No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Nhân chuyện “tiến sĩ cầu lông”
Lượt xem: 525
Nhân chuyện “tiến sĩ cầu lông”



Nhân chuyện “tiến sĩ cầu lông”


Hơn 2 tuần nay, trên báo chí và mạng xã hội nóng lên xung quanh Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La”. Họ gọi tắt là “Tiến sĩ cầu lông”. Tác giả Luận án là Đặng Hoàng Anh, Giảng viên bộ môn giáo dục thể chất thuộc Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, trường Đại học Tây Bắc. Luận án thuộc chuyên ngành Giáo dục học, có mã số 9140101. Người hướng dẫn là GS-TS. Lưu Quang Hiệp và PGS-TS. Đặng Văn Dũng. Luận án được bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 19/01/2022.

Có hàng trăm bài tham gia phản biện xã hội. Xin được hệ thống để bạn đọc dễ theo dõi. Người tham gia bàn luận, phản biện xã hội có cả các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, công chức, viên chức và người dân... Nhiều người phê phán “Luận án không đủ tầm, hàm lượng khoa học thấp”, người úng hộ, bảo vệ cũng có nhưng ít hơn.

Nhưng có lẽ, cả người phê phán và người bảo vệ thì chỉ một số ít tiếp cận với tóm tắt của Luận án trên trang luanvan.moet.edu.vn (Thư viện luận văn, luận án của Bộ GD-ĐT), còn đọc toàn văn thì đã mấy ai? Đọc và hiểu loại luận án này không khó như là luận án khoa học tự nhiên hay khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhưng có đọc, đồng thời phải đối chiếu với quy chế đào tạo TS, yêu cầu đối với Luận án TS thì phát biểu mới chắc được. Nhiều người thì quan tâm theo dõi mà không giám bình luận cụ thể.

Theo báo chí đăng tải thì người ủng hộ tập trung vào mấy điểm: (1) Tên Luận án không phải lúc nào cũng phản ánh ngay được bản chất, nội dung nghiên cứu. Phạm vi rộng hay hẹp cũng như tầm của vấn đề nghiên cứu chỉ là tương đối. Thực tế ở nước ta cũng có hàng chục đề tài nghiên cứu tương tự như đề tài cầu lông. Một số nước phát triển trên thế giới cũng từng có những đề tài nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hiệu suất của việc rửa bát ở các nhà hàng và rất nhiều luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về các đề tài liên quan đến việc phát triển những bộ môn thể thao như cầu lông, bóng đá, bơi lội. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào tên của đề tài thì khó có thể nói là đề tài to hay nhỏ và có ý nghĩa thực tiễn hay không". (2) Tác giả đã công bố 2 bài báo theo đúng quy chế bảo vệ luận án TS: Một bài trên kỷ yếu Hội thảo quốc tế Thái Bình Dương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh; Một bài trong Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. (3) Luận án đã được bảo vệ qua nhiều vòng từ cơ sở lên và qua Hội đồng Học viện Khoa học thể dục thể thao, đã được Hội đồng bỏ phiếu “đạt”.

Người phê phán thì tập trung vào mấy điểm: (1) Tên luận án hao hao với nhiều luận án khác trong lĩnh vực thể dục thể thao; (2) Phạm vi nghiên cứu hẹp, không xứng tầm luận án TS; (2). Đối tượng nghiên cứu là Công chức, viên chức, không liên quan đến trường học và giáo dục, luận án xếp vào chuyên ngành giáo dục học là chưa hợp lý; (3) Hàm lượng khoa học thấp, không có phát hiện mới theo yêu cầu của luận án TS (là tạo ra tri thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất ý tưởng, giải pháp mới để giải quyết vấn đề bức thiết đang đặt ra); (4) Kỷ yếu hội thảo quốc tế Thái Bình dương, ấn phẩm mà tác giả đăng bài báo thứ nhất không có chỉ số ISBN (mã số ấn phẩm lưu hành toàn cầu), còn Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, ấn phẩm mà tác giả đăng bài báo thứ hai, không thuộc nhóm các tạp chí chuyên ngành của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước Ngành Giáo dục học. (5) Nội dung cả hai bài báo đều là thực trạng, nhu cầu phong trào Cầu lông công nhân viên chức lao động, không phản ánh nội dung chính luận án là "Giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La".

