CÁC GIẢI THƯỞNG KHCN
Giải thưởng KHCN ở nước ta có hàng chục loại, bao gồm Giải cấp Quốc gia, cấp Bộ ngành, cấp Tỉnh, cấp Viện, Trường đại học, Hiệp hội, Tập đoàn kinh tế... Có Giải thưởng vừa vinh danh, vừa có thưởng bằng tiền, có Giải thưởng chủ yếu là vinh danh, góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu của tổ chức và cá nhân, có giải độc lập, thưởng trực tiếp, có giải thưởngcủa hội thi, cuộc thi...Dưới đây là những Giải thưởng có uy tín nhất.
I. GIẢI THƯỞNG CẤP TOÀN QUỐC
1. Giải thưởng Hồ chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN
Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về KHCN là giải thưởng lớn nhất ở tầm quốc gia, được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước quy định tại Pháp lệnh số 16/LCT/HDNN7 năm 1985, tại Điều 66, Điều 67 của Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11, tại Nghị định 78/2014, Nghị định 60/2019 sửa đổi bổ sung Nghị định 78.
Giải thưởng trao tặng cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật đã được công bố hoặc sử dụng tại Việt Nam. Gồm công trình hoặc cụm công trình về: (1) Công trình nghiên cứu khoa học làkết quảcủa hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. (2) Công trình nghiên cứu phát triển công nghệ là công trình tạo ra công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới, vật liệu mới, giống mới, sản phẩm mới; (3) Công trình ứng dụng công nghệ là công trình ứng dụng thành công công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới. Cả hai giải thưởng đều không phân hạngA, B, C hay Nhất, Nhì, Ba như phần nhiều các giải khác,đềuđịnh kỳ 5 năm, traovào dịp Quốc khánh 2/9.Chỉ khác là về mức Giải, Giải thưởng HCM 230 lần mức lương cơ sở và Giải thưởng Nhà nước 170 lần mức lương cơ sở.
Giải thưởng HCMđến nay đã trao 5 đợt và Giải thưởng Nhà nước trao 4 đợt.Cụ thể: - Giải thưởng Hồ Chí Minh trao cho 87 công trình, 33 công trình đợt 1996, 21 công trình đợt 2000,12 công trình đợt 2005,12 công trình đợt 2012 và 09 công trình đợt 2017. - Giải thưởng Nhà nước trao cho 141 công trình, 71 công trình đợt 2000,42 công trình đợt 2005,21 công trình đợt 2012 và 07 công trình đợt 2017. Số côngtrình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minhvà Giải thưởng Nhà nước đều có xu hướng giảmnhanh. |
2. Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam.
Đây là Giải thưởng toàn quốc, có uy tín hàng đầu trong các giải thưởng cấp bộ ngành, thực hiện theo Nghị định 78/2014 của Chính phủ, được Thủ tướngđồng ý cho tổ chức hàng năm. Tất cả các các tác giả ở các ngành các cấp, các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp( củangười việt Nam và người nước ngoài) có công trình áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam trong vòng 5 năm đến thời điểm tổ chức giải đều được tham gia.
Giải thưởng được xét và trao cho các công trình thuộc 6 lĩnh vực:
(1) Công nghệ thông tin, Điện tử và Viễn thông; (2). Cơ khí và tự động hóa; (3). Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; (4). Công nghệ vật liệu (5). Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (6). Công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
Giải thưởng do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đồng chủ trì. Cơ quan thường trực là Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC)Các cơ quan phối hợp gồm có: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Giao thông - Vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Quốc phòng; Đài truyền hình Việt Nam; Các bộ, ngành và các tổ chức khác.
