No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Kinh nghiệm đổi mới sáng tạo của Trung Quốc
Lượt xem: 771
anh tin bai

KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC

Chúng ta có thể học được gì từ cách Bắc Kinh đầu tư vào công nghệ?

Trong nhiều thập kỷ, người Mỹ thường chế nhạo Trung Quốc là một quốc gia chuyên bắt chước không có khả năng sáng tạo, chứ chưa nói đến có năng lực đổi mới mang tính đột phá. Kiểu quản lý kế hoạch hóa tập trung được cho là hoàn toàn không phù hợp với những ý tưởng mới. Nhiều người tin rằng tiến bộ công nghệ nhanh chóng đòi hỏi kiểu tư duy không sợ hãi, “phá cách”

Tuy nhiên, trong những năm qua, thái độ này đã thay đổi và mọi sự tự mãn về ưu thế công nghệ của Mỹ cũng đang dần tan biến. Các chuyên mục kinh doanh trên nhiều tờ báo uy tín trước đây chạy bài với quan điểm chê bai Trung Quốc dường như không có khả năng đổi mới sáng tạo thì giờ đây nhường chỗ cho các bài xã luận cảnh báo rằng Trung Quốc đã sẵn sàng vượt qua Mỹ ở các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo và 5G. Các nhà hoạch định chính sách ở Washington, những người từ lâu đã phó thác lĩnh vực công nghệ cho Silicon Valley, hiện lại đang chạy đua để tìm cách tăng cường năng lực công nghệ của Mỹ và chống lại sự tiến bộ của Trung Quốc

Những lý giải thông thường về sự trỗi dậy của Trung Quốc thường tập trung nhiều vào phân tích năng lực vi phạm tài sản trí tuệ của Trung Quốc. Mặc dù đúng là việc vi phạm này đã đóng một vai trò nào đó, cho phép các nhà sản xuất Trung Quốc bắt chước các sản phẩm cụ thể, nhưng sẽ quá là phiến diện nếu cho rằng chỉ riêng hành vi vi phạm tài sản trí tuệ đã đủ giải thích cho mức độ tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc. Trên thực tế, quan niệm sai lầm đó khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin rằng tất cả những gì cần thiết để duy trì lợi thế công nghệ của Mỹ là cắt đứt khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công nghệ mới nổi. Thực tế, nguồn gốc của sự thành công trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều và thành công phần nào từ cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc đầy tham vọng nhìn nhận sự đổi mới sáng tạo và phạm vi các công cụ có sẵn để khuyến khích nó.

Sự can thiệp của Nhà nước

Bất kỳ sự đổi mới sáng tạo nào của Trung Quốc đều là sản phẩm của tư duy sáng tạo của các nhà công nghệ giỏi và chăm chỉ. Ở cấp độ vi mô, những quy trình đổi mới này ở Trung Quốc giống như ở mọi nơi khác. Nhưng việc giải thích sự trỗi dậy công nghệ của Trung Quốc ở cấp độ vĩ mô đòi hỏi phải hiểu các bước mà chính phủ Trung Quốc đã thực hiện để khuyến khích sự phát triển của một trong những hệ sinh thái đổi mới năng động nhất thế giới.

Theo quan điểm của Trung Quốc, đổi mới sáng tạo không phải là một nỗ lực tế nhị hay bí ẩn mà chỉ những người đặc biệt mới có thể thực hiện được, và nó chắc chắn không phải là thứ cần phải được cách li khỏi sự can thiệp của chính phủ. Thay vào đó, đổi mới được xem như một quá trình kinh tế và xã hội, một quá trình có thể được hướng dẫn và thúc đẩy với sự kết hợp phù hợp của các nguồn lực vật chất và cách giải quyết hành chính. Mặc dù cách tiếp cận của Trung Quốc mâu thuẫn với những giả định sâu xa của Silicon Valley về sự cần thiết của thị trường tự do nhưng cách tiếp cận của Trung Quốc đã mang lại nhiều tiến bộ công nghệ và thành công thương mại hơn hầu hết các chuyên gia Mỹ có thể tưởng tượng được. Ở Trung Quốc, quá trình đó bao gồm ba bước quan trọng.

