No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Chuyển đổi số
Lượt xem: 456
Chuyển đổi số



CHUYỂN ĐỔI SỐ



Những năm gần đây, cụm từ “chuyển đổi số” được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy chuyển đổi số là gì ?


Do quá trình áp dụng chuyển đổi số có sự khác biệt ở từng lĩnh vực, nên định nghĩa về chuyển đổi số cho đến nay vẫn chưa được chuẩn hóa. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp có các định nghĩa riêng của mình.


Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biếu diễn dưới dạng giọng nói. Trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1. Công nghệ số hiểu theo nghĩa rộng là công nghệ xử lý tín hiệu số hay công nghệ thông tin. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số hiểu theo nghĩa hẹp là một bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí ít hơn.


Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.


Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau.


Chuyển đổi số là việc sử dụng phần mềm tiên tiến để đọc các thông tin đã được “số hóa” phục vụ người điều hành. Nói một cách khác, sử dụng các ứng dụng là sản phẩm của Công nghệ số, các phần mềm ứng dụng tiên tiến để sử dụng kho thông tin dữ liệu số trên máy tính – kết quả của việc nhập dữ liệu, thông tin trên các văn bản giấy, văn bản thô (các file trên phần mềm word, excel…trên máy tính) lên các phần mềm, để phát triển thành cách làm việc mới khoa học hơn, hiệu quả hơn, tiện ích hơn, chi phí thấp hơn….


Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới.


Tại Việt Nam, chuyển đổi số thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…nhằm thay đổi phương thức lãnh đạo, điều hành, quản lý, quy trình làm việc, văn hóa công ty…


Chuyển đổi số không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, y học, khoa học, truyền thông đại chúng v.v…


Chuyển đổi số khác với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính; số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số. Trong khi đó, chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Như vậy, có thể xem “Số hóa”như một phần của quá trình Chuyển đổi số.


Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ich cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp từ điều hành, quản lý đến nghiên cứu kinh doanh…Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí sản xuất, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định chính xác và nhanh chóng hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời, tối ưu hóa được năng suất lao động,…góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


Chuyển đổi số có các nội dung chính phải thực hiện: Chuyển đổi nền kinh tế số, gọi tắt là Kinh tế số; chuyển đổi số xã hội, gọi tắt là Xã hội số; chuyển đổi trong cơ quan Chính phủ, gọi tẳt là Chính phủ số; chuyển đổi trong một số ngành trọng điểm như: Nông nghiệp, Giao thông, Điện lực, Du lịch v.v…để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển hạ tầng số, lực lượng lao động có kỹ năng số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu công nghệ số; xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm môi trường an toàn, độ tin cậy cao, thúc đẩy chuyển đổi số.


Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án lên Thủ tướng trong năm 2019.


Từ nhiệm kỳ 2016 – 2021, Chính phủ nước ta đã tiến hành phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Chính quyền số… Qua đó, việc quản lý công của cơ quan Nhà nước nói chung được thuận lợi, hiệu quả hơn.


Các mô hình chuyển đổi số đã tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội, thay đổi cơ bản mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đã thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình hiện nay của nền kinh tế số đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp với mô hình truyền thống phải có sự đổi mới mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.


Tổng công ty Viễn thông Mobifone với tư duy năng động, tự tin chèo lái con tàu chuyển đổi số với mục tiêu tham vọng: Doanh nghiệp số hàng đầu. Những nỗ lực triển khai chuyển đổi số của Mobifone đã được ghi nhận với những giải thưởng, danh hiệu của nhiều tổ chức uy tín: Top 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam ba năm liên tiếp 2019 – 2021; Top 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2018. Nhiều sản phẩm đạt giải thưởng Sao Khuê ba năm liên tiếp 2019 – 2021… Năm năm tới, Mobiphone quyết tâm sẽ chủ động chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp số hàng đầu của Việt Nam.


Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thời gian qua được xếp hạng chuyển đổi số thành công nhất với quyết tâm “khán giả ở đâu, VTV ở đó, khán giả xem bằng hình thức nào, VTV cung cấp hình thức đó”.


Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của Sở Thông tin và Truyền thông, đã triển khai giải pháp chuyển đổi số cho cả quy trình xác nhận FO và quy trình xác nhận hoàn thành cách ly tại nhà. Khi đã chuyển đổi số, việc cấp quyết định cách ly và giấy hoàn thành cách ly y tế trở nên dễ dàng hơn, giảm đáng kể khối lượng công việc cho nhân viên y tế, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người dân; đồng thời giúp việc lưu trử thông tin người bệnh đơn giản và thuận lợi; các ban, ngành cũng dễ dàng giám sát và hỗ trợ các trạm y tế một cách nhanh chóng, kịp thời.


“Chuyển đổi số là xu thế, là tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội cho các nước, các doanh nghiệp vượt lên trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhưng cũng là nguy cơ tụt hậu, bị bỏ lại ngày càng xa đối với ai không quan tâm đến nó”. (1)


Tốc độ chuyển đổi số tại các quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó, châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và các quốc gia châu Á.


Với dân số trên 97 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì trong khu vực Đông Nam Á, với lực lượng lao động trẻ, năng động, có khả năng tiếp cận nhanh chóng công nghệ cao, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là nước có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân và chất lượng phát triển của đất nước.


Nguyễn Xuyến


Chú thích:


(1) Đề án Chuyển đổi số quốc gia.



Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 8
    • Hôm nay: 597
    • Trong tuần: 10 334
    • Tất cả: 13411430
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này