. Giải thưởng tối đa cho mỗi lĩnh vực:
- 1 giải nhất, mỗi giải được tặng Bằng khen của Ban tổ chức giải thưởng, biểu trưng vàng sáng tạo và tiền thưởng theo quy định;
- 2 giải nhì, mỗi giải được tặng Bằng khen của Ban tổ chức giải thưởng, biểu trưng vàng sáng tạo và tiền thưởng theo quy định;
- 3 giải ba, mỗi giải được tặng Bằng khen của Ban tổ chức giải thưởng, biểu trưng vàng sáng tạo và tiền thưởng theo quy định;
- 4 giải khuyến khích mỗi giải được tặng Bằng khen của Ban tổ chức giải thưởng và tiền thưởng theo quy định;
Các phần thưởng khác:
- 01 công trình xuất sắc và 01 nhà sáng tạo nữ xuất sắc được Ban tổ chức xét và đề nghị Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tặng Huy chương và Giấy chứng nhận của Tổng giám đốc WIPO.
- Các chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm của các công trình đoạt giải cao, có khả năng áp dụng rộng rãi, có hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, có sức lan tỏa lớn sẽ được Ban tổ chức đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động và Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.
- Các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tuyên truyền, vận động, phổ biến giải thưởng sẽ được Ban tổ chức xem xét tặng phần thưởng và bằng khen của Ban tổ chức giải thưởng.
- Các chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm của công trình đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được Ban tổ chức đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xét tặng Bằng Lao động Sáng tạo;
- Các tác giả trẻ (chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm và cộng sự) là đoàn viên, thanh niên có các công trình đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được Ban tổ chức giải thưởng đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét tặng huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo hoặc bằng khen.
(Giái trị bằng tiền của Giải Nhất trước năm 2018 là 50 triệu đồng, từ năm 2018 trở đi đã được Thông tư 27/2018 của Bộ Tài Chính điều chỉnh lên 80 triệu đồng, các giải khác cũng được điều chỉnh lên tương ứng:Giải nhì: 60 triệu đồng/giải; Giải ba: 40 triệu đồng/giải.; Giải khuyến khích: 20 triệu đồng/giải).
Trong 24 năm tổ chức giải( 1995- 2019), đã có gần 3 ngàn công trình tham gia, trên 800 công trình đạt giải. Có 20 công trình xuất sắcnhất đã được Tổ chức Sở hữu thế giới( WIPO) tặng giải.
3. Giải thưởng tạ Quang Bửu.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, gồm 7 chuyên ngành:Toán học, Khoa học máy tính và thông tin; Vật lý; Hóa học; Khoa học trái đất và môi trường; Sinh học và Khoa học tự nhiên khác.
Hội đồng Giải thưởng gồm các nhà khoa học có uy tín quốc tế như: GS.TS. Pierre Darriulat, GS.TS. Ngô Bảo Châu, GS.TS. Trịnh Xuân Thuận, GS.TS. Vũ Hà Văn, PGS.TS. Đoàn An Hải, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên, GS.TS. Đàm Thanh Sơn).
Cơ cấu Giải thưởng Tạ Quang Bửu bao gồm: từ 1 đến 3 giải thưởng chính và 1 giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. ( Giải không phân loại A, B, C hoặc Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích).
Mỗi giải thưởng sẽ gồm: Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; tiền thưởng tối thiểu 200 triệu đồng đối với giải thưởng chính, tối thiểu 100 triệu đồng đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam và tối thiểu 50 triệu đồng đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ.
Chủ trì giải là Bộ KHCN, cơ quan thường trực giải là Quỹ phát triển KHCN quốc gia. Qua 6 lần tổ chức( 2013-2019), Giải thưởng đã được trao cho 17 nhà khoa học ở cáctrường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản,với 14 Giải thưởng chính và 03 Giải thưởng trẻ.
4. Giải thưởng Trần Đại Nghĩa
Giải thưởng Trần Đại Nghĩalà giải thưởng củaViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trao cho các nhà khoa học người Việt Nam và nước ngoài đã hoàn thành hoặc đang chủ trì các công trình nghiên cứu xuất sắc thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc được cấp bằng phát minh, bằng độc quyền sáng chế trong và ngoài nước; đã tổ chức triển khai ứng dụng các công trình đó ởViệt Nam; đã có đóng góp hoặc có triển vọng đóng góp đem lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cho đất nước. Giá trị mỗiGiải thưởnglà 200 triệu đồng, trong đó, ngoài phần định mức theo ngân sách nhà nước, phần còn lại là sự đóng góp của các doanh nghiệp đã, đang và sẽđượcthụ hưởng các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm. Ngoài ra, tác giả nhậnGiảisẽđượctrao Bằng Chứng nhận, Cúp và Huy chươngTrần Đại Nghĩa.
