Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?
Vùng Tây Bắc (hay chính xác hơn là vùng Tây Bắc bộ) càng ngày càng được nhiều người trong nước và khách du lịch quốc tế biết đến. Vì nơi đây có các địa danh du lịch nổi tiếng: Mộc Châu, Sa Pa; Có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt: Nhà ngục Sơn La, Cứ điểm Điện Biên phủ; Có bộ ba công trình Thủy điện tam cấp trên sông Đà lớn nhất nướclà Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu. Có điệu xòe Thái là văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể tầm nhân loại...
Nhưng Tây Bắc gồm những tỉnh nào thì có nhiều cách phân định và cách hiểu khác nhau.
Tây Bắc trong lịch sử.Có thời (1953-1975), Tây Bắc là một thiết chế hành chính. Khu tự trị Thái Mèo (1955-1262) bao gồm haitỉnh Sơn La, Lai châu và một phần của Lào Cai, Yên Bái(Lúc đó Lai Châu chưa được tách thành 2 tỉnh là Lai Châu và Điện Biên). Về sau, đổi thành Khu tự trị Tây Bắc, bao gồm 3 tỉnhSơn La, Lai Châu Nghiã Lộ(lúc đó là tỉnh mới tách lập bao gồm một số huyện của Yên Bái và Lào Cai), thủ phủ ở Sơn La... Từ năm 1975, Khu tự trị Tây Bắc giải thể. Sau đó tỉnh Nghĩa lộ cũng giải thể. Từ đó đến nay, vùng Tây Bắc là không gian địa lý, kinh tế, văn hoá (chứ không phải là không gian hành chính). Từng tỉnh trong vùng là 01 đơn vị hành chính-kinh tế -xã hội, có quy hoạch phát triển và có cấp quản lý và thực thi quy hoạch.
Cùng thời với khu tự trị Tây Bắc, khu tự trị Việt Bấc cũng là một thiết chế hành chính, gồm 6 tỉnhBắc cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một phần của Hà Giang, thủ phủ ở Thái Nguyên.
Tây Bắc trong quyết định của nhà nước.Theo một số văn bản quy phạm pháp luật thì vùng Tây Bắc lại khác.
Năm 1986,nước ta được quy hoạch thành 8 vùng kinh tế: Đông bắc (11 tỉnh); Tây Bắc (3 tỉnh); Đồng bằng sông Hồng (11); Bắc trung bộ (6 tỉnh); Duyên hải Nam Trung bộ (6 tỉnh); Tây Nguyên (4 tỉnh); Đông Nam bộ (8 tỉnh, Thành phố); Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh).3 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc làLai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
Quyết định Số 712-TTg ngày30/8/1997của Thủ tướng chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996 – 2010, cũng tiếp tục xác định gồm 3 tỉnh(Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu), nay là 4 tỉnh do Lai Châu tách thành 02 tỉnh Lai Châu, Điện Biên.
Năm 2001,Nhà nước điều chỉnh quy hoạch các vùng, chuyển từ 8 vùng kinh tế thành 6 vùng kinh tế xã hội là:vùngTrung du - Miền núi phía Bắc(TD - MNPB)(15 tỉnh); vùng đồng bằng sông Hồng (12 tỉnh, thành phố); vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (14 tỉnh, thành phố); vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); vùng Đông Nam Bộ (8 tỉnh, TP); vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).Trong đó, vùngTD - MNPBgồm 02 tiểu vùng:Đông Bắc(11 tỉnh):Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, và Quảng Ninh).Tây Bắc(3 tỉnh:Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình;đến tháng 1/2004 tăng thêm 01 tỉnh, thành 4 tỉnh, do Lai châu tách thành 02 tỉnh Lai Châu và Điện Biên).
