No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Một số giải pháp góp phần phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ trí thức Sơn La là cán bộ đảng viên
Lượt xem: 438

Một số giải pháp góp phần phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ trí thức Sơn La là cán bộ đảng viên


TS. Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ tịch
Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La


Các trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La năm 2021

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, nhất là đội ngũ trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Có thể nói, phần lớn đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý là trí thức. Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực; một bộ phận trí thức là cán bộ, đảng viên đã và đang xuất hiện tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những sai phạm của một số nhà khoa học và một số lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý ở các ngành, lĩnh vực trong thời gian qua là một ví dụ điển hình.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, ...”. Tình trạng này “làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Trước thực trạng trên đây, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống suy thoái,“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu trang phòng chống tham nhũng lãng phí”.(Văn kiện Đại hội XIII, Tập I, Tr. 96).
Để đưa ra các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận trí thức là cán bộ, đảng viên; cần đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ một số vấn đề trên giác độ lý luận và thực tiễn như sau:
1. Vai trò của đội ngũ trí thức là cán bộ, đảng viên với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương
“Trí thức” là một từ Hán - Việt. Có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này. Khi nói đến trí thức người ta thường quan niệm đó phải là một người có học và có tâm (Sĩ + Tâm); đồng thời người đó phải có sự cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội (làm thức tỉnh). Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, trí thức được định nghĩa là “tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa X) đã nêu: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Đây là định nghĩa cô đọng, nhấn mạnh đến đặc trưng lao động trí óc sáng tạo của trí thức trong xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, lực lượng trí thức đã và đang phát triển ngày một nhanh chóng, trở thành một tầng lớp xã hội đông đảo và có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Vai trò của trí thức được thể hiện trên các khía cạnh cơ bản, đó là góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia vào việc biên soạn hoặc đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự thảo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, các dự án kinh tế - xã hội (KT - XH) và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, đội ngũ trí thức có vai trò toàn diện trên tất cả các mặt, từ xây dựng luận cứ cho quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước (chính trị) đến thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế (kinh tế); đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài (giáo dục) và phát triển nền văn hóa dân tộc (văn hóa).
Trong bối cảnh đất nước thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập sâu rộng vào sân chơi toàn cầu (vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt), vai trò của đội ngũ trí thức là cán bộ, đảng viên càng thể hiện mạnh mẽ. Vai trò đầu tiên và căn bản nhất là vai trò sáng tạo, phổ biến và truyền bá tri thức theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước; tức là trí thức phải thể hiện vai trò tiên phong trên lĩnh vực xã hội, văn hóa. Bởi trí thức là bộ phận lao động trí óc sáng tạo trong xã hội. Sự sáng tạo luôn là đặc thù gắn liền với với quá trình lao động của người trí thức. Nhờ vào sự sáng tạo của trí thức mà những tri thức mới liên tục ra đời. Những tri thức mới ấy quay trở lại nâng cao nhận thức trên mọi lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn. Sự sáng tạo đó sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Một vài nét khái quát về đội ngũ trí thức Sơn La
Theo Báo cáo số: 27-BC/ĐĐ LHH ngày 07/12/2021 của Đảng Đoàn Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La: đội ngũ trí thức toàn tỉnh Sơn La hiện có khoảng 57.680 người; trong đó có trên 60% là cán bộ, đảng viên. Về cơ cấu theo nghề nghiệp: Trí thức là cán bộ, công chức và viên chức 34.708 (chiếm 60,1%), Trí thức làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài Nhà nước khoảng 22.972 người (Chiếm 39,9%). Toàn tỉnh có khoảng 34.630 trí thức có trình độ đại học và trên đại học; trong đó: Phó Giáo sư 05 người, tiến sỹ 129 người; Bác sỹ chuyên khoa II là 46 người; thạc sỹ khoảng 1.330 người; Bác sỹ chuyên khoa I khoảng 270 người.
Đội ngũ trí thức giữ các cương vị lãnh đạo đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo các bước đột phá về nhiều mặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đội ngũ trí thức là cán bộ, công chức, viên chức về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ, tích cực tham mưu và thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) thường xuyên quan tâm học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ đội ngũ trí thức tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng tăng, đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đội ngũ trí thức trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng cũng không ngừng phấn đấu vươn lên, có nhiều đóng góp quan trong trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận trí thức là cán bộ đảng viên
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tác động từ sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, sự lợi dụng các phương tiện truyền thông hiện đại bởi các thế lực phản động, thù địch để xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế của Việt Nam, cổ xúy cho lối sống hưởng lạc, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, vị đồng tiền.
