No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Thực trạng hoạt động lễ hội ở nước ta hiện nay
Lượt xem: 46301








Thực trạng hoạt động lễ hội ở nước ta hiện nay


Lễ hội là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng. Bên cạnh việc bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại. Các loại hình lễ hội có yêu cầu về không gian, thời gian, lễ thức riêng. Lễ hội là di sản văn hóa quý của quốc gia, dân tộc.

Công cuộc đổi mới của đất nước ta với những thành tựu lớn đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ đó, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng tăng, trong đó lễ hội là một loại hình có sức hấp dẫn lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội. Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hiện cả nước có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Địa phương có nhiều lễ hội nhất là thành phố Hà Nội (1095 lễ hội), ít lễ hội nhất là tỉnh Lai Châu (17 lễ hội). Như vậy lễ hội dân gian có tỷ lệ lớn nhất và bao trùm hầu hết các làng xã Việt Nam.Hiện nay,cả nước có các loại lễ hội chủ yếu là:Lễ hội dân gian;Lễ hội lịch sử cách mạng; Lễ hội tôn giáo; Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam;Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch; Lễ hội ngành nghề.

* Những mặt được

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội của của Đảng và Nhà nước. Lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định. Do phát huy vai trò chủ thể của người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng.

Phần lễ tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính, chương trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Đồng thời các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.

- Một số lễ hội tổ chức với quy mô ngày càng lớn, hình thức tổ chức với nhiều nội dung, nhiều hoạt động, các địa phương đã dựa vào nội lực là chính, nhiều lễ hội đã chinh phục được du khách, tôn vinh di sản, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch hấp dẫn của địa phương.Kinh nghiệm tổ chức một số Lễ hội Văn hóa, thể thao, du lịch đã dần dần mang tính chuyên nghiệp hóa góp phần tạo ra doanh thu và hiệu quả đầu tư, góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân ở các địa phương. Đặc biệt loại hình lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch đã tạo ra sự đột phá tuyên truyền quảng bá những tiềm năng thế mạnh, thành tựu kinh tế xã hội của địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh và đất nước con người Việt Nam, tôn vinh các giá trị văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong văn hóa du lịch, tạo dấu ấn với du khách trong nước và quốc tế (Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, Festival trái cây Nam Bộ...).

- Thông qua tổ chức lễ hội đã huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội (đặc biệt là lễ hội dân gian) đều do nhân dân và du khách thập phương tự nguyện đóng góp. Trong nhiều lễ hội, nhân dân đã đóng góp nguồn kinh phí lớn có thể tính được bằng tiền tỷ để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống.

* Những bất cập tồn tại trong quản lý, tổ chức lễ hội

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ hội còn hạn chế; Không ít lễ hội do nặng về hình thức quy mô phải hoành tráng với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa hiện đại, nặng về trình diễn nghệ thuật, đạo cụ, phô diễn tốn kém nhưng nội dung chưa đảm bảo, còn đơn điệu, chung chung, ít được đầu tư từ đó giám tính tích cực, hấp dẫn của lễ hội.

- Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt tiền công đức - giọt dầu tùy tiện, tệ nạn ăn xin, ăn mày... làm giảm đi tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội.

- Lễ hội dân gian lớn được tổ chức quy mô và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách, văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh.

- Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch có chiều hướng phát triển nhanh về số lượng và quy mô tổ chức dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo quản lý hướng dẫn của địa phương. Việc tổ chức lễ hội nghiêng về lợi ích kinh tế, do đó ý nghĩa văn hóa tinh thần mờ nhạt.

- Một số nơi tổ chức những ngày kỷ niệm của địa phương, ngày truyền thống của ngành...còn có biểu hiện phô trương, lãng phí nặng về hình thức, chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân và vốn truyền thống văn hóa dân gian vốn có ở địa phương.

- Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội.

- Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục vụ và người tham gia lễ hội còn yếu. Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của đông đảo nhân dân ngoài dự kiến đã dẫn đến tình trạng lộn xộn không kiểm soát được tại một số lễ hội lớn.

- Trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ cở và những người trực tiếp quản lý di tích và điều hành lễ hội còn hạn chế.

- Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất: Có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý (Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch vụ), việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích của từng địa phương cũng khách nhau, có nơi do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội; có nơi giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức và quản lý; có nơi do Ban quản lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ.

- Hiện đang xuất hiện xu hướng tự nâng cấp, tự đặt tên lễ hội thành Lễ hội cấp Quốc gia, Lễ hội Quốc tế...

* Nguyên nhân của những bất cập

- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý văn hóa và của xã hội về tính chất, đặc điểm, vai trò và vị trí của lễ hội chưa toàn diện, chưa đầy đủ và thấu đáo để có quan điểm và thái độ ứng xử đúng đắn với lễ hội.

- Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh các văn bản của nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, việc thực thi các văn bản chưa nghiêm.

- Do quy luật cung cầu, nhu cầu tiếp thị quảng bá sản phẩm thông qua hoạt động lễ hội dẫn đến tổ chức nhiều lễ hội mang tính sự kiện, quy mô lớn, tần xuất cao, mật độ dày.

- Ý thức của một số bộ phận nhân dân phần nào có sự thái quá về niềm tin vào tín ngưỡng, thần linh với mong muốn cầu lộc, cầu tài, cầu phúc... từ lễ hội dẫn đến tình trạng lượng du khách quá tải lớn ở hầu hết các lễ hội lớn, dâng đồ lễ tốn kém, phức tạp.

- Giá trị về lợi ích kinh tế đang có xu hướng lấn át giá trị văn hóa dẫn đến tình trạng chú trọng các hoạt động thương mại vốn sinh lời, chưa chú trọng tới việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.

* Chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về quản lí hoạt động lễ hội

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục đề ra nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hoá. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục đặt ra mục tiêu về chăm lo văn hoá “làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hoá; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần giữ gìn và phát triểnnhững giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”…

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích

* Nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đó là:

- Tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

-Có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Không để xảy ra các hoạt động, hành vi phản cảm, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch du lịch nhất là du lịch tâm linh. Bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội.

- Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội do cơ quan, tổ chức tổ chức lễ hội mời; được giao thực thi nhiệm vụ).

- Rà soát việc xây dựng văn bản quản lý nhà nước về lễ hội; đề xuất xây dựng văn bản mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý trong thời kỳ mới. Chủ động, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý và tổ chức lễ hội.

- Tích cực phối hợp với các Ban, Bộ, ngành trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, biến tướng trong lễ hội.

- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội có nội dung phản cảm, bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.

- Chỉ đạo Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội có phương án quản lý hòm công đức; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành phố cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội./.


M.H
Thông tin doanh nghiệp
  • Thư chúc Tết Ất tỵ 20025 của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Thị xã Mộc Châu - Lịch sử và tiềm năng phát triển
  • Lễ công bố Nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Chi bộ, Công đoàn cơ sở Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 21
    • Hôm nay: 1333
    • Trong tuần: 28 378
    • Tất cả: 14931845
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này