No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Một cách truyền thông khoa học mới mẻ và hấp dẫn
Lượt xem: 2486

Một cách truyền thông khoa học mới mẻ và hấp dẫn


Theo tiasang.com.vn đăng ngày 26/12/2016 14:18-

Facebook và website có tên khá kỳ quặc I fucking love science (IFLS) do Elise Andrew sáng lập có sức hút hàng chục triệu người theo dõi nhờ vào cách truyền thông khoa học mới mẻ.




Những hạt cát biển phóng đại 250 lần đăng trên facebook IFLS.

“Vượt mặt” nhiều tờ báo khoa học

Theo thống kê của tờ The Columbia Journalism review, lượt người theo dõi các nội dung khoa học trên facebook của IFLS còn lớn gấp nhiều lần các trang tin khoa học lâu đời nổi tiếng thế giới. Chỉ sau hai năm thành lập, vào năm 2014, Facebook của IFLS có 18 triệu lượt người theo dõi, lớn hơn tổng lượng người theo dõi của tất cả các trang Popular Science (2,7 triệu người), Discover (2,7 triệu người), Scientific American (1,9 triệu người) và New York Times (8 triệu) cộng lại. Những người làm truyền thông khoa học nổi tiếng như Neil deGrasse Tyson (1,8 triệu người theo dõi) và Bill Nye (3,2 triệu người theo dõi) cũng là fan của trang IFLS. Thậm chí, các buổi nói chuyện khoa học thường thức do Andrew làm diễn giả ở New York hay Sydney thường hết vé vào cửa chỉ sau vài chục phút hoặc… năm phút bán vé.

Không giống như bất kỳ một kênh truyền thông nào khác, Andrew xây dựng “đế chế IFLS” gồm một website riêng, một trang facebook với 25 triệu lượt người theo dõi mà không nhận được sự hỗ trợ của bất kỳ một phương tiện truyền thông chính thống nào, Andrew còn hiếm khi tiếp xúc với giới truyền thông. Vậy, điều gì đã đem lại sức hút mạnh mẽ như vậy ở một trang tin khoa học cho đại chúng?

"Quyến rũ” công chúng bằng phương pháp trực quan sinh động

Một tấm ảnh của IFLS chụp những hạt cát biển phóng đại lên 250 lần trông như các tác phẩm điêu khắc hay những bóng đèn bằng gốm đủ sắc màu rực rỡ như cam, be, đỏ mận… được gần 91.000 lượt chia sẻ trên facebook. Một bức ảnh khác chụp mặt trời chỉ như một dấu chấm trong thiên hà với dòng chú thích lấp lửng: “Chỉ … là một trong một tỉ” hoặc bức ảnh những chú rái cá ngủ và nắm tay nhau rất dễ thương với chú thích: “rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ để không bị trôi dạt cách xa nhau” … được hàng chục nghìn lượt chia sẻ, hàng nghìn lượt bình luận bày tỏ sự thích thú. IFLS còn có những video hấp dẫn như học sinh hát bài về lý thuyết dây trên nền nhạc của bài Bohemian Rhapsody… Mặt khác, trong khi các báo đăng tin tức khoa học theo cách “truyền thống” thường có xu hướng tập trung vào những gì được coi là “quan trọng” và “đáng đưa tin”, thì IFLS lại tìm những điểm thú vị nhất về các nghiên cứu khoa học và đăng tải nó lên và thu hút người đọc, sau đó mới dẫn dắt họ khám phá tiếp các thông tin nền tảng của các nghiên cứu. Chính vì thế, ngay sau khi thành lập, lượng người theo dõi IFLS tăng lên khoảng 15.000 người mỗi ngày.

Một điều bất ngờ với tất cả những người hâm mộ IFLS là, Andrew, mới chỉ là một cô sinh viên 22 tuổi, đang học ngành sinh học ở Đại học Sheffield, Anh và có kinh nghiệm báo chí bằng không khi bắt đầu sáng lập IFLS vào năm 2012. Cô cũng chia sẻ mong muốn “được thấy các nhà khoa học tương tác trực tiếp với công chúng” hơn là phải nhận các thông tin khoa học thông qua những người đưa tin là giới truyền thông.

Mặc dù từng lên tiếng chỉ trích IFLS về việc sử dụng một số ảnh khoa học không dẫn nguồn, nhưng Alex Wild, nhà sinh vật học kiêm nhiếp ảnh gia đã viết trên trang Scientific American rằng Andrew xứng đáng là một “người hùng” trong tiếp cận và mang khoa học đến cộng đồng. “Các bài đăng [trên facebook IFLS] của cô thực sự chuyên nghiệp bởi luôn được kiểm tra chéo chứ không phải là những thông tin ngụy khoa học”, Wild nói.

Bảo Nhưtổng hợp

TheoTheguardianThe Columbia Journalism review.

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 17
    • Hôm nay: 199
    • Trong tuần: 9 684
    • Tất cả: 13408176
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này