Giải trao lần đầu tiên vào năm 2016. Đến nay đã trao cho 10 công trình suất săcnhất của 17 tác giả và nhóm tác giả.
5. Hội thi sáng tạo kỹ thuật
Hội thi được tổ chức theo Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Mục đích là nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các lĩnh vực dự thi gồm: (1). Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; (2) Cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải;(3). Vật liệu, hoá chất, năng lượng; (4). Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; (5). Y -Dược; (6) Giáo dục và Đào tạo.
Mọi cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cá nhân người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, có các giải pháp kỹ thuật là kết qủa của hoạt động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội được tạo ra và áp dụng tại Việt Nam trong vòng 5 năm tính đến ngày tổ chức hội thi.
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được tổ chức định kỳ 2 năm một lần trên phạm vi toàn quốc và tại các bộ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.( Hội thi được tổ chức thành hai cấp, cấptoàn quốc và cấp bộ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Hội thi cấp toàn quốc, do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cơ quan thường trực là Quỹ Vifotex.
Hội thi cấp bộ do Bộ quyết định tổ chức. Hội thi cấp tỉnh do UBND tỉnh quyết định tổ chức, cơ quan Thường trực là Liên hiệp các hội KH&KT, hoặc Sở KHCN( ở những nơi Liên hiệp hội chưachủ trì)
Hội thi cấp toàn quốc tối đa có 90 giải, cấp tỉnh có 15-30 giải( tùy tỉnh)
Giải |
Số lượng giải( tối đa) |
Giá trị giải( Triệu đồng) |
|
Cấp toàn quốc |
Cấp tỉnh |
Cấp toàn quốc |
Cấp tỉnh |
Giải Nhất |
6 |
1-6 |
50 |
20-40 |
Giải Nhì |
12 |
2-12 |
40 |
15-25 |
Giải Ba |
24 |
5-18 |
30 |
10-15 |
Giải KK |
48 |
8- 24 |
10 |
4-6 |
Tổng số |
90 |
16- 60 |
|
|
- Cấp toàn quốc: Giải Nhất, Nhì, Ba được tặng 01 biểu trưng vàng; Tác giả và đống tác giả, cộng sự có mức đóng góp bằng chính lao động sáng tạo của mình từ 20% trở lên được Ban Tổ chức Hội thi xét tặng bằng khen; Tác giả là chủ nhiệm đoạt giải ba trở lên được xét tặng Bằng Lao động Sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tác giả đoạt giải Ba trở lên là đoàn viên thanh niên thì được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xét tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo hoặc Bằng khen.
Ban Tổ chức Hội thi cũng tặng bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi, cho cá nhân và đơn vị tích cực tham dự và có nhiều giải pháp dự thi đem lại hiệu quả cao. Các tác giả đoạt giải cao và các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, phổ biến Hội thi sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
- Cấp tỉnh: Ngoài các Giải thưởng, các tác giả được BTC cấp giấy chứng nhận tham gia Hội thi; Tác giả đạtgiải cao được BTCđề nghị UBND tỉnh, các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh tặng Bằng khen, Giấy khen; được đề nghị tặng Bằng lao động sáng tạo hoặc sáng kiến cấp tỉnh, tặng quà của các nhà tài trợ.; được lựa chọn đi dự hội thi toàn quốc. Các đơn vịvà cá nhân có thành tích tuyên tuyền, hướng dẫncho Hội thi được BTC Khen thưởng.
Hội thi toàn quốc tổ chức lần đầu vào năm 2006-2007, đến nay đã tổ chức 15 kỳ. Bình thường, Lễ tổng kết và trao giải vào tháng 4 của kỳ Hội thi. Riêng kỳ thứ 15( 2018-2019) vì dịch bệnh Covid-19, sẽ được lùi lại, tổng kết, tra giải vào tháng 7/2020; Đồng thời sẽ phát động kỳ thứ 16( 2020-2021). Mỗi kỳcó 600-900 giải pháp dự thi, 70-90 giải pháp vào chung kết và đạt giải.