Nghị địnhsố 92/2006 ngày07/9/2006của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng đã khẳng định lại 6 vùng kinh tế xã hội. Có 01 chi tiết rất đáng chú ý là, Nghị định (Điều 15), đã điều chỉnh Tỉnh Quảng Ninh từ vùng TD&MN Bắc bộ về thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng. Cũng có nghĩa, Tiểu vùng Đông Bắc còn 10 tỉnh, không có tỉnh Quảng Ninh như trước.
Gần đây nhất, Quyết định Số 1064/QĐ-TTg ngày8/7/2013của Thủ tướng chính phủphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và miền núi phía bắc đến năm 2020,thì vùng Trung du vàmiềnnúi vẫn xác định có 02tiểuvùng:Tiểu vùng Tây Bắcgồm 4 tỉnh:Hòa bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.CònTiểu vùng Đông bắcgồm các tỉnh còn lại (Lào Cai, Yên bái, Cao bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang).
Quyết định số 1095/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/8/2016 của Bộ LĐTBXH công bố tỷ lệ hộ nghèo các vùng, các tỉnh năm 2016, thì vùng Tây Bắc cũng gồm 4 tỉnhHòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Tây Bắc trong sách giáo khoa.Tiểu vùng Tây Bắc được đề cập trong sách giáo khoa địa lý THCS, cụ thể là địa lý lớp 9, bài 17 (nhà xuất bản giáo dục, 2017, tái bản lần thứ 12). Theo đó, vùng Trung du và miến núi Bắc bộ gồm 02 tiều vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnhSơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu.Còn Lào Cai, Yên Bái đưa vào Vùng Đông Bắc. Trong các lớp trên và trong các trường đại học, cao đẳng cũng được giảng dạy như vậy về các vùng địa lý kinh tế xã hội. Có điều đến nay (2017) sách giáo khoa không cập nhật thông tin, vẫn để tỉnh Quảng Ninh vào Tiểu vùng Đông Bắc của vùng TD&MNPB, trong khi tỉnh này đã được điều chỉnh về vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2006.
Tây Bắc trong các nghiên cứu chuyên sâu. Các nghiên cứu chuyên ngành, luận văn, luận án thì khác nhau. Theo phân vùng vùng sinh thái lâm nghiệp, phân vùng sinh thái nông nghiệp, thì tiểu vùng Tây Bắc cũng gồm 4 tỉnhSơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Phân vùng dự báo thời tiết thì Khu vực Tây Bắc lại thêm Lào Cai, Yên Bái. Các nghiên cứu về dân cư, văn hóa, nguồn nhân lực là 6 tỉnh. Các nghiên cứu khác tùy cách tiếp cận, có nghiên cứu là 6 tỉnh, có nghiên cứu lại 4 tỉnh (không có Lào Cai, Yên Bái).
Các tỉnh thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tây Bắcgồm 14 tỉnh và một số huyện phía Tây (giáp Lào) của Thanh hóa, Nghệ an. Thực chất là các tỉnh TD&MNPB (cả Tây Bắc và Đông Bắc). Có lẽ do ban chỉ đạo đóng ở Yên Bái, nên gọi là ban chỉ đạo Tây Bắc.
Tây Bắc theo cách hiểu thông thường.Ngày nay, thông thường, Tây Bắc được hiểu là 6 tỉnhHòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,với diện tích trên 5,64 triệu ha với 4,5 triệu dân (2016). Theo từ điển bách khoa mở(tiếng Việt), Lễ hội Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thường niên 02 năm/1 lần, quy hoạch phát triển du lịch vùng Tây Bắc (của Tổng cục du lịch), Cụm thi đua Tây Bắc của nhiều Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương, thì Tây Bắc đều gồm 6 tỉnh nói trên. Ủy ban dân tộc và miến núi, một số cơ quan báo chí Trung ương có bộ phận thường trú tại Tây Bắc cũng phụ trách 6 tỉnh đó.
***
Nhân nói về “địa giới hành chính” của vùng Tây bắc, cũng cần bàn luận sâu thêm đôi điều. Đến nay, ranh giới Vùng (Tiểu vùng) Tây Bắc bộ và và Đông Bắc bộ đang có 02 cách phân định.
