No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Mục tiêu phát triển và tầm nhìn của Đảng trong các văn kiện Đại hội XIII là hiện thực, khách quan, không thể xuyên tạc
Lượt xem: 440
Mục tiêu phát triển và tầm nhìn của Đảng trong các văn kiện Đại hội XIII là hiện thực, khách quan, không thể xuyên tạc




MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ TẦM NHÌN CỦA ĐẢNG TRONG CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII LÀ HIỆN THỰC, KHÁCH QUAN, KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC



Lường Thị Việt ChiTrường Chính trị tỉnh Sơn La



Mục tiêu phát triển và tầm nhìn dài hạn là một điểm nhấn mới nổi bật trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, được xác định một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn, là hiện thực khách quan nhất quán với đường lối xây dựng, phát triển đất nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đáp ứng trúng đòi hỏi của phát triển đất nước. Đó là điều không ai có thể xuyên tạc.


Đại hội XIII của Đảng được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đất nước đã qua hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Quy mô, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước được nâng lên. Đây là động lực, nguồn lực quan trọng để đất nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.


Căn cứ vào bối cảnh, tình hình chung thế giới và trong nước, đặc biệt là những thành tựu to lớn, toàn diện trong phát triển kinh tế  - xã hi ca đất nước, Báo cáo chính tr cũng như các văn kin ca Đại hi XIII ca Đảng đề ra mục tiêu tổng quát phát triển đất nước là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (1). Từ mục tiêu tổng quát, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Những mục tiêu đó thể hiện khát vọng hướng tới tương lai của cả dân tộc nhằm thực hiện thành công ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”; đồng thời thể hiện ý chí phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong các nhiệm kỳ tới.


Việc xác định các mục tiêu phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới, tầm nhìn đến 2045 phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi là rất quan trọng bởi đây là cơ sở để xác định chính xác những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lại cho rằng việc đề ra “các mục tiêu chính của Đại hội XIII là chủ quan, duy ý chí” và “không có cơ sở khoa học” hay “ngẫu hứng”, “hão huyền”. Thực chất là họ muốn phủ nhận những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, cản trở bước tiến của đất nước trong những năm sắp tới mà Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Mục đích của những kẻ tung ra luận điệu trên là rất rõ ràng, nếu chưa thể xóa bỏ được chủ nghĩa xã hội, lái nước ta đi theo con đường khác - con đường tư bản chủ nghĩa, thì cũng làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII – một Đại hội có tầm nhìn chiến lược cho cả một thời gian dài, một giai đoạn đặc biệt có nhiều sự kiện quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân tộc ta.


Những mục tiêu phát triển đất nước do Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đưa ra có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc, được Đảng ta tính toán kỹ lưỡng, trên cơ sở phân tích thấu đáo bối cảnh quốc tế và thực lực đất nước.


Thứ nhất, từ thực tiễn lịch sử đấu tranh giành chính quyền, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước hơn 90 năm qua kể từ khi có Đảng, hơn 75 năm có chính quyền; đặc biệt là hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, cho thấy việc xác định đúng đắn mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển là yếu tố quyết định thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, để lãnh đạo đất nước, mỗi khi chuẩn bị cho các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng chỉ đạo nghiêm túc, bài bản, khoa học việc xây dựng dự thảo các Văn kiện trình Đại hội, trong đó quan trọng là Báo cáo chính trị - văn kiện trung tâm của Đại hội, vừa có giá trị tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm, vừa xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và khâu đột phá chiến lược trên các lĩnh vực, các mặt công tác trong cả nhiệm kỳ cần phải thực hiện. Chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng tổ chức vào đầu năm 2021. Đảng đã chỉ đạo xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội. Do tầm quan trọng đặc biệt của Đại hội lần này, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vào năm 2045, dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội được yêu cầu không chỉ xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm 2021 - 2025, mà còn phải xác định mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đây là sự chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng, mang tầm chiến lược; là sự kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm, truyền thống quý báu của Đảng, là yêu cầu khách quan về sự phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi của mục tiêu phát triển và cũng là cơ sở để xác định chính xác những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước, tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Thực hiện dân chủ, cầu thị, lắng nghe ý kiến của các đại biểu quốc hội, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, quản trị, các bậc lão thành cách mạng và ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về Dự thảo các văn kiện của Đảng - trung tâm là Báo cáo chính trị, trong đó có xác định các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Văn kiện Đại hội XIII đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; được góp ý, chỉnh lý, sửa chữa nhiều lần (riêng Báo cáo chính trị là khoảng 30 lần); được nhiều nhà khoa học, nhà lý luận nghiên cứu, biên soạn một cách cẩn trọng, nghiêm túc, cân nhắc từng từ, từng câu, từng chữ. Văn kiện được đánh giá có quá trình chuẩn bị “rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, dự thảo các văn kiện đã thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, thể hiện rõ sự thống nhất giữa “ý Đảng, lòng Dân”, hòa quyện cùng quyết tâm và ý chí phát triển của dân tộc”(2). Văn kiện có văn phong trong sáng, súc tích, giản dị, từ ngữ chắt lọc, dễ nhớ, dễ thực hiện; mỗi nhận định, đánh giá, nội dung bổ sung đều có căn cứ xác đáng. Tất cả những điều đó chứng minh tính khoa học, khách quan của những đánh giá, các mục tiêu, nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội XIII. Vì thế, các Văn kiện của Đại hội XIII nói chung, mục tiêu phát triển và tầm nhìn của Đảng trong các Văn kiện này nói riêng, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, chứ không phải là sự “ngẫu hứng”, “hão huyền”.