Cấp tỉnh, đến nay Tỉnh Sớm nhất cũng đã tổ chức 13-15 kỳ. Tỉnh muộn mới tô chức 1-5 kỳ. Bình quân mối kỳ, tỉnh ít có 50-70 giải pháp dự thi, tỉnh nhiều có 150-200 giải pháp; 40-55 tỉnh có giải pháp dự thi toàn quốc, 30-45 tỉnh đạt giải; cá biệt còn một số ít tỉnh chưa tổ chức được Hội thi. Những tỉnh đã tổ chức hội thi, phần lớn là do Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh chủ trì và thường trực, một số tỉnh do Sở KH&CN chủ trì.
6. Giải thưởng Sao Khuê lĩnh vực phầm mềm CNTT
Theo quan niệm truyền thống củangười Việt Nam,sao Khuêlà biểu tượng của sựthông minh,trí tuệvàhọc vấn.Giải thưởng Sao KhuêđượcHiệp hội phần mềm VINASAtổ chức từ năm 2003 với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển ngànhcông nghiệp phần mềmvàcông nghệ thông tinViệt Nam. Ngay từ đầu, Giải thưởng Sao Khuê đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như của dư luận xã hội và được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Từ năm 2005, để tăng cường hỗ trợ, định hướng cho ngành phần mềm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, thiết thực phục vụ cho nhu cầu trong nước vàxuất khẩu, phạm vi đối tượng giải thưởng được mở rộng tới các sản phẩm và dịch vụ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Từ năm 2008, nhằm động viên sự liên kết, hợp tác hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, giải thưởng Đối tác vàng được bổ sung trong danh mục đối tượng được nhận giải. Giải thưởng được bình chọn hàng năm, chủ yếu là trao danh hiệu vinh dự, để tôn vinh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm, Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Đến nay, qua 6 lần trao giải, Giải thưởng đã được trao cho 5 cá nhân, 28 đơn vị, có đóng góp xuất sắc xây dựng ngành công nghiệp phần mềm, đồng thời đã trao cho 45 doanh nghiệp, 99 sản phẩm, dịch vụ phần mềm tiêu biểu. Các giải thưởng cá nhân đã được trao cho GS.Đặng Hữu, Trưởng ban chỉ đạo CNTT Trung ương Đảng (2003), GS.TS.Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dânthành phố Hồ Chí Minh(2005) Thiếu tướngNguyễn Đình Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Khoa học Viễn thông – Bộ Công an (2006), TS.Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (2007), GS.TSKH.Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông, Chủ tịch Hội đồng chính sách KHCN quốc gia, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về CNTT (2009). Năm 2019, Giải thưởng Sao Khuê được 94 sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin xuất sắc, trong đóTop 10xuất sắc nhấtgồm:
1.Phần mềm BRAVO 8 (ERP-VN) của Công ty cổ phần Phần mềm BRAVO.
2. Giải pháp quản lý khách sạn vừa và nhỏ trên nền tảng điện toán đám mây ezCloudHotel của Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn Cầu.
3. Dịch vụ Đào tạo công nghệ thông tin của Đại học FPT (Tổ chức Giáo dục FPT).
4. Ứng dụng nhận diện chữ viết SmartOCR của Công ty cổ phần GMO-Z.com RUNSYSTEM.
5. Sản phẩm TelePro của Công ty cổ phần Intercomms Việt Nam.
6. Bộ giải pháp Olympus - Hệ sinh thái thanh toán, Ví điện tử và Ngân hàng số của Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Liên Việt.
7. Phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA SME.NET của Công ty cổ phần MISA.
8. Giải pháp truyền thông ứng dụng Bigdata của Trung tâm Dịch vụ Đa phương tiện và Giá trị gia tăng MobiFone - Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.
9. Hệ thống trực canh phát tin cảnh báo thiên tai của Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel.
10. Bộ giải pháp VNPAY-QR, QR MMS của Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam.
7. Cuộc thi sáng chế.
Do Bộ KHCN chủ trì, Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan thường trực.
