Năm đầu tiên trao giải thưởng VinFuture
Giải thưởng tôn vinh các nghiên cứu khoa học và các phát minh, sáng chế đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, hướng tới góp phần giải quyết những thách thức chung của nhân loại, bao gồm nhưng không giới hạn: Nâng cao sức khỏe và chất lượng sống, xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, tạo cơ hội được hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ cho mọi người, nước sạch, năng lượng tái tạo, bình đẳng, công bằng, sản xuất và thương mại có trách nhiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu,v.v... |
Tối ngày 20/1, Giải thưởng trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture lần đầu tiên được trao tại Nhà hát lớn, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và trao trao Giải. Cùng dự có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy biênBộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và rất nhiều tên tuổi kiệt xuất, công bố những sáng kiến và phát minh có tác động lên hàng triệu người, thu hút sự chú ý của giới khoa học thế giới đến Việt Nam. VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ (KHCN) thường niên có giá trị lớn trên thế giới được trao bởi Quỹ VinFuture, ra mắt tháng 12/2020. Quỹ do ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân - bà Phạm Thu Hương sáng lập.
Sứ mệnh của Giải thưởng là là cổ vũ và tôn vinh những nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc mang tính ứng dụng cao, kiến tạo môi trường sống bền vững cho các thế hệ tương lai. Đồng thời Giải thưởng cũng góp phần tạo cảm hứng cho đam mê sáng tạo, cống hiến vì nhân loại, góp phần kết nối, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
Tổng giải thưởng trị giá 4,5 triệu USD (trên 100 tỷ VN đồng), Trong đóGiải thưởng chính - trị giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỷ đồng). Đây là một trong những giải thưởng có giá trị lớn nhất trên thế giới.
Ngoài ra, VinFuture còn có03 Giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD (khoảng 11,5 tỷ đồng)dành cho các nhà khoa học nữ; các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu những lĩnh vực mới.
Đây là điểm khác biệt nhân văn của VinFuture trong bối cảnh có rất ít giải thưởng tầm cỡ, giá trị lớn tôn vinh và cổ vũ cho các nhà khoa học ở những "vùng trũng" hoặc phải đối diện với nhiều rào cản trong nghiên cứu khoa học.
Thủ TướngPhạm Minh Chính trao Giải thưởng cao nhất trị giá 3 triệu đô la Mỹ cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada). (Ảnh: PV/Vietnam+).
Đại biểu dự Lễ trao Giải
Ngay từ mùa giải đầu tiên, VinFuture đã thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng các nhà khoa học thế giới với hơn 1.200 đăng ký đến từ 654 trường đại học hàng đầu, 51 Viện Nghiên cứu nổi tiếng, và 42 Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia uy tín toàn cầu.
Giải thưởng đã tiếp nhận 599 dự án tranh giải, trong đó, có gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Các nhà khoa học nữ cũng có sự góp mặt ấn tượng với tỷ lệ 34,3% trong tổng số ứng viên.
Thành viên của Hội đồng Giải Thưởng là các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo uy tíncủa các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới, vớinhững thành tựu được ghi nhận toàn cầu. Như: Giáo sư Sir Richard Henry Friend (Đại học Cambridge): Giải Millennium Vật lý năm 2010; Giáo sư Gérard Mourou (Đại học Bách khoa École Polytechnique): Giải Nobel Vật lý năm 2018; Giáo sư Sir Kostya S. Novoselov (Đại học Manchester): Giải Nobel Vật lý năm 2010; Giáo sư Michael Porter (Đại học Harvard): Cha đẻ học thuyết “chiến lược cạnh tranh toàn cầu”; Giáo sư Leslie Valiant (Đại học Harvard): Giải A.M. Turing năm 2010; Giáo sư Đặng Văn Chí: Giám đốc Khoa học, Viện nghiên cứu ung thư Ludwig, Hoa Kỳ...
Giải thưởng cao nhất trị giá 3 triệu đô la Mỹ năm nay (Cũng là năm đầu tiên) đã được trao cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả.
Công nghệ sử dụng mRNA đã được sửa đổi, bao bọc trong các hạt nano lipid giúp ngăn hệ thống miễn dịch phản ứng với mRNA khi được đưa vào cơ thể và không gây ra các phản ứng cytokine, không gây độc tính hoặc tác dụng phụ.Dựa trên khám phá của Kariko và Weissman cùng với việc tạo ra hạt nano lipid của Cullis, các công ty dược phẩm như Pfizer-BioNTech, Moderna đã sản xuất được các loại vaccine phòng chống COVID-19 hữu hiệu trong thời gian kỷ lục. Không chỉ tạo ra vũ khí ngăn chặn nguy cơ lây lan và tử vong do đại dịch trên phạm vi toàn cầu, công nghệ mRNA còn có tiềm năng tạo các loại vaccine ngăn ngừa HIV, ung thư, miễn dịch và các bệnh di truyền… có thể bảo vệ sức khỏe cho hàng tỷ người trên thế giới trong tương lai.
Cùng với Giải thưởng Chính là 3 giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 ngàn USD dành cho các nhà khoa học nghiên cứu trong các lĩnh vực mới; nhà khoa học nữ và nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.
Đầu tiên, hạng mục Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới” được trao cho Giáo sư Omar Yaghi (Mỹ) với công trình tiên phong khám phá ra vật liệu khung cơ-kim (MOFs).
Giải Đặc biệt thứ 2 dành cho “Nhà khoa học nữ” đã được trao cho Giáo sư Zhenan Bao (Mỹ) với công trình nghiên cứu các vật liệu điện tử hữu cơ có đặc tính của da người.
Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển” thuộc về vợ chồng hai nhà khoa học đến từ Nam Phi, Giáo sư Salim Abdool Karim và Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, với công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS.
Lễ trao Giải thưởng VinFuture là hoạt động chính trong Tuần lễ Khoa học VinFuture, diễn ra từ ngày 18 đến 21/1, tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, quy tụ các nhà khoa học kiệt xuất thế giới đến Việt Nam để cùng chung tay thúc đẩy sứ mệnh phụng sự nhân loại một cách thiết thực và hiệu quả.
Ngay sau khi kết thúc sự kiện, mùa giải VinFuture năm thứ hai chính thức được khởi động. Quỹ VinFuture sẽ mở cổng tiếp nhận đề cử từ ngày 15/2/2022 cho đến ngày 3/6/2022.
Phan Đức Ngữ
(Tổng hợp, biên tập, nguồn Internet)