CHỈ SỐ PAPI 2021
Ngày 10 tháng 5 năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2021.
I. TÓM TẮT KẾT QUẢ CHỈ SỐ PAPI CẤP TỈNH NĂM 2021

Ảnh: Quang cảnh hội nghị công bố chỉ số PAPI năm 2021 (Nguồn Internet)
1. Khái quát
Chỉ số PAPI gồm 8 nội dung chỉ số thành phần (1) Sự tham gia của người dân ở cơ sở, (2) Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; (3) Trách nhiệm giải trình với người dân, (4) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; (5) Thủ tục hành chính công; (6) Cung ứng dịch vụ công; (7) Quản trị môi trường; (8) Quản trị điện tử.
Năm 2021, có 60 tỉnh được đánh giá, xếp hạng, còn 3 tỉnh (Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh), năm trước thuộc tốp cao nhất, năm nay không đủ dữ liệu để đánh giá, xếp hạng.
Giá trị trung bình của Papi năm 2021 là 42,407, tăng nhẹ so với năm 2020 (42,105), nhưng điểm cao nhất(48,059), điểm trung vị (42.269) và điểm thấp nhất (37,223), đều giảm đáng kể.
Miền Bắc có nhiều tỉnh thuộc tốp cao nhất, nhưng dẫn đầu là Thừa Thiên Huế, Bình Dương. Tốp thấp nhất chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2020, TP. Hà Nội đứng ở tốp thấp nhất, năm nay vơn lên tốp cao nhất, ngược lại TP Hồ Chí Minh từ tốp trung bình thấp rớt hạng xuống tốp thấp nhất. Kết quả này phản ánh phần nào thực tế tác động nặng nề của giãn cách xã hội toàn phần kéo dài do làn sóng COVID-19 lần thứ tư khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với chính quyền địa phương và sử dụng dịch vụ công ở TP. Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, có sự chênh lệch lớn giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất cấp tỉnh ở chỉ số nội dung ‘Cung ứng dịch vụ công’ trong năm 2021. Điều đáng chú ý là điểm cao nhất và thấp nhất cấp tỉnh năm 2021 đều giảm so với kết quả năm 2020 ở các chỉ số nội dung ‘Tham gia của người dân ở cấp cơ sở’, ‘Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương’ và ‘Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công’.
2. Tiến bộ và những điểm quan ngại qua các chỉ số thành phần
Chỉ số 1: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở
So sánh với năm 2020, 14 tỉnh, thành phố có mức gia tăng về điểm đáng kể, ngược lại có hơn 30 tỉnh, thành phố có mức sụt giảm điểm đáng kể.
Nhiều dự án xây mới hoặc tu sửa công trình công cộng cũng chưa có sự tham gia giám sát. Có sự sụt giảm mạnh về điểm ở nội dung thành phần ‘Đóng góp tự nguyện’ cho các dự án công trình công cộng ở địa phương. Mức độ sẵn sàng đóng góp nói chung của người dân giảm dần, hoặc khả năng huy động đóng góp tự nguyện từ người dân của chính quyền địa phương giảm dần.
Chỉ số nội dung 2: Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương
Tương tự kết quả của những năm trước, các tỉnh các tỉnh phía Bắc có xu hướng đạt điểm cao hơn các tỉnh phía Nam. Các tỉnh đạt điểm dưới mức trung vị tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Chỉ có 13 tỉnh, thành phố có mức cải thiện đáng kể, trong khi có tới 23 tỉnh, thành phố có số điểm sụt giảm đáng kể so với năm 2020. Chưa có địa phương nào được ghi nhận đã có nỗ lực đáng kể trong tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin 2016. Ở hầu hết các tỉnh, thành phố, chỉ có khoảng 20% số người cần thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho biết đã nhận được thông tin họ cần.
Tiếp cận thông tin đất đai của người dân còn rất hạn chế ở tất cả các tỉnh, thành phố trong năm 2021, chỉ có từ 5% đến 30% người trả lời biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2021 tùy theo từng địa phương. Điều đáng khích lệ là chỉ có 1,5% số người được hỏi cho biết hộ gia đình bị thu hồi đất ở vào năm 2021, tỉ lệ người trả lời bị thu hồi đất nông nghiệp giảm từ 5,1% năm 2020 xuống 3,7% năm 2021.
Chỉ số nội dung 3: Trách nhiệm giải trình với người dân
Không có tỉnh, thành phố nào đạt mức cải thiện đáng kể so với kết quả năm 2020. Điểm số của các tỉnh Bến Tre, Cao Bằng, Quảng Bình và Quảng Trị giảm hơn 20% sau hai năm. Trung bình chưa đến 40% người trả lời trên toàn quốc cho biết họ đã gửi đề xuất, khuyến nghị, tố giác tới chính quyền địa phương, song không phải ai cũng hài lòng với kết quả nhận được.