Các lĩnh vực dự thi gồm có:cơ khí chế tạo, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, v.v.
Cuộc thi nhằm góp phần khuyến khích các hoạt động sáng chế, sáng tạo nhằm tạo ra các công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới có tính ứng dụng rộng rãi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí, đáp ứng các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và 07 Giải Khuyến khích.. Giải nhất 80 triệu đồng. Nhì 50. Ba 30. KK 15 triệu đồng..
Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014 cho khu vực phía nam. Năm 2013 có 146 giải pháp dự thi. Năm 2014 có 173 giải pháp kỹ thuật dự thi.
Năm 2018, mở rộng cả nước có 200 giải pháp dự thi., có 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và 07 Giải Khuyến khích. Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ trao giải.
Cuộc thi sáng chế năm 2019 được tổng kết và trao giải năm 2020.
8. Giải thưởng Kovalevskaia.
Là giải thưởng thường niên dành tặng cho những tập thể, cá nhân nữ khoa học gia xuất sắc, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân là các nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực - kinh tế, xã hội và văn hóa.
Lễ trao Giải thưởng này doHội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namthực hiện. BàNguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2016. Hiện nay GS. TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam Tính đến năm 2018, tại Việt Nam, đã có 17 tập thể và 48 cá nhân được trao giải. Bà Trần Vân Khánh (sinh năm 1973) là nhà khoa học trẻ nhất được nhận giải trong lịch sử giải thưởng Kovalevskaia tại Việt Nam.
Giải năm 2019 sẽ trao vào tháng 5/2020. Giảicá nhân sẽ được trao cho PGS,TSTrần Thu Hà( 1971), Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, ĐH Lâmnghiệp; Giải tập thể giành cho nhóm nữ các nhà khoa học Phòng thí nghiệm Cúm, KhoaVirus, VIện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế.
9. Giải thưởng KHCN thanh niên quả cầu vàng.
- Cơ quan chủ trì: Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng là phần thưởng cao quý do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức hàng năm từ năm 2003
- Nhà tài trợ Giải. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát - Nhãn hàng Dr. Thanh và Công ty TNHH Thương mại Việt Hân
- Mục đích: nhằm tôn vinhcác tài năng trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác tronglĩnh vực khoa học và công nghệ (KHCN); tạo động lực và thúc đẩy phong trào thi đua, học tập, nghiên cứu khoa học và áp dụng các thành tựu KHCN tiên tiến vào sản xuất và đời sống; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, giữ vững quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà quản lý, các lực lượng xã hội đối với công tác đào tạo, phát huy và trọng dụng tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, góp phần bồi dưỡng đội ngũ nhân tài cho đất nước
-Đối tượng trao giải: Giải thưởng xét trao cho các cá nhân là thanh niên Việt Nam có độ tuổi không quá 35 (tính đến ngày 31/12 của năm xét trao giải) đang học tập, công tác ở trong hoặc ngoài nước
- Lĩnh vực trao giải. Các lĩnh vực trao giải gồm: Công nghệ thông tin và Truyền thông (2003-nay); Công nghệ Y dược, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Môi trường (2011-nay) và Công nghệ Vật liệu mới (2016-nay)
- Cơ chế xét tặng giải thưởng. Đoàn viên thanh niên bình chọn trực tuyến đề cử 20 ứng viên( theo số phiếu cao nhất). Hội đồng bỏ phiếu lựa chọn 10 giải( tối đa)
- Giải thưởng
Giải thưởng được trao cho 5 lĩnh vực; hàng năm, căn cứ vào số lượng và chất lượng các hồ sơ đề cử, Hội đồng bình chọn sẽ đề xuất cụ thể số lượng giải cho từng lĩnh vực trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định, nhưng tối đa không quá 10 giải thưởng. Mỗi cá nhân chỉ được nhận giải thưởng duy nhất một lần.