Thứ hai, tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường.
Thứ ba, âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
b. Nguyên nhân chủ quan
Có nhiều bài viết phân tích về nguyên nhân chủ quan đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận trí thức là cán bộ đảng viên hiện nay. Tựu chung lại có thể đưa ra 04 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận trí thức là cán bộ đảng viên hiện nay như sau:
Một là, một bộ phận trí thức là cán bộ đảng viên tự coi mình là là có trí tuệ, tự tôn, tự đại, tự cho mình là giỏi, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu. Những người đó, không có sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn phục vụ cho Đảng, cho dân nhưng lại sử dụng tri thức của mình vào những thủ đoạn, mưu mô nhằm củng cố địa vị và tăng cường lợi ích cho bản thân. Miệng họ luôn giao giảng lý tưởng, đạo đức cách mạng nhưng bên trong lòng họ luôn tìm cách tham ô, tham nhũng, nịnh trên, nạt dưới, mua chuộc lòng người, … Họ không thấy hoặc cố tình không chập nhận sự thật rằng mình đã và đang suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Để có được những phẩm chất tốt đẹp đó, Người cũng từng nhắc nhở đội ngũ trí thức: Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.5, NXB CTQG, Hà nội, 1996; tr.381,382). Về khuyết điểm của đội ngũ trí thức, Người cũng đã chỉ rõ: “Trí thức ta có khuyết điểm nhiều chứ không phải là ít mà khuyết điểm cũng là do nền giáo dục nhồi sọ, chia rẽ, nô lệ của đế quốc phong kiến làm cho anh chị em trí thức có khuyết điểm ấy. Khuyết điểm ấy là gì?. Cá nhân chủ nghĩa: cái gì cũng chỉ biết có mình và gia đình mình chứ ít khi nghĩ đến cái gia đình lớn là dân tộc, cái mình lớn hơn là phải hòa vào với dân tộc. Tính không kiên quyết: làm việc gì cũng thiếu kiên quyết. Lúc vui, hứng lên thì làm. Nếu gặp trở ngại hay thất bại là thụt lùi. Vì không kiên quyết nên dễ lung lay. Thái độ chờ đợi bàng quan: một thái độ gọi là ngoài giai cấp. Tức là cho mình là trí thức thì không đứng ở phe nào”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.6, NXB CTQG, Hà nội, 1996; tr. 368-371).
Hai là, công tác giáo dục nâng cao nhận thức đối với trí thức là cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tính cấp bách, sự hệ trọng của nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi ở một số tổ chức Đảng còn hạn chế. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý luận nói chung và giáo dục nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đối với trí thức ở một số tổ chức đảng chưa được coi trọng đúng mức; nội dung, hình thức giáo dục lạc hậu, chồng chéo, xa thực tế; năng lực, phẩm chất của một bộ phận đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì thế, có biểu hiện nhận thức sai lệch trong học tập lý luận chính trị. Kết quả dẫn đến là ai cũng được “học”, nhưng cái cần đạt được trong nhận thức lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lại rất thấp.
Ba là, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng chưa kiên quyết, triệt để, còn nể nang, né tránh, “dĩ hòa vi quý”. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Đấu tranh tự phê bình và phê bình là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để các tổ chức đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, công tác này ở không ít tổ chức đảng chưa kiên quyết và thiếu hiệu quả. Thực tế cho thấy, cấp trên không trong sạch thì không thể đòi hỏi cấp dưới trong sạch, cấp trên không làm kiên quyết thì cũng không thể đòi hỏi cấp dưới làm kiên quyết, cấp trên dĩ hòa vi quý thì nhất định cấp dưới cũng theo đó mà làm. Chính vì tự phê bình và phê bình không nghiêm dẫn đến những khuyết điểm không được khắc phục, sửa chữa, rồi lại bị dụ dỗ, lôi kéo vào những việc làm trái với quy định, lâu ngày dần dần sa vào chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bốn là, người đứng đầu ở một số tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị thiếu gương mẫu. Người đứng đầu có thẩm quyền và trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, nên có vai trò quyết định đối với việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phải thẳng thắn thấy rằng, việc quy định trách nhiệm của người đứng đầu đối với vấn đề này nhìn chung chưa thật rõ, nhất là trách nhiệm khi để xảy ra các vụ việc tiêu cực, khuyết điểm trong cơ quan, đơn vị. Có những cơ quan, đơn vị khi cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền để tham nhũng nhưng không được cấp ủy đảng, người đứng đầu kiểm tra, làm rõ và xử lý kịp thời.
4. Một số giải pháp góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của trí thức là cán bộ đảng viên
Một là, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ trí thức là cán bộ, đảng viên nói riêng. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các tổ chức phải thường xuyên coi trọng rèn luyện cán bộ, đảng viên; phải quan tâm đến đội ngũ trí thức. Phải quy định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân trên từng cương vị công tác, tạo điều kiện thuận lợi để trí thức là cán bộ, đảng viên bộc lộ, phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm; lấy kết quả hoạt động thực tiễn làm tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; kịp thời phát hiện, nhân rộng gương người tốt, việc tốt; tạo dư luận lên án và kịp thời xử lý nghiêm những biểu hiện sai phạm của cán bộ, đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào.
