No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Thực trạng thể chất người Việt Nam
Lượt xem: 604
Thực trạng thể chất người Việt Nam




Nhân Ngày Dân số thế giới 11/7/2022:



THỰC TRẠNG THỂ CHẤT NGƯỜI VIỆT NAM



Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi người lao động phải được chuẩn bị tốt về thể lực. Qua công tác điều tra thể chất được tiến hành ở 24 tỉnh, thành trong toàn quốc, trên gần 50.000 đối tượng từ 6 - 20 tuổi đã cung cấp các thông tin giúp chúng ta đánh giá thực trạng thể chất, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp tiếp tục nâng cao thể chất người Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ này. Tuy chưa thể phân tích sâu và toàn diện, nhưng căn cứ kết quả điều tra, chúng ta có thể sơ bộ nhân xét về thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi hiện nay như sau:


1. Chiều cao thân thể, cân nặng


Chúng ta thấy trẻ em sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới có sức lớn vượt trội. Trẻ em nam 10 tuổi hiện nay cao hơn trẻ em nam cùng tuổi năm 1975 là 11cm. Trẻ em nữ 10 tuổi, ở độ tuổi tiền dậy thì, cao hơn trẻ em nữ cùng tuổi ở thời điểm năm 1975 là 21cm. Thành quả của thời kỳ đổi mới về kinh tế-xã hội đem lại mức sống của đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sức lớn nhanh của trẻ em. Nhịp độ phát triển chiều cao thân thể ở trẻ em 10 tuổi hiện nay gần với chuẩn của nhiều nước tiên tiến. So với trước 1975, cân nặng của người Việt Nam phát triển khá, nam 20 tuổi nặng hơn trước 8kg, nữ 20 tuổi nặng hơn trước 3kg (nam 20 tuổi hiện nay nặng 53.19 kg; nữ 20 tuổi hiện nay nặng 46.02 kg). Tuy vậy, so với nhiều nước trong khu vực, cân nặng của người Việt Nam vẫn ít hơn đáng kể. Chiều cao thân thể và cân nặng của thanh thiếu niên thành thị và nông thôn không có sự khác biệt đáng kể, tuy thanh thiếu niên ở thành thị có cao và nặng hơn chút ít. Ở thành thị, nam 17 tuổi cao 165,33cm, nặng 52,70kg; nữ 17 tuổi cao 154,16cm, nặng 44,91kg. Ở nông thôn, nam 17 tuổi cao 164,11cm, nặng 50,66kg; nữ 17 tuổi cao 153,11cm, nặng 44,37kg.


2. Về tố chất thể lực


Trước tiên, chúng ta xem xét sức bền chung thông qua thực hiện test chạy 5 phút tùy sức tính quãng đường (mét). Nam 15 - 16 tuổi có sức bền chung tốt hơn nam 18 - 20 tuổi (972,36 - 972,38 mét so với 940,19 - 953,83 mét). Nữ 11 - 12 tuổi có sức bền chung tốt hơn nữ từ 15 - 20 tuổi (787,60 - 786,90 mét so với 720,80 - 768,30 mét). Nói chung, sức bền của người Việt Nam còn hạn chế so với một số nước châu Á, chủ yếu do thiếu chế độ vận động cần thiết. Theo sự phát triển tự nhiên, nữ ở lứa tuổi tiền dậy thì và nam ở lứa tuổi dậy thì có sức bền chung phát triển tốt như các số liệu nêu trên. Nhưng nếu có chế độ vận động tốt hơn, sức bền của thanh niên không đến nỗi thấp kém như vậy. Chỉ số công năng phản ánh chức năng hoạt động của hệ tim - mạch đối với lượng vận động chuẩn (đứng lên ngồi xuống 30 lần trong 30 giây theo máy đếm nhịp) cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về sức bền của người Việt Nam. Chỉ số này ở nam 6 tuổi là 12,48; 15 tuổi là 12,7; 20 tuổi là 12,95. Ở nữ 6 tuổi là 12,92; 11 tuổi là 13,82; 20 tuổi là 14,14. Ở mọi lứa tuổi ở nam và ở nữ, chỉ số này đều xếp vào loại kém so với chuẩn quốc tế. Sức bền chung và chuẩn công năng của thanh thiếu niên nông thôn tốt hơn thanh thiếu niên thành thị, có lẽ so chế độ lao động thể lực tốt hơn. Tuy nhiên, ngay cả thanh thiếu niên nông thôn nước ta so với một số nước châu Á và so với chuẩn quốc tế vẫn có chỉ số công năng tim và sức bền chung ở loại trung bình hoặc kém.


* Chúng ta xem xét sức mạnh thông qua test lực bóp tay thuận (KG) bằng lực kế và test bật xa tại chỗ (cm). Sức mạnh ở nam phát triển tương đối đều từ 6 - 17 tuổi và từ 17 - 20 tuổi phát triển chậm lại. Sức mạnh ở nữ phát triển tương đối đều từ 6 - 14 tuổi và từ 14 - 20 tuổi phát triển chậm lại. Sức mạnh của thanh thiếu niên nước ta so với một số nước châu Á cũng chỉ ở loại trung bình.


* Sức mạnh và khả năng phối hợp linh hoạt được đánh giá qua test chạy 30, xuất phát cao (giây) và chạy con thoi 4x10m (giây). Chúng ta thấy sức nhanh và khả năng phối hợp linh hoạt phát triển nhiều từ 6 - 13 tuổi (đặc biệt từ 6 - 11 tuổi) đối với nam, sau đó phát triển chậm lại. Ở nữ, sức nhanh phát triển nhiều từ 6 - 10 tuổi, sau đó cũng phát triển chậm lại. Cũng như sức mạnh, sức nhanh của thanh thiếu niên nươc ta cũng chỉ xếp loại trung bình nếu so sánh với các chỉ số này của một số nước châu Á. Sức mềm dẻo tức độ linh hoạt khớp không phần phân tích ở đây, vì tổ chất này có thể phát triển nhiều qua tập luyện.


Tố chất thể lực của thanh thiếu niên nước ta còn hạn chế. Xã hội văn minh hơn, mức sống tốt hơn trước đây, nhưng do thiếu chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động hợp lý, có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này.


Để tiếp tục nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam, chúng ta cần có một số giải pháp đồng bộ sau đây:


(1). Nên sớm triển khai một số dự án chăm sóc chiều cao thân thể người Việt Nam bao gồm các giải pháp y tế, xã hội, thể dục thể theo, dinh dưỡng. Ở những năm 50 của thế kỷ trước, Nhật đã thực hiện các dự án này được coi là quốc sách. Một số nước châu Á vẫn đang thực hiện các dự án này.


(2). Đẩy mạnh hơn nữa công tác thể dục thể thao học đường, kết hợp tốt nội khóa với hoạt động ngoại khóa.


(3). Tiếp tục triển khai tốt chủ trương xã hội hóa theo quy hoạch cụ thể, đồng thời tăng cường đầu tư của nhà nước cho thể dục thể thao. Đặc biệt, chúng ta cần xây dựng nhiều khu thể thao giải trí ở các cơ sở phường, xã và tăng cường công tác thể dục thể thao cơ sở, đặc biệt đối với nông thôn, miền núi.


Nguyễn Tấn Tuấn






Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 9
    • Hôm nay: 625
    • Trong tuần: 10 362
    • Tất cả: 13411458
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này