Mỗi cá nhân đạt giải thưởng sẽ được nhận: (1).Cúp biểu trưng giải thưởng; (2); Bằng chứng nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; (3) Phần thưởng bằng tiền mặt 20 triệu đồng; (4). Huy hiệu “Tuổi trẻ Sáng tạo” của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; (5)Các phần thưởng khác của đơn vị tài trợ, bảo trợ (nếu có);
.Đồng thời, được ghi danh và lưu hồ sơ cá nhân trong Hệ thống cơ sở dữ liệu Tài năng trẻ Việt Nam, được giới thiệu tham gia các sự kiện, diễn đàn tài năng trẻ hoặc một số hoạt động trong nước và quốc tế do Trung ương Đoàn và các bộ, ngành tổ chức.
- Được Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, tổ chức Đoàn các cấp, các bộ, ban, ngành liên quan giúp đỡ, tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu và công tác.
- Đã trao: Sau 15 năm tổ chức, bình quân mỗi năm có trên dưới 60 hồ sơ tham gia giải. Có 300 ứng viên được bình chọn đề cử. Có 149 cá nhân được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng.
Giải thưởng năm 2019 trước dự kiến tháng 2/2020, nay do Dịch bệnh Covid-19nên lùi lại.. Giải sẽ được trao cho 10 gương mặt xuất sắc:
1. TS. Đinh Ngọc Thạnh(Năm sinh: 1987), Giáo sư tập sự, Trường Đại Học Soongsil, Hàn Quốc
2. TS. Hoàng Văn Xiêm(Năm sinh: 1986), Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
3. TS. Võ Văn Giàu(Năm sinh: 1986), Trợ lý giáo sư, Trường Đại học Gachon, Hàn Quốc
4. TS. Trần Ngọc Tuấn(Năm sinh: 1984), NCS Sau tiến sĩ tại Trường Đại học Shantou, Trung Quốc
5. TS. Trần Phương Thảo(Năm sinh: 1985), Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội
6. TS. Trần Nguyễn Hải(Năm sinh: 1985), Nghiên cứu viên Trường Đại học Duy Tân
7. TS. Đào Nguyên Khôi(Năm sinh: 1985), Phó Trưởng khoa Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
8. TS. Lê Ngọc Liễu(Năm sinh: 1984), Giảng viên Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
9. TS. Nguyễn Thúy Chinh(Sinh năm: 1987), Nghiên cứu viên chính Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
10. TS. Lê Văn Lịch(Năm sinh: 1988), Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
10. Giải thưởng Nhân tài đất Việt.
Đây là giải thưởng thường niên vinh danh những nhân tài của đất nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, y dược, môi trường và tự học thành tài.
Giải thường niên được tổ chức bởi Tập đoàn bưu chính viễn thông phối hợp với Bộ Khoa Học Công nghệ, Hội khuyến học Việt Nam, Báo Dân trí, Đài Truyền hình Việt Nam.
Hàng năm, mỗi lĩnh vực dự thi được trao 01 Giải Nhất trí giá 200 triệu đồng, 01 giải Nhì 100 triệu đồng, 01 giải ba 50 triệu đồng. Riêng lĩnh vực tự học thành tài trao 02 giải, mỗi giải 50 triệu đồng. Ngoài ra các công trình , tác giả được các nhà tài trợtặng phần thường, được các nhà đầu tư xem xét tài trợ đầu tư
Giải thưởng được tổ chức lần đầu năm 2005, đến nay đã được 15 năm, đã trao giải thưởng và tôn vình trên 200 tác giả và nhóm tác giả. Giải thưởng có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn.
