hồ với sự kiện thành lập Đảng

Khi đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin trên báo Nhân đạo (7/1920), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc thế thứ ba”[1]. Người đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vào ngày 30/12/1920 và sau đó tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3/2/1930).

Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

anh tin bai

Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đứng) tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (năm 1920) và Người đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Ảnh tư liệu lịch sử.

Năm 1919, trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp. Đảng Xã hội Pháp lúc đó đang diễn ra sự tranh luận hết sức sôi nổi về hướng đi trong tương lai là nên ở lại trong Quốc tế II hay tham gia Quốc tế III. Trong bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (năm 1960), Người nhớ lại: “Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: Vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?... Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo”[2]. Từ đó, trong các cuộc họp, Người đáp trả mạnh mẽ những lời lẽ chống lại V.I.Lênin, chống lại Quốc tế III với lý lẽ duy nhất là: “Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực cho các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?”[3].

Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tours diễn ra từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920. Ngày 29/12/1920, Đại hội tiến hành bỏ phiếu quyết định việc đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Với đa số phiếu tuyệt đối (3252 tán thành, 1022 phiếu chống), Đảng Xã hội Pháp tán thành gia nhập Quốc tế III. Ngày 30/12/1920, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế Cộng sản của Đảng Xã hội Pháp tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ giây phút ấy, Người đã trở thành một người cộng sản. Chính Người đã nói rõ điều đó khi trả lời câu hỏi vì sao lại bỏ phiếu cho Quốc tế III của nữ đồng chí Rose, người ghi biên bản tốc ký Đại hội: “Tôi hiểu rõ một điều Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Quốc tế III nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Quốc tế II không hề nhắc tới vận mệnh các thuộc địa vì vậy tôi bỏ phiếu tán thành Quốc tế III”[4].

Nhắc lại bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, nhà sử học người Pháp Alain Ruscio viết: “Cần phải nói rằng, vấn đề thuộc địa chỉ mới được bàn tới một cách rất yếu ớt và khá hiếm hoi trong thời kỳ có cuộc tranh luận lớn năm 1919-1920. Chỉ có một ngoại lệ, nhưng nó lại có tầm cỡ, đó là một thanh niên có ánh mắt sáng ngời mà báo cáo của Đại hội đã giới thiệu là “đại biểu của Đông Dương”. Hồi đó nhiều người đã biết đến tên Anh là Nguyễn Ái Quốc. Anh đã nói gì? Anh nói: “'Chúng tôi thấy rằng, việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay, Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa”.

Nhà sử học người Pháp Charles Fourniau thì nhận xét: “Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống chủ nghĩa thực dân, một truyền thống làm vẻ vang cho Đảng Cộng sản Pháp... Vậy thì hẳn rằng, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sau đó phải được coi là một trong những người thầy của Đảng Cộng sản Pháp về những vấn đề thuộc địa”.

Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (năm 1921) và đến năm 1922 ra tờ báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận hội này. Sau đó, vào năm 1923, Người tìm đường sang Liên Xô và theo học trường Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông.

file-icon

Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đứng) sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Tranh minh họa của họa sĩ Nguyễn Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Trường Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông thành lập tại Mátxcơva của nước Nga Xô viết năm 1921 theo quyết định của Quốc tế Cộng sản nhằm mục đích đào tạo cán bộ cách mạng trước hết cho các nước phương Đông thuộc nước Nga Xô viết và các nước thuộc địa và phụ thuộc. Tại đây, các học viên được trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng. Trong thời gian học tập, học viên sẽ được học các môn quan trọng như chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị, lịch sử phong trào công nhân quốc tế, lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, v.v.. Trong bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhớ lại: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[5].

Vào tháng 6/1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Tiếp đó, Quốc tế Cộng sản đã cử Người tới Quảng Châu (Trung Quốc) công tác nhằm xúc tiến mọi điều kiện để xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở các nước Đông Nam Á.

Sau khi về hoạt động ở Trung Quốc vào tháng 11/1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn và cử nhiều cán bộ Việt Nam sang học tại Trường Đại học Phương Đông. Dưới sự giới thiệu của Người, từ 1925 đến cuối những năm 1930 đã có hơn 60 sinh viên Đông Dương sang học tập tại Trường Đại học Phương Đông. Theo một số tài liệu, tới năm 1935, đã có 47 sinh viên Việt Nam tốt nghiệp. Những sinh viên Việt Nam được đào tạo tại Trường Đại học Phương Đông trở về Tổ quốc hoạt động đã trở thành nòng cốt của cách mạng, nhiều người đã trở thành lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta, trong đó các Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925). Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), tài liệu giảng dạy cho những hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Người chỉ rõ: “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc. Phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin…”[6]. Đảng cách mạng đó được Người sáng lập ngày 3/2/1930. Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản (1931) đã kết nạp Đảng ta làm thành viên chính thức.

Vừa mới ra đời vào tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngay lập tức kêu gọi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc đứng lên đòi quyền lợi của mình. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân thực hiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Đó là thắng lợi đầu tiên của Chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến”[7]. Người nhận định: “Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội”[8].

Tiếp đó, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”.

Trong bài nói chuyện tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng  vào năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu xuyên suốt của Đảng là: “Ðảng ta là đạo đức, là văn minh/ Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no”.

Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 9/9/1969) đã nhấn mạnh: “Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận Dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta… Là người học trò trung thành của Các Mác và Lênin, Hồ Chủ tịch chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ XX”.

Thực hiện lời Bác căn dặn

Mùa xuân năm 1969, khi kẻ thù còn âm mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định về mùa xuân thống nhất của Đất nước sẽ là mùa xuân vui nhất của dân tộc ta. Và ước nguyện đó của Người đã được thực hiện khi quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (năm 2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Quy mô GDP năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.300USD năm 2023. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta ước đạt 683 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu.

Việt Nam cũng trở thành đất nước hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến để kinh doanh. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới thuộc tất cả các châu lục, trong đó, 3 nước có quan hệ đặc biệt (Lào, Campuchia, Cuba), 12 đối tác toàn diện, 12 đối tác chiến lược, 6 đối tác chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ); có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ.

Việt Nam đang là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nhiều cơ quan quan trọng của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021; Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 77 (nhiệm kỳ 2022-2023); Phó Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại kỳ họp lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 7 - 22/11/2023); thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018; thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và 2023-2025; thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2013 – 2017 và 2023-2027... Bên cạnh đó, Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập vào năm 2013 và sau đó nâng cấp thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam vào năm 2018. Thời gian qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.

Là một thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) từ năm 1976, Việt Nam được đánh giá là một điển hình về thành tựu của UNESCO. Vào năm 2020, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft đã đánh giá: “Tự bản thân Việt Nam đã đại diện cho những giá trị của UNESCO là đoàn kết, khoan dung, đa dạng và hài hòa. Đây là những giá trị nền tảng tạo nên bản sắc Việt Nam”. Bên cạnh đó, với vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa đa dạng và hấp dẫn, Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” tại Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) - giải thưởng được ví như giải Oscar của ngành du lịch vào các năm 2019, 2020, 2022, 2023. Bên cạnh đó, năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt trên 12,6 triệu lượt, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023.

Đặc biệt, hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân nước ta không ngừng phát triển . Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách Nhà nước.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 (Kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

                                                                                                            Nguyễn Văn Toàn

Chú thích:

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 127

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 127

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  tập 10, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 127

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 219.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 127

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 304.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 544.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 629.

Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 37
    • Hôm nay: 1467
    • Trong tuần: 29 474
    • Tất cả: 14722333
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này