Khi có khúc mắc, người dân có xu hướng tiếp cận cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn hơn đại biểu dân cử của họ ở Hội đồng nhân dân xã/phường/thị trấn. Ở tất cả các tỉnh, thành phố, tỉ lệ người trả lời cho biết họ sẽ giải quyết tranh chấp dân sự ở tòa án địa phương cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ người lựa chọn giải quyết qua các thiết chế phi tòa án, ví dụ như qua các tổ hòa giải.
Chỉ số nội dung 4: Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công
Các tỉnh trong nhóm đạt điểm cao nhất phân bố đều hơn ở phía Bắc và phía Nam. Điểm nội dung thành phần ‘Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công’ vẫn thấp nhất trong bốn nội dung thành phần cấu thành chỉ số nội dung này. Theo phản ánh của người dân, hiện trạng chung chi để có việc làm trong khu vực nhà nước vẫn khá phổ biến ở các địa phương giàu có cũng như còn nghèo. Mối quan hệ thân quen vẫn quan trọng khi muốn xin vào làm việc ở 5 vị trí công chức, viên chức cấp xã/phường/thị ngay cả ở những tỉnh được điểm cao ở chỉ tiêu này như Bình Dương và Thanh Hóa. Tương tự kết quả 2020, Sơn La và Điện Biên vẫn là những tỉnh nơi tình trạng ‘vị thân’ vẫn phổ biến nhất.
Tỉ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi ‘lót tay’ dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố, kể cả ở những tỉnh nghèo như Cao Bằng, Đắk Lắk và Sóc Trăng. Tỉ lệ người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện công tuyến huyện cho biết họ đã phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn dao động từ 40% đến 80% cũng ở khoảng 40 tỉnh, thành phố.
Chỉ số nội dung 5: Thủ tục hành chính công
Năm 2021 các tỉnh, thành phố trong nhóm dẫn đầu phân bố khá đều trên toàn quốc. Tuy nhiên, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ dường như tụt lại phía sau, tương tự kết quả năm 2020. Thủ tục và dịch vụ hành chính công liên quan đến giấy CNQSD đất đã tốt hơn ở một số nơi, nhưng vẫn còn nhiều nhiêu khê hơn so với thủ tục và dịch vụ hành chính khác. Kết quả đánh giá chất lượng của dịch vụ hành chính về cấp mới và cấp đổi giấy CNQSD đất cho thấy người làm thủ tục ở hầu hết các tỉnh, thành phố có trải nghiệm trung bình tương đối như nhau, ngoại trừ Sơn La nơi người sử dụng dịch vụ này đánh giá thấp ở cả bốn tiêu chí (phí được niêm yết công khai, nhân viên thạo việc, nhân viên ứng xử tốt và trả kết quả như lịch hẹn). Chậm trễ trong trả kết quả là điểm yếu nhất trong xử lý hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho người dân ở phần lớn các tỉnh, thành phố.
Chỉ số nội dung 6: Cung ứng dịch vụ công
Bệnh viện công huyện, quận, thành phố ở tất cả các tỉnh, thành phố cần cải thiện ở tất cả 10 tiêu chí đánh giá. Có tới 50 tỉnh, thành phố đạt điểm số năm 2021 cao hơn đáng kể so với điểm chỉ số nội dung này của năm 2020. Điện Biên là tỉnh duy nhất giảm điểm đáng kể. Nhưng nhiều nơi dân vẫn phàn nàn về việc phải dùng chung giường bệnh, nhà vệ sinh không sạch sẽ, và thời gian chờ đợi đến lượt được khám bệnh còn dài.
Tất cả các tỉnh, thành phố cần cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng của trường tiểu học công lập. Trong năm của đại dịch COVID-19 thứ hai, có tới 60% số người trả lời cho biết trường học của con em họ được trang bị để học sinh và giáo viên học tập trực tuyến. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở phần lớn các tỉnh miền núi và tỉnh còn nghèo thấp hơn so với các tỉnh, thành phố khác.
Chỉ số nội dung 7: Quản trị môi trường
Chỉ số quản trị môi trường có sự khác biệt khá rõ giữa 7 vùng kinh tế: các tỉnh ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đông Bắc có số tỉnh đạt điểm thấp nhiều hơn so với các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm của mối quan ngại về môi trường vẫn là khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ nơi tập trung nhiều tỉnh, thành phố phát triển công nghiệp bên cạnh khu vực Tây Nguyên.