11. Cuộc thi sáng tạo TTNNĐ.
Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tổ chức hàng năm ở hai cấp: Cấp tỉnh và cấp toàn quốc. Mục đích là nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Tổ chức |
Cấp toàn quốc |
Cấp tỉnh |
Ghi chú |
Cơ quan tổ chức |
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ViệtNam, Bộ Khoa học và Công nghệ; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. |
Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh chủ trì và thường trực |
Có một số tỉnh do sở KHCN, hoặc Tỉnh đoàn hoặc do sở GDDT chủ trì. |
Cơ quan phối hợp |
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Đài Truyền hình ViệtNam. |
Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn TNCS HCM và các ngành hữu quan |
|
Đơn vị thường trực |
Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) và Hội đồng Đội Trung ương. |
|
|
Đối tượng dự thi làcác em thanh, thiếu niên, nhi đồng từ 6 đến 19 tuổi( tính đến ngày dự thi)
Các lĩnh vực dự thi. Các mô hình, sản phẩm dự thi thuộc 5 lĩnh vực:(1). Đồ dùng dành cho học tập; (2) Phần mềm tin học; (3). Sản phẩm thân thiện với môi trường; (4). Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em.; (5). Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Giải thưởng:
Giải thưởng |
Cấp toàn quốc |
Cấp tỉnh, thành phố |
Ghi chú |
Số lượng |
Trị giá( đồng) |
Số lượng |
Trị giá(đồng) |
Giải đặc biệt |
1 |
20.000.000 |
0-1 |
12-16 |
Số lượng và mức giải tùy từng tỉnh vận dụng thông tư 27/2018 của Bộ Tài Chính. |
Giải Nhất |
5 |
15.000.000 |
5 |
10-12 |
Giải Nhì |
10 |
10.000.000 |
5-10 |
7-9 |
Giải Ba |
30 |
8.000.000 |
10-15 |
5-6 |
Giải KK |
60 |
5.000.000 |
15-30 |
2-4 |
-Cấp toàn quốc: Các giải thưởng bao gồm tiền thưởng, Bằng khen và Huy chương vàng, bạc, đồng cho các tác giả đoạt giải đặc biệt, nhất, nhì, ba; tiền thưởng và Bằng khen cho tác giả đoạt giải khuyến khích; các tác giả đoạt giải đặc biệt, giải nhất sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen và được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo; Các tác giả đoạt giải nhì, giải ba sẽ được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng bằng khen. Ngoài ra, các đề tài đoạt giải cao được đề nghị Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xét trao giải thưởng (Giải WIPO) và được chọn đi dự Triển lãm quốc tế các nhà sáng tạo trẻ. Ngoài các giải thưởng nêu trên, các đơn vị, tổ chức khác có thể trao một số giải phụ (nếu có).
Ban Chỉ đạo Cuộc thi sẽ tặng bằng khen và phần thưởng cho các đơn vị và bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Cuộc thi
- Cấp tỉnh. Các giải thưởng bao gồm: tiền thưởng theo quy định và Giấy Chứng nhận đoạt giải của Ban Tổ chức cho các tác giả đoạt giải; Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các tác giả đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.
Các sản phẩm đạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ được Ban Tổ chức lựa chọn tham dự Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 15 (2018 – 2019).
Ban Tổ chức sẽ tặng Giấy khen và tiền thưởng cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Cuộc thi.
11. Giải thưởng KHCN cấp Bộ và tổ chức khác.
11.1. Ngành Giáo dục đào tạo có ba giải thưởng:
Giải thương học sinh nghiên cứu Khoa học, Kỹ thuật ( Thực hiện theo Thông tư 38/2012 của Bộ GDĐT);
Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học( Thực hiện theo Thông tư 18/2016)
Giải thưởng Giảng viên trẻ nghiên cứu KHCN.( Thực hiện theo Thông tư 11/2017).
Xin giới thiệu Giải thưởng học sinh nghiên cứu khoa học. Giải thưởng được tổ chức thông qua Cuộc thi Khoa học vàKỹ thuật giành cho học sinh phổ thông( THCS và THPT). Giải thường thường niên được tổ chức ở hai cấp tỉnh và toàn quốc. Cấp tỉnh do Sở GDĐT tổ chức. Cấp quốc gia do Bộ GDĐT. Cuộc thi được tiến hành theo quy định của Thông tư của Bộ( Thông tư 38/2012)
Đối tượng dự thi là HS THCS và THPT.