Thứ hai, Việc xác định mục tiêu phát triển đất nước là vô cùng quan trọng, bởi chỉ khi xác lập chính xác mục tiêu sẽ giúp cho chúng ta biết nên tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu của quốc kế, dân sinh và chuẩn bị những điều kiện cơ bản, thiết yếu trong xây dựng kế hoạch, hoạch định lộ trình phát triển phù hợp với thực tiễn. Đảng và Nhà nước luôn chú trọng xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp tổng thể. Điểm nhấn mới trong các Văn kiện Đại hội XIII là việc xác định các mục tiêu phát triển được thực hiện theo cách tiếp cận phù hợp với cách tiếp cận của thế giới. Theo đó, với tính toán của Ngân hàng thế giới (WB): mức thu nhập bình quân thấp là dưới 4.045 USD/người/năm; mức thu nhập trung bình là từ 4.045 USD/người/năm đến 12.535 USD/ người/năm; mức thu nhập cao là trên 12.535 USD/người/năm. Theo cách tiếp cận này, căn cứ vào thực tiễn phát triển những năm qua, Đại hội XIII dự kiến đến 2025, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 USD - 5.000 USD, tức là nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; dự kiến đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD, tức là nước ta là nước có thu nhập trung bình cao. Như vậy, dự kiến đến năm 2045, nước ta là nước có mức thu nhập cao là hoàn toàn khả thi.


Thứ ba, từ khi ra đời đến nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược. Nhờ đó, từ khi gánh vác trách nhiệm lãnh đạo dân tộc đến nay, Đảng luôn đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của lịch sử giao cho, làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam. Để xây dựng Nghị quyết Đại hội XIII, Đảng ta đã nhận thức rất rõ và có bài học từ Đại hội VI về "bệnh chủ quan, duy ý chí". Trong quá trình xây dựng văn kiện cũng như đề ra mục tiêu và tầm nhìn phát triển đất nước, Đảng ta đã rất thận trọng, xem xét thấu đáo cả về mặt lý luận và thực tiễn của đất nước, của thế giới; với những lý luận sắc bén và thực tiễn sinh động, dựa trên cơ sở khoa học và hiện thực đầy đủ, cùng với tư duy biện chứng, tầm nhìn chiến lược và nhạy bén chính trị, sự kiên định và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định những mục tiêu phát triển và tầm nhìn dài hạn là đúng đắn, khoa học, khách quan, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn phát triển của đất nước. Do đó, trước những luận điệu cho rằng “các mục tiêu chính của Đại hội XIII là chủ quan, duy ý chí” là những ý đồ chính trị hết sức tinh vi và thâm độc, mỗi người có sự hiểu biết và tỉnh táo, khách quan đều thấy rõ đó chỉ là một sự non kém về tri thức lịch sử.