Đại diện Bộ GDĐT đã phát biểu trên truyền thông là việc đánh giá luận án không chỉ ở tên đề tài, mà còn ở nội dung, giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của luận án được cộng đồng khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đó chấp nhận. Bộ sẽ tiến hành kiểm tra thẩm định các luận án tiến sĩ mà dư luận xã hội và các chuyên gia, nhà khoa học có nhiều ý kiến phản biện, hoặc có khiếu nại, tố cáo theo quy định. Kiểm tra, thẩm định cả quy trình đào tạo, hồ sơ và quy trình bảo vệ luận án, chất lượng luận án TS (Theo quy chế đào tạo tiến sĩ tại Thông tư 18/2021 của Bộ GDT thì Bộ thành lập tổ tư vấn thẩm định gồm 3 nhà khoa học (theo tiêu chuẩn quy định), nếu có 2 trong 3 nhà khoa học không tán thành luận án thì Bộ thành lập Hội đông thẩm định; Hội đồng có 02 ủy viên trở lên không tán thành luận án thì Hội đồng thẩm định của Bộ tổ chức đối thoại với Hội đồng đánh giá luận án của nơi đào tạo có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luận án không được thông qua nếu có từ 03 thành viên của hai hội đồng có mặt tại buổi đối thoại trở lên không tán thành...).

Do đó, chuyện đúng sai, cứ bình tĩnh chờ kết quả thẩm định của Bộ GDĐT. Nếu có tham gia bình luận, phản biện xã hội thì chỉ nên nói đến việc, mà không nên nói đến người.

Vấn đề là nếu chỉ kiểm tra, thẩm định lại luận án “cầu lông” thì sẽ không công bằng. Cư dân mạng mới tra cứu sơ bộ trong vài ba năm gần đây đã phát hiện ra 28 luận án TS hao hao nhau trong lĩnh vực thể dục thể thao được lưu trữ trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lĩnh vực khác cũng không hiếm trường hợp tương tự. Có thể tới hàng trăm, thậm chí là 4 con số luận án có vấn đề. Theo kết quả thanh tra mới đây của Thanh tra chính phủ, ngay tại Học viện xã hội, nơi đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cũng là “lò ấp Tiến sĩ” với quản lý lỏng lẻo, nhiều sai phậm khó tưởng tượng. Lỗi đâu tại riêng nghiên cứu sinh, mà cả một hệ thống, nhất là các GS, PGS hướng dẫn, người đứng đầu cơ sở đào tạo, hội đồng đánh giá thông qua luận án, trước hết là chủ tịch và các ủy viên phản biên, công tác quản lý, thanh gia thường xuyên của Bộ GDĐT... Chỉ một vài nghiên cứu sinh, một vài luận án TS không may bị tình cờ phát hiện nhờ báo chí và mạng xã hội thì không giải quyết được vấn đề.

Đa số các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín (cả chuyên gia người Việt ở nước ngoài) đều khuyến nghị là, đồng thời với mở rộng quyền tự chủ đại học, viện nghiên cứu thì phải quản lý chặt tiêu chuẩn ra. Không có cách gì chống được tiêu cực trong đào tạo nếu không quản lý được đầu ra. Đào tạo tiến sĩ phải yêu cầu công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín (bao gồm các tạp chí xuất bản trong nước được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận).Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, liêm chính học thuật có đề cao đến đâu cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ chất lượng thấp. Chính vì vậy mà năm 2017, Bộ GDĐT đã quyết tâm nâng chuẩn đầu ra theo hướng hội nhập quốc tế, yêu cầu công bố quốc tế. Số người theo học tiến sĩ giảm xuống, nhưng công bố quốc tế của cả nước tăng lên khá nhanh. Từ năm 2021, để khuyến khích người ho0cj tiến sĩ, chuẩn đầu ra lại hạ thấp, không nhất thiết phải có công bố quốc tế, thấp hơn chuẩn đầu ra của Trung Quốc và nhiều nước ở khối Asean. Đây là vấn đề cần được xem xét lại.

Không riêng đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ, mà các đề tài khoa học các cấp do ngân sách nhà nước cũng có “chuyện” tương tự. Thanh tra chính phủ vào cuộc đã phát hiện ra, ngay tại nơi tập trung tinh hoa trí thức KHCN của cả nước như Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhiều năm qua cũng để xảy ra tình trạng đề tài khoa học hao hao nhau, trùng chéo với chức năng nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị, việc xác định đề tài, quản lý nghiệm thu đề tài lỏng lẻo... Thế thì nghiên cứu khoa học ở các ở các nơi khác, nếu thanh tra nghiêm thì cũng có thể phát hiện ra tính trạng tương tự. Theo các chuyên gia thì nghiên cứu khoa học cũng cũng cần quản lý chặt hơn sản phẩm đầu ra, trong đó chủ yếu là công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín và các tạp chí khoa học trong nước có uy tín. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafoted từ năm 2014 đến nay, khi tài trợ nghiên cứu khoa học đều bắt buộc tất cả các đề tài phải có công bố quốc tế.