Đánh giá về sự nghiêm túc của chính quyền địa phương trong bảo vệ môi trường, chưa đến 75% số người trả lời ở tất cả các tỉnh, thành phố cho biết doanh nghiệp hoạt động ở địa phương họ sinh sống không phải ‘chung chi’ với chính quyền để trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Có nghĩa còn hơn 25% số người trả lời cho rằng chính quyền địa phương cần nghiêm túc hơn trong việc yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Chỉ số nội dung 8: Quản trị điện tử
Trong số các địa phương trong nhóm dẫn đầu có ba thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Khoảng 30 tỉnh, thành phố có một số cải thiện so với năm 2020. Các tỉnh đạt điểm thấp tập trung ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu. Vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa tỉ lệ người dân sử dụng internet và tỉ lệ người dùng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương. Chỉ có 3,5% số người được hỏi trên toàn quốc cho biết họ đã sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia trong năm 2021, tương đương với tỉ lệ năm 2020. Trong số đó, có tới 61% dùng cho việc tìm hiểu thông tin về thủ tục hành chính, và chỉ có 27% dùng để làm thủ tục hành chính trực tuyến cho gia đình hoặc cá nhân.
3. Xếp hạng chỉ số Papi các tỉnh
TT |
Tỉnh |
Papi |
TT |
Tỉnh |
Papi |
TT |
Tỉnh |
Papi |
|
Tốp cao nhất |
22. |
Hà Nam |
43.285 |
44. |
Đồng Nai |
40.953 |
|
1. |
TT-Huế |
48.059 |
23. |
Vĩnh Phúc |
42.824 |
45. |
Phú Yên |
40.721 |
|
2. |
B. Dương |
47.178 |
24. |
Hà Giang |
42.802 |
Tốp thấp nhất |
3. |
T.Hóa |
47.102 |
25. |
Hải Dương |
42.691 |
46. |
TP HCM |
40.677 |
|
4. |
Lạng Sơn |
45.838 |
26. |
Đà Nẵng |
42.557 |
47. |
BRVT |
40.615 |
|
5. |
Hưng Yên |
45.366 |
27. |
ĐồngTháp |
42.432 |
48. |
Bình Phước |
40.394 |
|
6. |
Phú Thọ |
45.343 |
28. |
Quảng Trị |
42.393 |
49. |
Lào Cai |
40.151 |
|
7. |
Hà Tĩnh |
45.136 |
29. |
Yên Bái |
42.354 |
50. |
Sơn La |
40.142 |
|
8. |
Ninh Bình |
44.683 |
30. |
Lai Châu |
42.336 |
51. |
Đắk Nông |
40.044 |
|
9. |
Hà Nội |
44.447 |
Tốp trung bình thấp |
52. |
Sóc Trăng |
40.036 |
|
10. |
Thái Bình |
44.442 |
31. |
Tây Ninh |
42.203 |
53. |
Gia Lai |
39.950 |
|
11. |
Bạc Liêu |
44.327 |
32. |
An Giang |
42.202 |
54. |
Kon Tum |
39.895 |
|
12. |
B.Thuận |
44.151 |
33. |
Hậu Giang |
42.164 |
55. |
Trà Vinh |
39.812 |
|
13. |
Hải Phòng |
44.005 |
34. |
Bắc Kạn |
42.153 |
56. |
Bến Tre |
39.589 |
|
14. |
N. Thuận |
43.830 |
35. |
Quảng Nam |
42.106 |
57. |
Kiên Giang |
39.523 |
|
15. |
Nghệ An |
43.821 |
36. |
Long An |
42.105 |
58. |
Cao Bằng |
39.191 |
|
Tốp trung bình cao |
37. |
Bình Định |
41.944 |
59. |
Tiền Giang |
39.090 |
|
16. |
Nam Định |
43.813 |
38. |
Vĩnh Long |
41.833 |
60. |
Điện Biên |
37.223 |
|
17. |
Quảng Bình |
43.564 |
39. |
Cà Mau |
41.770 |
|
Cao nhất |
48.059 |
|
18. |
Lâm Đồng |
43.539 |
40. |
Khánh Hòa |
41.689 |
|
Trung vị |
42.269 |
|
19. |
Hòa Bình |
43.481 |
41. |
Đắk Lắk |
41.524 |
|
Thấp nhất |
37.223 |
|
20. |
Tuyên Quang |
43.402 |
42. |
Cần Thơ |
41.230 |
|
21. |
Thái Nguyên |
43.362 |
43. |
Quảng Ngãi |
40.980 |
|
Ghi chú: PAPI không có trọng số, tối đa 80 điểm. Báo cáo PAPI dùng dấu chấm”.”, được hiểu là dấu”,” để phân biệt hàng số nguyên và số thập phân. 03 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh không đủ dữ liệu để đánh giá, xếp hạng. Màu dùng để xếp hạng các tốp theo màu chuẩn của báo cáo PAPI.