Thứ tư, thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, yêu cầu phát triển nhanh, bền vững được đưa ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 vẫn tiếp tục phù hợp với giai đoạn tiếp theo. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam giai đoạn tới 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội là hữu hạn, do vậy cần tập trung giải quyết trước những khâu yếu, “điểm nghẽn” đang cản trở sự phát triển. Con đường để Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển và những thành tựu đạt được trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu. Tác động của những cải cách thể chế và mô hình phát triển trong giai đoạn đầu dường như đã đạt đến giới hạn. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là việc điều chỉnh và thay đổi mô hình tăng trưởng để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước có thu nhập cao vào năm 2045. Việc khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực sẽ tạo xung lực mới, có sức mạnh lan tỏa, giải phóng mọi tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng đối với các thành phần trong cơ cấu kinh tế. Điều này là một lợi thế, nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển của đất nước, đòi hỏi cần có sự quản lý phù hợp và có sự đột phá, nhằm tạo ra sự lan tỏa, đem lại chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. "Từ một nước nhược tiểu, nghèo đói, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng rộng mở, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được tăng cường. Việt Nam đã tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và thiết chế hợp tác kinh tế đa phương, có vai trò, tiếng nói quan trọng trong khu vực và trên thế giới"(3). Thực lực của nước ta sau 35 năm đổi mới đã được nâng lên so với trước rất nhiều, cho phép chúng ta không chỉ có khát vọng, mà còn tạo khả năng để hiện thực hóa các mục tiêu này. Đó là lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đã ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa. Đó còn là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thời gian qua. Đất nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô nền kinh tế được nâng lên gấp hơn 2,9 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên “hơn 340 tỷ USD vào năm 2020, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương hoặc vượt qua một số nền kinh tế có trình độ phát triển cao trong khu vực”(4). Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hơn 2,6 lần từ 1.331 USD năm 2010 lên gần 3.500 USD năm 2020, bằng gần 9.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương. Kinh tế nước ta hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký và có hiệu lực; nổi bật là: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ mang lại cho đất nước nhiều cơ hội để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Đúng như Báo cáo Chính trị của Đại hội XIII khẳng định: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Chính những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu đó còn khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đồng thời, là minh chứng bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch về những mục tiêu phát triển và tầm nhìn của Đảng.


Nhằm hiện thực hóa những mục tiêu đã nêu, Đại hội XIII cũng đề ra những định hướng phát triển và các giải pháp chiến lược, mà tổng quát là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”(5) để phát triển. Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung thực hiện sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá chiến lược nhằm cụ thể hóa một bước những mục tiêu phát triển đã đề ra.


Với những định hướng, chủ trương và giải pháp lớn, nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, nhân dân Việt Nam vững tin hướng tới tương lai. Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao đã và đang đem lại cho dân tộc ta, nhân dân ta sự tự tin và sức mạnh mới. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là yếu tố đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và địa vị làm chủ chân chính cho nhân dân, nâng tầm cao uy tín, vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là thực tế, là hiện thực sinh động để bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, cho rằng, các mục tiêu của Đại hội XIII là thiếu cơ sở khoa học, là duy ý chí, là không thể thực hiện. Những kẻ đưa ra luận điệu này đã không hiểu (hay cố tình không hiểu) lịch sử và bản chất thực sự của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhân dân ta đang hướng tới.


Như vậy, việc thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu tổng quát thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, chương trình hành động, kế hoạch, lộ trình thực hiện mang tính tổng thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta cũng như những diễn biến của tình hình thế giới, là một trong những phương cách khả thi nhất để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này. Nếu mục tiêu, chỉ tiêu của từng thời kỳ, từng giai đoạn được thực hiện thắng lợi, thì sẽ trực tiếp góp phần hoàn thành mục tiêu chiến lược, tức là hiện thực mục tiêu và tầm nhìn phát triển đất nước đã được xác định. Để thực hiện các mục tiêu trên thành hiện thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đi vào cuộc sống. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hướng đi đúng đắn, hợp quy luật, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng vươn lên mãnh liệt và ý chí, quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhất định sẽ lập nên những kỳ tích phát triển mới để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc./.





Chú thích:

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.111 112

(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 19


(4) Báo Nhân dân, số 23810, ngày 29/12/2020 – Phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, ngày 28/12/2020, tr02.

(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. II, tr. 217


Thông tin doanh nghiệp
  • Lễ công bố Nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
  • Những chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của chính phủ
  • “Xây dựng thành phố Sơn La từng bước trở thành cực tăng trưởng đô thị xanh của vùng Tây Bắc và Khu vực miền núi phía Bắc”
  • Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 26
    • Hôm nay: 2389
    • Trong tuần: 31 060
    • Tất cả: 14918889
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này