Bước đầu tiên của quá trình này, diễn ra từ năm 2000 đến năm 2010, là quá trình Trung Quốc tạo ra một thị trường bán bảo hộ rộng lớn. Việc nuôi dưỡng một hệ sinh thái đổi mới non trẻ đòi hỏi các thị trường phải đủ sinh lợi để thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng nó cũng cần được bảo vệ ở một mức độ nào đó để các công ty khởi nghiệp lâu đời của Silicon Valley không tham gia và lôi kéo các công ty khởi nghiệp địa phương trước khi những công ty này “cất cánh”. Trung Quốc đạt được sự cân bằng này bằng cách kết hợp nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế chóng mặt với việc tạo ra Vạn lý trường thành trên mạng (Tường lửa), ngăn chặn quyền truy cập vào các nền tảng trực tuyến hàng đầu của nước ngoài như Facebook và Google.

anh tin bai

Triển vọng giành được thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc đã thu hút các khoản vốn đầu tư khổng lồ từ nước ngoài và thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng Tường lửa cũng cho phép các công ty khởi nghiệp địa phương có cơ hội chiến đấu chống lại các đối thủ nước ngoài của họ.

Điều quan trọng là, Tường lửa không bao giờ là một tảng đá vững chắc. Trong hầu hết hai thập kỷ qua, Tường lửa luôn có một phần nào đó hơi “xốp”, giúp cách ly thị trường Trung Quốc khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài nhưng không bao giờ cô lập hoàn toàn nó khỏi những ý tưởng mới. Google, Facebook và Twitter đã cạnh tranh ở Trung Quốc trong nhiều năm trước khi bị chặn.

Các nền tảng tiêu dùng ít nhạy cảm hơn về mặt chính trị như Airbnb, Uber, Amazon và LinkedIn chưa bao giờ bị chặn hoàn toàn; thay vào đó, chúng bị đánh bại bởi các công ty khởi nghiệp địa phương. Tính chất xốp của Tường lửa cho phép các doanh nhân, kỹ sư và nhà khoa học Trung Quốc cập nhật các sản phẩm và xu hướng công nghệ hàng đầu mà không để những sản phẩm đó thống trị thị trường Trung Quốc. Đồng thời, quy mô tuyệt đối của thị trường Trung Quốc đã giúp các công ty công nghệ nước ngoài luôn phải có hành vi tốt nhất khi tương tác với chính phủ Trung Quốc, với hy vọng một ngày nào đó chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép họ tiếp cận với một tỷ khách hàng mới.

anh tin bai

Cộng tác quốc tế

Những mối quan hệ cộng tác quốc tế không thể thiếu đối ở bước thứ hai, và cũng là bước gây tranh cãi nhất, trong quá trình này. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ khoa học và thương mại với các công ty, trường đại học và phòng thí nghiệm hàng đầu của phương Tây - đặc biệt là các công ty của Mỹ. Những thành phần này bao gồm từ các giáo sư tại các trường đại học Mỹ hợp tác với các đồng nghiệp Trung Quốc về nghiên cứu AI công cộng cho đến các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Silicon Valley.

Các nhà phê bình có xu hướng coi những mối quan hệ này là trung gian cho hành vi vi phạm tài sản trí tuệ, cho phép gián điệp Trung Quốc đánh cắp “những viên ngọc quý từ sự đổi mới sáng tạo của Mỹ”, như một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2018 đã nêu. Gián điệp công nghiệp và khoa học đã từng là một vấn đề lớn, nhưng tác động lớn nhất của những mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương này không đến từ việc ăn cắp, mà thay vào đó là đến từ việc học hỏi. Tiếp xúc với các quy trình đổi mới đẳng cấp thế giới đã mang lại cho Trung Quốc nguồn đầu vào trí tuệ - đó là những ý tưởng, phương pháp và mô hình hoạt động hay nhất - mà họ cần để khơi dậy hệ sinh thái công nghệ non trẻ của mình.