Các lĩnh vực dự thi:
TT |
Nhóm lĩnh vực |
Các lĩnh vực cụ thể |
1 |
Khoa học động vật |
Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Chăn nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý học; Phân loại học; Lĩnh vực khác |
2 |
Khoa học xã hội và hành vi |
Tâm lý học Phát triển và lâm sàng; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học; Xã hội học; lĩnh vực khác |
3 |
Hoá sinh |
Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác |
4 |
Sinh học tế bào và Phân tử |
Sinh học tế bào; Di truyền tế bào và phân tử; Hệ miễn dịch; Sinh học phân tử; Lĩnh vực khác |
5 |
Hoá học |
Hoá học phân tích; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ; Hoá học vật chất; Hoá học tổng hợp; Lĩnh vực khác |
6 |
Khoa học máy tính |
Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Khoa học điện toán, Đồ hoạ máy tính; Lập trình phần mềm, Ngôn ngữ lập trình; Hệ thống máy tính, Hệ điều hành; Lĩnh vực khác |
7 |
Khoa học Trái đất và hành tinh |
Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học, Khoáng vật học; Cổ sinh vật học; Địa vật lý; Khoa học hành tinh; Kiến tạo địa chất; Lĩnh vực khác |
8 |
Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ sinh học |
Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hoá chất; Cơ khí công nghiệp, chế xuất;Cơ khí vật liệu;Lĩnh vực khác |
9 |
Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí |
Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác |
10 |
Năng lượng và vận tải |
Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học; Năng lượng thay thế; Năng lượng hoá thạch; Phát triển phương tiện; Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác |
11 |
Khoa học môi trường |
Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễm đất và chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chất lượng nước; Lĩnh vực khác |
12 |
Quản lý môi trường |
Khôi phục sinh thái; quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môi trường; Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Tái chế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác |
13 |
Toán học |
Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Thống kê; Lĩnh vực khác |
14 |
Y khoa và khoa học sức khoẻ |
Chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học Phân tử; Sinh lý học và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác |
15 |
Vi trùng học |
Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vực khác |
16 |
Vật lý và thiên văn học |
Thiên văn học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý sinh học; Thiết bị đo đạc và điện tử; Từ học và điện từ học; Vật lý hạt nhân và Phần tử; Quang học, Laze, Maze; Vật lý lý thuyết, Thiên văn học lý thuyết hoặc Điện toán; Lĩnh vực khác |
17 |
Khoa học thực vật |
Nông nghiệp và nông học; Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Quang hợp; Sinh lý học thực vật (Phân tử, Tế bào, Sinh vật); Phân loại thực vật, Tiến hoá; Lĩnh vực khác |
Hồ sơ dự thi gọi là dự án hay đề tài. Mỗi dự án hay đề tài có giáo viên hướng dẫn và học sinh hay nhóm học sinh thực hiện.
Giải thưởng
Giải lĩnh vực gồm có: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích;
Giải toàn Cuộc thi gồm có: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích; có thể lựa chọn trong số các dự án đoạt giải nhất toàn Cuộc thi để trao 01 giải xuất sắc;
Các dự án đoạt giải cao nhất toàn Cuộc thi cấp tỉnh được chọn đi dự thi toàn quốc. Các dự án đạt giải cao toàn quốc được chọn cử tham dự các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.
Mỗi học sinh đoạt giải (tập thể hoặc cá nhân) trong Cuộc thi đều được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng.
Giải thưởng bằng tiền không lớn ( thấp hơn nhiềugiải Cuộc thi sáng tạo TTNNĐ do Liên hiệp các hội KH&KT chủ trì.Bù lại, học sinh đoạt giải trong Cuộc thi được hưởng một số quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác. Như được cộng điểm khuyến khích vào kết quả thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học; Học sinh cuối cấp THPT đạt giải từ giải ba trở lên được tuyển thẳngvào đại học.
12.2 Giải thưởng KHCN của các Bộ và tổ chức khác
Một số Bộ cũng có giải thưởng KHCN. Ví dụ, Bộ TN&MT có quy chế Giải thưởng ( Xem quyết định 2086/2018/QĐ-BTNMT). Cấp Viện, Trường đại học, Hiệp hội, Tập đoàn kinh tế cũng có giải thưởng KHCN hoặc liên quan đến KHCN. (Vì dung lượng quá lớn, bài này không giới thiệu các giảithưởng cấp ngành và cấpđơn vị)
Phan Đức(tổng hợp, biên tập, giới thiệu).
(Nguồn internet)