No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Bản lĩnh chính trị của Đảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Lượt xem: 150

Bản lĩnh chính trị của Đảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam



Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đây là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở để dẫn tới những thắng lợi oanh liệt, những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Hơn 90 năm qua, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội có lúc quanh co, phức tạp, nhưng Đảng luôn vượt lên mọi khó khăn, thử thách để lãnh đạo giành mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được trong những năm qua, đã chứng minh bản lĩnh chính trị của Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những thành quả vĩ đại ấy đã thể hiện sứ mệnh lãnh đạo của Đảng và bản lĩnh chính trị của Đảng đã được hình thành, tôi luyện và thử thách trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Bản lĩnh chính trị của Đảng là sự vững vàng, kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn trên cơ sở nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quy luật khách quan, nắm vững và trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị của Đảng chính là sự kiên định với mục tiêu, lý tưởng ĐLDT và CNXH; kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng... đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở những quyết định đúng đắn, kịp thời, phù hợp yêu cầu của thực tiễn, nhất là ở trong những thời khắc có ý nghĩa bước ngoặt. Đó chính là sự vững vàng, kiên định, chủ động trong cả suy nghĩ và hành động trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống như V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Chỉ giai cấp nào đi theo con đường của mình mà không do dự, không chán nản và không sa vào tuyệt vọng trong những bước ngoặt khó khăn nhất, gay go nhất và nguy hiểm nhất, thì mới có thể lãnh đạo được những quần chúng lao động và bị bóc lột.” (1)




Thực tiễn đã khẳng định, trong suốt hành trình 91 năm xây dựng, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu ĐLDT và CNXH; Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh và luôn coi trọng việc rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đó là những yếu tố rất quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng trong mọi hoàn cảnh, thời điểm, giai đoạn cách mạng. Bản lĩnh chính trị của Đảng được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh chính trị kiên định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là ĐLDT gắn liền với CNXH.

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng đã dứt khoát lựa chọn con đường cách mạng vô sản, xác định mục tiêu chiến lược của cách mạnh Việt Nam là ĐLDT gắn liền với CNXH. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng trải qua nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng ta vẫn kiên định không xa rời mục tiêu ấy.


Giai đoạn 1930 - 1945: Đảng lãnh đạo của nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đỉnh cao là cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, thắng lợi vĩ đại này của dân tộc Việt Nam đã đưa nước ta bước sang một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Giai đoạn 1945 - 1954: Đảng lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi năm 1954. Mục tiêu của giai đoạn này là tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, cụ thể hóa tư tưởng của Hồ Chí Minh về ĐLDT gắn liền với CNXH. Giai đoạn 1954 - 1975: Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo trên cả nước, Đảng cùng với nhân dân đấu tranh kiên cường với ý chí: không có gì quý hơn độc lập tự do. Đảng lãnh đạo đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Trong giai đoạn này chiến tranh ác liệt, khó khăn thách thức tưởng chừng không thể vượt qua được nhưng Đảng ta vẫn thể hiện bản lĩnh chính trị kiên định thực hiện gữi vững mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH.


Đại hội VI (12/1986) Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện

 

Giai đoạn 1979 - 1986, đất nước ta bị lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đảng ta với bản lĩnh chính trị vững vàng, dám nhìn thẳng vào sự thật, chủ động đổi mới tư duy, kiên định lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội VI (1986) Đảng đề ra nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới. Những nguyên tắc này thể hiện sự vững vàng, bản lĩnh chính trị và sự nhạy cảm chính trị của Đảng trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới. Cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi công cuộc đổi mới đất nước đạt được một số kết quả bước đầu, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì đúng lúc CNXH hiện thực sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam. Đó là cuộc biến động chính trị dữ dội, một thách thức nặng nề đối với con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đại hội VII (1991) khẳng định kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng và Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng đã bình tĩnh và kiên quyết lãnh đạo nhân dân gữi vững ổn định chính trị, vượt qua những khó khăn, thử thách do sự sụp đổ của CNXH ở nhiều nước gây ra.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu, lý tưởng mà còn là động lực của cách mạng Việt Nam, là nguyên tắc chỉ đạo tiến trình cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta kiên định, quán triệt trong Cương lĩnh, đường lối, chủ trương trong mọi giai đoạn cách mạng. Đảng ta có được bản lĩnh chính trị vững vàng bởi trong mọi hoàn cảnh Đảng luôn vững tin vào sự đúng đắn, tính khoa học, tinh thần bách chiến, bách thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng XHCN đang từng bước được hiện thực hóa trong mọi mặt đời sống xã hội.