Từ khoảng năm 2008, các kỹ sư Trung Quốc từng làm việc tại Google đã bắt đầu quay trở lại Trung Quốc để thành lập các công ty khởi nghiệp của riêng họ, mang theo một số nét văn hóa của Silicon Valley. Các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Trung Quốc bắt đầu hợp tác nhiều hơn với các đồng nghiệp của họ ở nước ngoài, điều này giúp họ có những cách tiếp cận mới. Các công ty công nghệ Trung Quốc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của họ ở Mỹ và Châu Âu, tiếp thu các xu hướng công nghệ mới nhất và điều chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh Trung Quốc. Hầu hết các tương tác này là theo hướng từ dưới lên, được thúc đẩy bởi các nhà công nghệ ở cả hai quốc gia, những người muốn làm việc và học hỏi lẫn nhau. Nhưng chính phủ Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ này. Chính phủ đã thúc đẩy sự hợp tác học thuật nhiều hơn và treo “củ cà rốt tiếp cận thị trường” trước mũi các công ty công nghệ Mỹ, khuyến khích họ mở các trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc.

Tăng cường nguồn lực

Khi các điều kiện thị trường và kết nối quốc tế đã có, Trung Quốc thực hiện bước thứ ba, giải phóng một làn sóng nguồn lực: vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ sư được đào tạo... Theo quan điểm của người Mỹ, khoản đầu tư này có vẻ lãng phí và thậm chí phản tác dụng, vì nó vi phạm giới luật thiêng liêng rằng các chính phủ không bao giờ được chọn người chiến thắng. Tuy nhiên, trên thực tế ở Trung Quốc, nó đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình phổ biến và thương mại hóa công nghệ.

anh tin bai

Chẳng hạn, sáng kiến trí tuệ nhân tạo năm 2017 của chính phủ Trung Quốc đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng: đưa Trung Quốc trở thành trung tâm AI ưu việt của thế giới vào năm 2030. Nhưng tác động lớn nhất của nó là làn sóng thử nghiệm và hoạt động trên suốt bộ máy hành chính và khu vực tư nhân của Trung Quốc. Các chủ tịch tỉnh/thành phố đã xây dựng các chương trình gia tốc startup AI mới, hấp dẫn ở các thành phố của họ. Các quan chức nông nghiệp đã tạo ra các chương trình thử nghiệm cho máy bay không người lái bón phân thông minh. Các bệnh viện công hợp tác với các trường đại học để tạo ra các viện nghiên cứu AI y tế. Và các đồn cảnh sát trên khắp đất nước đã chi rất nhiều tiền để mua công nghệ giám sát.

Xét về mặt cá thể, nhiều dự án trong số này có vẻ lãng phí đến mức nực cười. Các cơ sở ươm tạo khởi nghiệp ở các thị trấn vùng sâu, vùng xa thường trống không trong nhiều năm. Nhưng những nỗ lực phân tán này của chính phủ đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ AI trong khu vực tư nhân, kích thích đầu tư mạo hiểm và hình thành công ty khởi nghiệp thậm chí nhiều hơn. Năm 2018, Trung Quốc chiếm gần một nửa tổng nguồn huy động vốn toàn cầu cho các công ty khởi nghiệp AI, vượt qua Mỹ. Các quỹ này cho phép các công ty và nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm các sản phẩm, tính năng và cách tiếp cận mới, đồng thời tăng cường áp dụng AI trên toàn nền kinh tế.

Bằng cách xây dựng và bảo vệ thị trường của mình trong khi học hỏi từ các hệ sinh thái đổi mới toàn cầu, Trung Quốc cuối cùng đã tăng tốc phát triển các công nghệ quan trọng của riêng mình. Thành công đó không phải là kết quả của một kế hoạch tổng thể được thực hiện hoàn hảo nào đó. Thay vào đó, nó là sản phẩm việc lập kế hoạch thông minh, hoạt động chăm chỉ và một chút may mắn. Ban đầu, Trung Quốc đã xây dựng Tường lửa để bảo vệ môi trường thông tin được kiểm duyệt cao của mình và chỉ sau đó họ mới tính tới những lợi ích của đổi mới sáng tạo. Mặc dù các ý định của Trung Quốc mang tính hỗn hợp và đôi khi tự mâu thuẫn, nhưng kết quả cuối cùng của nó vượt quá mong đợi của hầu hết mọi người./.

Theo Bản tin Startup số 38/2023

 

Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 29
    • Hôm nay: 1561
    • Trong tuần: 29 568
    • Tất cả: 14722427
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này