KỶ NIỆM 95 NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1925-2020)
NHỮNG TỜ BÁO GÓP CÔNG CHO CÁCH MẠNG
Nguyễn Tấn Tuấn
Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã• sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân ngày Báo chí Việt Nam 21-6, chúng ta thử nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Báo "Thanh niên".
Ra đời khi Cách mạng nước ta còn khó khăn, "Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội" mới bắt đầu hoạt động được vài tháng, tuy vậy tổ chức nầy đã• nhanh chóng xây dựng được tờ báo làm vũ khí tuyên truyền các mục đích tôn chỉ của tổ chức Hội, đồng thời chuyển tới những vấn đề thuộc đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam. Báo "Thanh Niên" ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925, viết bằng chữ Quốc ngữ. Tờ báo chỉ xuất bản mỗi tuần một số và kéo dài gần 2 năm, đến tháng 4/1927 tờ Thanh Niên đã• ấn hành tổng cộng 88 số. Ấn Phẩm "Thanh Niên" do Bác Hồ làm chủ bút có khá nhiều chuyên mục như xã luận, bình luận, hỏi đáp, thơ ca, phê bình, trả lời bạn đọc, tin tức thời sự trong nước và trên thế giới ...Tờ báo cũng chỉ cho mọi người dân Việt Nam nhận rõ bản chất của cách mạng là giải phóng dân tộc; kẻ thù chủ yếu của cách mạng là đế quốc thực dân và bọn vua quan phong kiến tay sai; lực lượng cách mạng chính là nhân dân Việt Nam. Báo Thanh Niên đăng nhiều bài viết về tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho lực lượng kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài. Nhiều bài viết của Thanh Niên đã• đặt nền tảng lý luận cho việc thành lập một chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam sau này. Có thể nói rằng, "Thanh Niên" chính là ấn phẩm tiền thân của báo Đảng ngày nay.
Báo "Tranh đấu".
Sau "Thanh Niên", một ấn phẩm báo chí cách mạng khác tiếp tục ra đời với tiêu đề "Tranh Đấu". Đây là tờ báo của Trung ương Đảng ra đời ngày 15/8/1930 sau khi Đảng CSVN được khai sinh hn 7 tháng. Ngày 15/8/1930, báo "Tranh Đấu" ra mắt bạn đọc. Tờ báo do đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư của Đảng phụ trách Tổng biên tập. Tiêu chí của báo khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Thời kỳ đầu những năm 1930, ở các vùng đô thị Việt Nam xu hướng "Tân học" đang phát triển mạnh. Ngược lại, ở vùng nông thôn thì chữ Hán và chữ Nôm vẫn tồn tại khá phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, Trung ương Đảng đã• cho xuất bản thêm 1 tờ báo "Tranh Đấu" in bằng chữ Nôm, nhằm truyền bá quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đến tận các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh ...
Báo "Dân chúng".
Tờ báo "Dân Chúng" được coi là cơ quan ngôn luận chính thức của Trung ương Đảng CSVN. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ trực tiếp làm Tổng biên tập. Số báo ra đầu tiên vào ngày 22/7/1938 tại Sài Gòn. Là tờ báo tiếng Việt đầu tiên được xuất bản công khai. Thời kỳ này cao trào cách mạng của quần chúng lên cao, quyền tự do báo chí được ủng hộ mạnh mẽ ở Nam kỳ, nên vào ngày 30/8/1938, chính quyền thực dân đành phi thừa nhận "Dân Chúng" là tờ báo hợp pháp. Số lượng xuất bản của tờ "Dân Chúng" không cố định, số đầu tiên in được 1.000 bản, số thứ hai tăng lên 2.000 bản và các số báo tiếp tục tăng số lượng xuất bản tùy theo tình hình thực tế. Bình quân mỗi kỳ xuất bản trong giai đoạn nầy khoảng 8.000 tờ. Cá biệt có số tăng lên đến 10.000 tờ như số báo ra ngày 03/01/1939 và số báo ngày 07/01/1939 đã• tăng lượng phát hành nhằm kỷ niệm lần thứ chín, ngày thành lập Đảng. Đặc biệt số báo Xuân năm 1939, tờ "Dân Chúng" đã• tăng lên đến con số kỷ lục 15.000 ấn phẩm. Hồi đó, Bác Hồ đang hoạt động bí mật ở nước ngoài nhưng vẫn thường xuyên nhận và đọc tờ"Dân Chúng" từ trong nước gởi ra. Báo "Dân Chúng" đã• ghi lại chiến công có ý nghĩa lịch sử, mở đường cho tự do báo chí. Tờ Dân Chúng rất có hiệu quả trong việc tuyên truyền, và đấu tranh cách mạng của nhân dân. Báo Dân Chúng phát hành rộng rãi khắp Đông Dương, được bạn đọc hết sức ủng hộ.
Báo “Cờ giải phóng”.
Trung ương Đảng CSVN chủ trương xuất bản tờ báo "Cờ Giải Phóng" và giao cho đồng chí Trường Chinh trực tiếp làm Tổng biên tập, ông cũng là cây bút chủ lực với những bài chính luận sắc bén đăng thường xuyên trên báo. Số ra mắt của "Cờ Giải Phóng" xuất bản vào ngày 10/10/1942. Đến tháng 8 năm 1945, Tòa soạn báo "Cờ Giải Phóng" chuyển về Hà Nội và được in Ty-pô trên nền giấy trắng. Tờ báo là một công cụ tuyên truyền, cổ động, giáo dục và tổ chức quần chúng chung quanh Mặt trận Việt Minh để giải phóng đất nước. Việc chuẩn bị khởi nghĩa tháng 8 được Trung ương đề ra từ giữa năm 1944, trong giai đoạn này "Cờ Giải Phóng" đã• đăng nhiều bài chỉ đạo hành động có sức động viên rất lớn đối với phong trào yêu nước. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, báo Cờ Giải Phóng số 16 ra ngày 12/9/1945 đã• trang trọng đăng toàn văn bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị mới, đến tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ta chuyển vào hoạt động bí mật, báo Cờ Giải Phóng ra đến số 33, ngày 18/11/1945 thì đình bản. Đến ngày 05/12/1945 báo Cờ Giải Phóng được thay thế bằng tờ "Sự Thật" với danh nghĩa là cơ quan tuyên truyền của Đảng CSVN.
Báo “Sự thật”.
Tờ báo "Sự Thật" được xuất bản thay tờ báo Cờ Giải Phóng. Báo phát hành số đầu tiên vào ngày 05/12/1945. Tờ báo được in khổ nhỏ, cỡ 23x37. Thời kỳ đầu báo ra một tuần 2 số, mỗi số 4 trang, có số 2 trang. Từ số báo 29, ra ngày 30/3/1946 được cải tiến tăng số trang lên 12 trang và phát hành hàng tuần. Từ đầu năm 1947, trung bình nửa tháng báo ra 1 số, khoảng từ 16 đến 20 trang. Ngoài những số báo thường, báo Sự Thật còn có những số đặc biệt dành cho ngày Tết và những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 8, ngày 2/9, ngày Quốc tế lao động 1/5 ... Báo in màu, có số đặc biệt 30 - 32 trang. Thời kỳ đầu báo in ở Hà Nội, sau đó chuyển lên in ở chiến khu Việt Bắc. Báo Sự Thật ra đời đã• đóng góp một phần vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vào tháng 3/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương xuất hiện với tên gọi mới: Đảng Lao động Việt Nam. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương ngừng hoạt động, báo Sự Thật cũng ngừng xuất bản, nhường chỗ cho Báo "NhânDân" hiện nay.