Kết quả chủ yếu của của luận án “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La”:


1. Thông tin khoa học và toàn diện về thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La cho thấy, còn tồn tại những bất cập cơ bản làm hạn chế sự phát triển của phong trào như:

Sự nhận thức chưa đầy đủ của công chức, viên chức về ý nghĩa của việc tập luyện Cầu lông; Thiếu cộng tác viên Cầu lông; Công tác xã hội hóa môn Cầu lông chưa hiệu quả; Thể lực của đội ngũ công chức, viên chức còn hạn chế.

Đồng thời, qua phân tích SWOT đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La.

2. Quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 6 giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La, bao gồm:

Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc tập luyện và thi đấu Cầu lông; Phát triển môn Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức theo hướng xã hội hóa; Tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào Cầu lông cho công chức, viên chức; Hoàn thiện hệ thống thi đấu Cầu lông cho công chức, viên chức; Mở rộng các hình thức tập luyện Cầu lông cho công chức, viên chức. Khích lệ động viên và kiểm tra, đánh giá phong trào Cầu lông của công chức, viên chức.

Trên cơ sở thực nghiệm xã hội học 5/6 giải pháp mà đề tài lựa chọn, bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau một năm ứng dụng thông qua các tiêu chí phát triển môn Cầu lông.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, các tiêu chí đều thể hiện sự tăng trưởng tích cực (từ 15.38 % đến 133.33 %). Đồng thời, các giải pháp còn có tác dụng nâng cao thể lực cho công chức, viên chức thành phố Sơn La đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác suất thống kê cần thiết.










































































































































































































* Nhiều đề tài nghiên cứu của luận án TS không hơn gì đề tài cầu lông:


TT


Luận án


Chuyên ngành


Năm bảo vệ


1.


Nghiên cứu phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La.


Giáo dục học


2022


2.


Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử Thể dục thể thao Việt Nam


Giáo dục học


2022


3.


Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an


Giáo dục học


2021


4.


Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an


Giáo dục học


2021


5.


Nghiên cứu phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tỉnh Đồng Tháp


Giáo dục học


2021


6.


Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà nẵng


Giáo dục học


2021


7.


Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên học viện an ninh nhân dân


Giáo dục học


2021


8.


Nghiên cứu biện pháp phát triển năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao trường đại học sư phạm Hà Nội 2.


Giáo dục học


2021


9.


Nghiên cứu hiệu quả bài tập hatha Yoga đối với sức khở người cao tuổi nữ tại Thành phố Hà Nội


Giáo dục học


2021


10.


Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể chất nâng cao khả năng chú ý có chủ định của trẻ (6-9 tuổi) chậm phát triển trí tuệ dạng nhẹ ở thành phố Hồ Chí Minh.


Giáo dục học


2020


11.


Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lưa tuổi 15-16 đội tuyển trẻ quốc gia


Giáo dục học


2020


12.


Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam


Giáo dục học


2020


13.


Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16-17 thành phố Hà Nội


Giáo dục học


2020


14.


Nghiên cứu ảnh hưởng của luyện tập cờ vua tới sự phát triển thành phần năng lực trí tuệ ở học sinh năng khiếu cờ vua lứa tuổi 8-9 thành phố Hà Nội


Giáo dục học


2020


15.


Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp 1 và kiện tướng Việt Nam


Giáo dục học


2020


16.


Nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cgho suinh viên Đại học lâm nghiệp.


Giáo dục học


2020


17.


Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia.


Giáo dục học


2020


18.


Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỷ thuật ném rổ từ xa đối với nữ vận động viên bóng rổ tỉnh Quảng Ninh


Giáo dục học


2020


19.


Câu hỏi đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực


Giáo dục học


2020


20.


Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam


Giáo dục học


2020


21.


Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trường Đại học bách khoa Hà Nội


Giáo dục học


2020


22.


Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ luyện tập vận động viên chạy cự ly trung bình (800-1500m) cấp cao Việt Nam.


Thể dục thể thao


2020


23.


Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất Trường đại học Phú Yên


....


...


24.


Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất Trường đại học Hải Phòng


....


...


25.


Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất Trường đại học tại thành phố Vinh


....


...


26.


Cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên Trường đại học Cần Thơ


....


...


27.


Xây dựng chương trình giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên đại học Quy Nhơn


....


...


28.


Chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh Đắc Nông từ 2004 đến 2015


....


...


29.


Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến 2010


....


...


30.


Quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình từ 1997 đến 2012


....


...




...... (Còn nhiều nữa)


....


...



Phan Đức Ngữ


(Nguồn: báo chí chính thống, internet)

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 9
    • Hôm nay: 595
    • Trong tuần: 10 332
    • Tất cả: 13411428
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này