Tây Bắc bộ gồm 4 tỉnh(Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu)là lấy dãy núi Hoàng Liên Sơn để phân định. Đây là các tỉnh thuộc vùng núi cao, chịu ảnh hưởng của gió Lào, thông thương với nhau chủ yếu qua đường quốc lộ 6. Còn Đông Bắc chủ yếu là vùng núi trung bình và thấp, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh hơn vùng Tây Bắc. Vùng này gồm 10 tỉnh, bao gồm cả Lào Cai, Yên Bái. Hai tỉnh này có quan hệ kinh tế trong vùng mạnh hơn là quan hệ với vùng Tây bắc.
Tây Bắc gồm 6 tỉnh(thêm Lào Cai, Yên Bái)là lấy đứt gãy sông Hồng để phân định. Lào Cai và Yên Bái đều nằm hai phía hữu ngạn và tả ngạn sông, nhưng phần đất phía hữu ngạn (thuộc vùng Tây Bắc) nhiều hơn, trung tâm hành chính hai tỉnh cũng nằm phía hữu ngạn. Hơn nữa,Lào cai, Yênbái cùng với 4 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) có chung đặc trưng văn hóa Thái - Mường. Trong khi đó các tỉnh còn lại phía Đông Bắc (phía tả ngạn sông Hồng) có đặc trưng văn hóa Tày - Nùng. Về mặt lịch sử, Lào Cai và Yên Bái gắn bó với Tây Bắc hơn là Đông Bắc.
Thực tế phải chấp nhận, việc khai thác, sử dụng số liệu của 4 tỉnh hay 6 tỉnh là do cách tiếp cận và tính chất, mục tiêu của nghiên cứu, sử sụng.
Thống kê của nhà nước (Tổng cụ thống kê) chỉ thống kê một số số liệu khái quát về kinh tế xã hội theo các vùng kinh tế xã hội lớn( 6 vùng) như nghị định Chính phủ quy định, không thống kê theo các tiểu vùng (tiểuvùng Tây Bắc, tiểu vùng Đông Bắc cũng như các tiểu vùng khác). Ban chỉ đạo Tây Bắc cũng không có cơ sở dữ liệu chi tiết về các tỉnh thuộc phạm vi chỉ đạo. Nhiều tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt thứ hạng A, B, C trong vùng. Muốn phân tích so sánh, đánh giá thì phải tự sưu tầm, tra cứu, tính toán khá công phu, vất vả. Ví dụ, năm 2010, tỉnh Sơn La đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 trờ thành tỉnh phát triển khá trong vùng Tây Bắc. Nhưng phạm vi vùng Tây Bắc lúc đó cũng chưa giới hạn cụ thể là 4 tỉnh (Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu) hay 6 tỉnh (thêm Lào Cai, Yên Bái). Nhóm tư vấn đã tính toán so sánh với 02 phạm vi 4 tỉnh và 6 tỉnh. Dù 4 tỉnh hay 6 tỉnh thì năm 2015, Sơn La cũng đã trở thành tỉnh phát triển khá (Có các chỉ số cơ bản cao hơn mức bình quân khu vực, một số chỉ số vào tốp đầu và tốp nhì). Còn bây giờ Sơn La phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Trung du vàmiềnnúi phía Bắc thì rõ ràng là 14 tỉnh:
Hòa bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, Lào Cai, Yên bái, Cao bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang.
Việc sưu tầm, tra cứu, tổng hợp, tính toán càng phức tạp. Ban chỉ đạo Tây Bắc có cơ quan thường trực chuyên trách, nếu Ban xây dựng cơ sở dữ liệu từng tỉnh và toàn vùng thuộc phạm vi chỉ đạo, trong đó phân ra 02 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc để đưa lên trang Website của Ban thì sẽ rất thuận lợi cho công tác chỉ đạo chung cũng như việc tra cứu, khai thác sử dụng của các tỉnh. Phan Đức