Thứ hai, Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; công khai thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa


Hội nghị lần thứ mười BCH TW Đảng khóa II (9/1956) kiểm điểm sai lầm về cải cách ruộng đất


 


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã có những lúc phạm sai lầm khuyết điểm và Đảng đã dũng cảm, kịp thời chỉ rõ những hạn chế khiếm khuyết và tích cực sửa chữa khuyết điểm. Nhiệm vụ tự phê bình và phê bình trong Đảng đó là một quy luật trong xây dựng và phát triển của Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính(2). Đảng có khuyết điểm “tả khuynh” trong chủ trương thanh Đảng ở Xứ ủy Trung Kỳ năm 1931. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phấmTự chỉ trích (1939) nêu rõ những khuyết điểm của Đảng và đề ra các biện pháp sửa chữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩmSửa đổi lối làm việc, Người có bài viếtNâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong các tác phẩm ấy đã phản ánh tinh thần phê và tự phê của Đảng trong mọi hoàn cảnh. Năm 1956, Đảng đã tự phê bình nghiêm túc về sai lầm trong triển khai thực hiện cải cách ruộng đất, kịp thời sửa sai có hiệu quảtại Hội nghị tháng 10/1956.Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, đất nước lâm vàocuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, mà một trong những nguyên nhân là do “những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”; những sai lầm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội, trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.


Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa XII về công tác xây dựng Đảng



Bằng trí tuệ, bản lĩnh chính trị của mình, Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nhận rõ những khuyết điểm trong lãnh đạo xây dựng CNXH, nhất là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, quyết tâm đổi mới tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng đã nhiều lần tự phê bình, nêu rõ những nguy cơ, thách thức mới. Đặc biệt là trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (2012), khóa XII (2016) và khóa XIII (2021) Đảng đã thẳng thắn nêu rõ sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trung ương chỉ rõ: “công tác xây dựng đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những hạn chế yếu kém kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” (3). Đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong nhiệm kỳ XII Đảng ta lãnh, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện với quyết tâm chính trị rất cao “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ chức Đảng và 69.600 đảng viên(4). Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến tham nhũng, trong đó có hơn 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu (5). Với bản lĩnh kiên định của Đảng, chúng ta tin tưởng rằng Đảng ta sẽ sửa chữa thành công những yếu kém và khuyết điểm để tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh vững bước đi lên xây dựng CNXH.

Thứ ba,Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở sự chủ động, bình tĩnh, tự tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong mọi giai đoạn cách mạng

Nhìn lại lịch sử cách mạng của Đảng và dân tộc ta đã phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nặng nề, hy sinh mất mát to lớn. Chẳng hạn trong phong trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh(1930-1931) , khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940) bị địch đàn áp đẫm máu. Sau Cách mạng tháng 8/1945, chính quyền cách mạng phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, đất nước đứng trước thách thức sống còn, tình thế “ngàn cân treo đầu sợi tóc”, nhưng với lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn quân và toàn dân dưới sự lãnh đạo của một Đảng trí tuệ, bản lĩnh kiên quyết, Đảng đã lãnh đạo nhân dân bảo vệ được chính quyền cách mạng.Đảng và Bác Hồ chủ trương “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững điều cốt lõi nhất là nền độc lập, tự do của dân tộc. Với bản lĩnh và uy tín chính trị của mình, Đảng đã có những quyết sách sáng suốt, kịp thời lãnh đạo từng bước diệt “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, đưa cách mạng nước ta vượt qua giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”. Thời kỳ (1954-1975), Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN, chưa có tiền lệ chồng chất những khó khăn, thách thức nhưng Đảng đã lãnh đạo hoàn thành xuất sắc đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược.

Năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc lại đứng trước thách thức mới. Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Khó khăn và thách thức mới khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 1979 – 1986. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức lợi dụng tình hình để xuyên tạc, kích động, chống phá chủ trương của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Cuối năm 1991, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu làm ảnh hưởng, tác động đến vai trò lãnh đạo của Đảng, một phận cán bộ, đảng viên hoang mang, mất niềm tin vào chế độ.