II. PAPI 2021 CỦA TỈNH SƠN LA
1. Tóm tắt
Chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2021 được 40,14 điểm, giảm 2,01 điểm so với năm 2020, thuộc nhóm 15 tỉnh/thành phố đạt điểm thấp nhất, đứng thứ 50/60 tỉnh, thành phố xếp hạng, thụt hạng 5 bậc so với năm 2020.
Năm |
Papi |
Tham gia của người dân |
Công khai minh bạch |
Trách nhiệm giải trình |
Kiểm soát tham nhũng |
Thủ tục HC công |
Cung ứng DV công |
Quản trị môi trường |
Quản trị điện tử |
|
I. Sơn La |
Năm 2020 |
42.154 |
4.815 |
5.351 |
4.999 |
6.919 |
7.358 |
6.539 |
3.748 |
2.344 |
|
Năm 2021 |
40.142 |
4.798 |
4.698 |
4.079 |
6.320 |
6.906 |
7.334 |
3.806 |
2.200 |
|
II. Cả nước năm 2021 |
Cao nhất |
48.059 |
5.855 |
6.251 |
4.722 |
8.146 |
7.765 |
8.464 |
4.726 |
3.606 |
|
Trung vị |
42.269 |
4.738 |
5.140 |
4.297 |
6.808 |
7.146 |
7.765 |
3.575 |
2.840 |
|
Thấp nhất |
37.223 |
3.799 |
4.198 |
3.838 |
5.418 |
6.642 |
6.356 |
2.853 |
2.012 |
|
Ghi chú: |
Cao Nhất |
TB cao |
TB thấp |
Thấp nhất |
Các chỉ số thành phần có 01 chỉ số nội dung thuộc nhóm đạt điểm cao nhất (Quản trị môi trường); 01 chỉ số nội dung thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao (Tham gia của người dân ở cấp cơ sở); 06 chỉ số nội dung thuộc nhóm đạt điểm thấp nhất (ứng dịch vụ công, quản trị điện tử, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công). So với năm 2020, có 11/28 tiểu chỉ số thành phần tăng điểm, 17/28 tiểu chỉ số thành phần giảm điểm. Tất cả các chỉ số thành phần đều thấp hơn điểm trung vị cả nước, 07 chỉ số cao hơn điểm thấp nhất, 01 chỉ số ngang bằng điểm thấp nhất.
2. Sơn La trong vùng TD&MNPB
TT |
Tỉnh |
Papi |
TT |
Tỉnh |
Papi |
TT |
Tỉnh |
Papi |
Tốp cao Nhất |
24/6 |
Hà Giang |
42.802 |
50/11 |
Sơn La |
40.142 |
4/1 |
Lạng Sơn |
45.838 |
29/7 |
Yên Bái |
42.354 |
58/12 |
Cao Bằng |
39.191 |
6/2 |
Phú Thọ |
45.343 |
30/8 |
Lai Châu |
42.336 |
60/13 |
Điện Biên |
37.223 |
Tốp trung bình cao |
Tốp trung bình thấp |
|
|
19/3 |
Hòa Bình |
43. 481 |
34/8 |
Bắc Cạn |
42,153 |
|
|
20/4 |
T. Quang |
43.420 |
Tốp thấp nhất |
|
|
21/5 |
T. Nguyên |
43.362 |
49/10 |
Lào Cai |
40.151 |
|
|
Năm 2020, vùng TD&MNPB có 14 tỉnh xếp hạng, 4 tỉnh thuộc tốp cao nhất, 4 tỉnh thuộc tốp trung bình cao, 4 tỉnh thuộc tốp trung bình thấp, 2 tỉnh thuộc tốp thấp nhất. Năm 2021 có 13 tỉnh xếp hạng, Tốp cao nhất giảm còn 2 tỉnh, Tốp trung bình cao tăng lên 5 tỉnh, Tốp trung bình thấp giảm còn 1 tỉnh, Tốp thấp nhất tăng lên 4 tỉnh. Sơn La năm 2020 đứng thứ 12/14, năm 2021 đứng thứ 11/13.
Phan Đức Ngữ
(Nguồn: Báo cáo PAPI năm 2020, 2021, papi.org.vn)