Hai là, nâng cao bản lĩnh chính trị, tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi trí thức là cán bộ, đảng viên. Trước hết, mỗi trí thức là cán bộ, đảng viên phải giữ vững lập trường Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, giữ vững lòng tin với chế độ, từ đó trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc; cảnh giác, sáng suốt trong nhận định các vấn đề, sự việc và đánh giá, phản biện tình hình. Việc nâng cao kiến thức, trình độ lý luận chính trị, khoa học, kỹ thuật sẽ giúp đội ngũ trí thức nhạy bén, sắc sảo trong nhận thức, nắm bắt và phản ứng nhanh nhạy, đúng định hướng chính trị trước mỗi tình huống, vấn đề đặt ra theo quan điểm của Đảng. Mỗi trí thức là cán bộ, đảng viên phải tự giác đặt mình vào trong tổ chức, chịu sự quản lý của tổ chức, chấp hành các chế độ, quy định trong sinh hoạt đảng, có thái độ nghiêm khắc trong tự phê bình, lắng nghe ý kiến nhận xét của quần chúng, cấp trên, cấp dưới về bản thân mình. Đồng thời phải xây dựng cho mình một lối sống trong sạch, lành mạnh, tự trang bị "đề kháng" cho mình trước những cám dỗ vật chất, trước lối sống “tiểu tư sản” hưởng thụ, lãng phí, xa hoa.
Ba là, phát huy tính tự giác, tích cực, gương mẫu của mỗi đảng viên, thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Chi bộ. Chi bộ và sinh hoạt chi bộ là môi trường chính thống có tổ chức trong việc giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, là nơi đầu tiên làm công tác phòng ngừa, xây dựng, chỉnh đốn, ngăn chặn, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Thông qua sinh hoạt chi bộ để thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng, thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm của người đảng viên. Thông qua sinh hoạt chi bộ, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên sẽ nghiêm túc nhìn nhận và xác định cần gắn mình vào tập thể, tự rèn luyện tư cách cá nhân, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Do vậy, trong sinh hoạt, cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp cần cần khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, đồng thời phải phát huy dân chủ, nâng cao tính chiến đấu, tinh thần thẳng thắn, dũng cảm trong tự phê bình và phê bình, nhất là đối với những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, phát huy vai trò nêu gương, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đảng ta đã nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”. Theo đó, mọi cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, thực sự là tấm gương cho quần chúng noi theo. Trước hết, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải nêu gương trong rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sang cho mọi người học tập, noi theo. Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên thực hiện theo phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm”; cấp ủy viên nêu gương cho đảng viên, đảng viên nêu gương cho quần chúng; cán bộ cấp trên nêu gương cho cán bộ cấp dưới; thủ trưởng cơ quan, đơn vị nêu gương cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
Năm là, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng các cấp. Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản, quy chế, quy định, các cấp ủy đảng cần tăng cường kiểm tra, giám sát. Nội dung kiểm tra, giám sát toàn diện, cả về tư tưởng chính trị, động cơ, thái độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống. Khi phát hiện cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái hoặc giàu lên bất thường, phải tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ. Quá trình kiểm tra, giám sát, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức đảng, các cơ quan chức năng và quần chúng để có thông tin đầy đủ, chính xác; kiên quyết khắc phục bệnh hình thức, làm chiếu lệ. Khi phát hiện biểu hiện suy thoái ở cơ quan, đơn vị mình, nhanh chóng làm rõ và kiên quyết xử lý; tránh tình trạng chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc xử lý nội bộ, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng vào tổ chức đảng và cơ quan kiểm tra, giám sát.
Sáu là, Nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để động viên, tập hợp đội ngũ trí thức tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần ngăn ngừa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của trí thức là cán bộ, đảng viên. Triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 17/02/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* * *
Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ trí thức là cán bộ, đảng viên nói riêng là nhiệm vụ chính trị cấp bách, hệ trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhiệm vụ này phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân; trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những đội ngũ trí thức phải thực sự tiền phong, gương mẫu thể hiện bản lĩnh, quyết tâm, ý thức chính trị cao để công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng đi vào chiều sâu, đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ trí thức là cán bộ, đảng viên hiện nay là vấn đề cấp bách, mang tính thời sự nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, không ngừng củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân với đội ngũ trí, với Đảng và Nhà nước như lời Bác Hồ đã căn dặn:
Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa. Mỗi đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ, phải nhớ câu nói của ông thầy chúng ta: “Phải học, học thêm, học mãi”. Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”. (Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ; 01-3-1947; Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.4; NXB CTQG, Hà nội, 1995; trang 294-296).

Tài liệu tham khảo
1. “Hồ Chí Minh, Toàn tập”, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1996 (tập 4- tập 12). “Hồ Chí Minh về Đạo đức”; NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1998.
2. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập I và tập II), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà nội - 2021.
Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 15
    • Hôm nay: 613
    • Trong tuần: 10 310
    • Tất cả: 13412537
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này