Đứng trước những khó khăn, thách thức của từng thời điểm cách mạng, Đảng ta chủ động, bình tĩnh, tự tin lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn có lúc tưởng chừng không thể vượt qua nổi, nhưng với trí tuệ, kinh nghiệm, bản lĩnh và năng lực tổ chức thực tiễn từng bước đưa cách mạng và đất nước vượt qua thách thức, khó khăn để giành thắng lợi. Đó chính là phẩm chất, bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, được tôi luyện trong thực tiễn, bản lĩnh của Đảng gắn liền với trí tuệ và trách nhiệm cao đối với đất nước, dân tộc.

Thứ tư,Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; tinh thần đấu tranh để bảo vệ lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.

Từ thực tiễn của cách mạng, Đảng ta đã không ngừng nghiên cứu, nắm vững bản chất khoa học, cách mạng, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đó là minh chứng sống động và thuyết phục, khẳng định tính đúng đắn của Đảng trong việc lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90, chủ nghĩa xét lại và cơ hội một lần nữa gây ảnh hưởng xấu, tổn thất lớn trong các nước XHCN. Vẫn thủ đoạn phủ định và coi chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời để xóa bỏ con đường XHCN, phá hoại nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng để phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản. Với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã sớm nhận thấy những diễn biến tiêu cực của các Đảng và các nước xã hội chủ nghĩa, nên đã chủ động phòng ngừa những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. Đại hội VII (6/1991) của Đảng đã khẳng định dứt khoát con đường XHCN và Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.

Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trước tình hình đó, Đảng đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch đó là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ con đường đi lên CNXH là nhiệm vụ quan trọng để những nội dung, quan điểm của học thuyết Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có thêm sức sống mới, được hiện thực hóa, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong những năm tới, để lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn hơn Đảng ta tiếp tục khẳng định và kiên định con đường XHCN, vì “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử 6). Quá trình xây dựng CNXH ở nước ta còn lâu dài và gian truân với nhiều khó khăn, nguy cơ và thách thức đặt ra. Có nguy cơ từ bên ngoài (các thế lực thù địch), đồng thời có nguy cơ nảy sinh từ bên trong (nguy cơ chệch hướng XHCN, sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên; quốc phòng, an ninh vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn định, đặc biệt là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ). Các nguy cơ đó tiếp tục thử thách đối với bản lĩnh chính trị của Đảng ta. Để tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, Đảng cần quan tâm xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nghiêm túc nhìn nhận và kiên quyết đấu tranh với những tồn tại, hạn chế trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, kiên quyết đấu tranh với nhưng biểu hiện tiêu cực trong Đảng; cần tăng cường khối đoàn kết trong Đảng và khối đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của một Đảng trí tuệ, bản lĩnh, nghị lực, quyết tâm, chân chính cách mạng, đạo đức, văn minh và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, chúng ta có cơ sở để tin tưởng chắc chắn rằng đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới, cùng tiến bước và sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện xây dựng thành công CNXH.

Đảng Cộng sản Việt Nam với bản lĩnh đã được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, nhất định Đảng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn và làm tốt sứ mệnh lịch sử mà dân tộc và nhân dân giao phó. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới lại một lần nữa chứng minh bản lĩnh chính trị của Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền tự hào và tin tưởng rằng với bản lĩnh chính trị vững vàng của một Đảng cách mạng, lại được nhân dân ủng hộ, nhất định Đảng ta sẽ vững tay chèo đưa dân tộc Việt Nam đến đích cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội./.

Bùi Thị Hậu - Trường Chính trị tỉnh Sơn La

Chú thích:

(1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,1980, t.43, tr.349.

(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t5, tr 301

(3) ĐCSVN:Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, BCH TW khóa XI, H, 2012, tr 21,22

(4) ĐCSVN:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, H, 2021, t2, tr 288

(5) ĐCSVN:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, H, 2021, t2, tr 208

(6) ĐCSVN:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, H, 2011, tr 70

 

 
Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 16
    • Hôm nay: 589
    • Trong tuần: 10 286
    • Tất cả: 13412513
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này